Báo cáo Kinh tế Bảo mật Công nghệ thông tin từ Kaspersky cho thấy cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ngày một phức tạp, nhu cầu cải thiện trình độ chuyên môn bảo mật, tình hình bất ổn về kinh tế hay địa chính trị là những yếu tố chính chi phối quyết định về ngân sách cho an ninh mạng tại các công ty. 

Để khám phá mức chi tiêu cho bảo mật và kế hoạch đầu tư từ phía doanh nghiệp, Kaspersky đã tiến hành 3.200 cuộc phỏng vấn tại các công ty có quy mô hơn 50 nhân sự ở 26 quốc gia. Trong đó, 834 đáp viên đến từ châu Á – Thái Bình Dương. 

Theo khảo sát, ngân sách cho an ninh mạng sẽ tăng lên trong 3 năm tới ở cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và các tập đoàn lớn nhằm giải quyết một loạt những vấn đề khác nhau. 

Năm 2022, ngân sách an ninh mạng trung bình tại tập đoàn là 3,75 triệu đô la Mỹ, trong đó 12,5 triệu đô la Mỹ được phân cho công nghệ thông tin (CNTT) nói chung. Trong khi đó, DNVVN đầu tư 150.000 đô la Mỹ cho bảo mật từ tổng ngân sách trung bình cho CNTT là 375.000 đô la Mỹ. 

DNVVN và tập đoàn lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) dự tính tăng ngân sách cho phòng thủ trên thế giới số thêm 3% so với mức trung bình toàn cầu 14%. 

Trong những lý do tăng chi tiêu cho an ninh mạng, đáp viên tại APAC đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phức tạp của hệ thống công nghệ thông tin (chiếm 61% cho cả 2 đối tượng doanh nghiệp), và nhu cầu cải thiện trình độ chuyên môn bảo mật (56% cho cả 2 quy mô công ty). 

Những mối nguy tiềm ẩn mới do bất ổn về kinh tế và địa chính trị cũng được nêu ra như những nguyên nhân cho sự tăng đầu tư vào bảo mật, chiếm 45% tại DNVVN và 50% tại các tập đoàn. 

Kaspersky

Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky APAC cho biết: “Theo nghiên cứu từ EY CEO Outlook Pulse, sự gián đoạn liên quan đến đại dịch, lạm phát gia tăng, căng thẳng địa chính trị và biến đổi khí hậu đã gây sự “ám ảnh” cho các doanh nghiệp ở khu vực APAC trong năm 2022.

Thêm vào đó là các sự cố an ninh mạng như vi phạm dữ liệu và tấn công bằng mã độc tống tiền đã làm tê liệt các doanh nghiệp lớn trong khu vực trong cùng khoảng thời gian. Tăng chi tiêu cho an ninh mạng là một bước đi đúng đắn để xây dựng hệ thống phòng thủ cho các công ty trước các cuộc tấn công mạng và bảo vệ tài sản của họ trước những chuyển biến không lường trước trong năm 2023”. 

Năm nay, chỉ hơn một nửa (59%) doanh nghiệp coi vấn đề bảo vệ dữ liệu là thách thức lớn nhất. Mối quan tâm quan trọng thứ hai được 51% số người được hỏi nhấn mạnh là chi phí bảo mật môi trường công nghệ ngày càng phức tạp, tiếp theo là các vấn đề với việc áp dụng cơ sở hạ tầng đám mây (44%).

Để tối đa hóa hiệu quả của các khoản đầu tư vào an ninh mạng và giảm thiểu rủi ro của các cuộc tấn công và vi phạm dữ liệu, doanh nghiệp nên sử dụng biện pháp bảo vệ điểm cuối hiệu quả với khả năng phát hiện và ứng phó với mối đe dọa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *