Mỗi dịp cuối năm Kaspersky thường dự báo các vấn đề bảo mật có thể nở rộ trong năm tiếp theo.

Năm nay, hãng bảo mật này cho rằng các xu hướng dưới đây có thể được khai thác mạnh trong năm tới.

Chuyên gia của hãng này cho rằng các hacker sẽ sử dụng các công cụ tấn công có chủ đích (APT) để khai thác nhiều lỗ hổng và thâm nhập thiết bị di động, thiết bị đeo thông minh (wearables) và thiết bị thông minh (smart devices), đồng thời sử dụng chúng để hình thành mạng lưới botnet, tinh chỉnh các phương thức tấn công chuỗi cung ứng và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cuộc tấn công lừa đảo có hiệu quả hơn. 

Các công cụ AI mới nổi dễ dàng soạn thảo những tin nhắn lừa đảo trực tuyến. Thậm chí có thể bắt chước các cá nhân cụ thể. Những kẻ tấn công có thể thu thập dữ liệu trực tuyến của ai đó và cung cấp dữ liệu đó cho mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) để tạo ra nội dung tin nhắn giống như người quen của nạn nhân.

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, số lượng các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ cũng có khả năng tăng mạnh trong năm tới. Những cuộc tấn công này có thể đánh cắp hoặc mã hóa dữ liệu, phá hủy cơ sở hạ tầng CNTT, hoạt động gián điệp lâu dài và phá hoại không gian mạng.

Một xu hướng đáng chú ý khác là chủ nghĩa hacktivism, vốn đã trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh xung đột địa chính trị. Căng thẳng địa chính trị cho thấy khả năng gia tăng hoạt động hacktivist, vừa mang tính phá hoại, vừa nhằm mục đích truyền bá thông tin sai lệch.

Hacker có thể tấn công vào các công ty nhỏ có mức độ bảo mật kém, để từ đó tấn công lan sang công ty lớn hơn nằm trong chuỗi cung ứng. Động cơ của các cuộc tấn công này có thể bao gồm từ lợi ích tài chính đến hoạt động gián điệp.

Các nhóm hack thuê đang gia tăng, cung cấp dịch vụ đánh cắp dữ liệu cho khách hàng, từ các nhà điều tra tư nhân đến các đối thủ kinh doanh. Xu hướng này dự kiến sẽ phát triển trong năm tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *