Hệ thống MT Smart đã chính thức mở bán dòng sản phẩm cao cấp Galaxy S23 Series tại Cửa hàng ủy quyền cao cấp đặt tại số 149F Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TPHCM, đi kèm nhiều ưu đãi giá trị dành cho khách hàng đầu tiên sở hữu Galaxy S23 Series tại Việt Nam.
Ngay sau khi giới thiệu Galaxy S23 Series tại sự kiện Galaxy Unpacked 2023, Samsung đã công bố thời điểm đặt hàng và mở bán dòng sản phẩm này trên toàn thế giới. Tại thị trường Việt Nam, các nhà phân phối cũng chính thức mở bán Galaxy S23 Series từ ngày 18.02.2023.
Đặc biệt, từ 19 giờ tối 17/2, tại Cửa hàng ủy quyền cao cấp Samsung Premium Store – MT Smart (Quận 1, Tp.HCM) đã diễn ra sự kiện mở bán Galaxy S23 Series chính hãng, đi kèm theo đó là nhiều ưu đãi giá trị dành cho khách hàng. Với việc mở bán sớm, các khách hàng nhận máy tại MT Smart sẽ trở thành những người đầu tiên sở hữu Galaxy S23 Series tại Việt Nam.
Tính đến ngày 17/2, MT Smart đã tiếp nhận hàng ngàn lượt đặt hàng Galaxy S23 Series. Trong số này, có tới 80% lượng khách hàng lựa chọn phiên bản cao cấp nhất Galaxy S23 Ultra. Về màu sắc, phiên bản màu Xanh Botanic “thân thiện môi trường” như trong thông điệp của Samsung đang được người dùng tại MT Smart yêu thích.
“Ngay trong tối 17/2, MT Smart đã giao máy cho các khách hàng tới tham dự sự kiện mở bán Galaxy S23 Series. Theo dự kiến, hệ thống sẽ hoàn tất việc giao máy cho tất cả khách hàng đặt trước ngay trong tháng 2/2023 này” – Ông Nguyễn Văn Linh – Giám đốc điều hành MT Smart cho biết.
Năm nay, người dùng mua Galaxy S23 Series tại MT Smart sẽ nhận được nhiều ưu đãi giá trị như: Giảm giá trực tiếp lên tới 7 triệu đồng; Hỗ trợ thu cũ – lên đời trợ giá 3 triệu đồng; Giảm thêm 1 triệu đồng khi thanh toán qua VNPAY/Moca; Tặng gói Samsung Care+ (12 tháng) trị giá hơn 2 triệu đồng; Giảm giá phụ kiện mua kèm lên đến 70%, Tặng ốp lưng chính hãng trị giá 590.000 đồng…
Người dùng có thể đến hệ thống MT Smart để mua Galaxy S23 Series với những ưu đãi kể trên mà không cần phải đặt hàng trước.
Samsung Electronics chính thức tung bản cập nhật One UI 5.1 – bản cập nhật hệ điều hành mới nhất ra mắt cùng Galaxy S23 Series cho các thiết bị Galaxy từ Galaxy S22 series, Z Fold4, Z Flip4, đến S21 series và S20 series. Bản cập nhật lần này cung cấp các tính năng mới dành cho người dùng Galaxy đang tìm kiếm trải nghiệm di động sáng tạo, cá nhân hóa và tiện lợi hơn
One UI 5.1 cung cấp giao diện hấp dẫn cùng các tính năng mới cho các thiết bị Galaxy, nâng cao khả năng sáng tạo và cá nhân hóa, kiến tạo trải nghiệm toàn diện hơn.
Janghyun Yoon, Phó Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành cấp cao của Software Office cho biết, “Trong những tuần qua, chúng tôi đã hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ và nhà mạng để đưa One UI 5.1 lên điện thoại thông minh và máy tính bảng Galaxy đang hoạt động trên toàn thế giới chỉ sau vài tuần kể từ khi ra mắt dòng sản phẩm Galaxy S23 Series.”
Máy ảnh chuyên nghiệp chất lượng cao và Thư viện ảnh nâng cấp ngay trên Samsung
One UI 5.1 mở rộng dựa trên các tính năng máy ảnh được nâng cấp gần đây đã công bố với Galaxy S23 series. Người dùng Galaxy giờ đây có thể tự do tạo ra những bức ảnh chất lượng chuyên nghiệp với ứng dụng Expert RAW ngay từ ứng dụng Camera gốc của điện thoại.
Ngoài ra, tính năng Photo Remaster được nâng cấp hỗ trợ bởi AI sẽ tự động cải thiện các chi tiết thiếu sáng trên ảnh bằng cách điều chỉnh độ sáng, tinh chỉnh chi tiết và hiệu chỉnh màu sắc ngay cả trong các cảnh ngược sáng. Ngoài ra, ứng dụng còn loại bỏ bóng và hình ảnh phản chiếu không mong muốn.
Những cải tiến điều hướng mới giúp việc tìm kiếm ảnh trong ứng dụng Thư viện và tạo album gia đình trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần chạm vào khuôn mặt của một người trong ảnh để tiến hành tìm kiếm thêm hình ảnh của người đó, thêm nữa, ứng dụng Thư viện sẽ tìm kiếm khuôn mặt của những người thân để đề xuất tạo album ảnh gia đình.
Trải nghiệm di động cá nhân hóa độc đáo cho từng người dùng
Samsung từ lâu đã tập trung vào việc cung cấp cho người dùng Galaxy quyền kiểm soát thiết bị tốt hơn bằng cách tùy chỉnh giao diện người dùng đa dạng. One UI 5.1 có một số tính năng mới thú vị cho phép người dùng tinh chỉnh gần như mọi khía cạnh trong trải nghiệm di động – từ giao diện, phương thức giao tiếp, hành động, và hơn thế nữa.
Samsung cũng giới thiệu các tính năng mới có khả năng hiểu được thói quen sử dụng thiết bị và đưa ra các đề xuất phù hợp.
Ví dụ như: tiện ích thời tiết năng động (dynamic weather widget) mới sẽ phân tích điều kiện môi trường hiện tại và tạo ra một thiết kế phản ánh được thời tiết. Tính năng Chế độ và Thói quen (Modes and Routines) mở rộng cho phép tùy chỉnh hình nền, nhạc chuông, độ nhạy cảm ứng và phông chữ riêng cho các Chế độ hoạt động (Modes) khác nhau một cách thuận tiện.
Ngoài ra, tiện ích Đề xuất thông minh (Smart suggestions) cũng được cải tiến với khả năng đề xuất các bản nhạc và danh sách phát Spotify dựa trên hoạt động của người dùng, chẳng hạn như các bài hát phù hợp cho các chuyến đi hoặc âm nhạc dành riêng cho việc thư giãn.
Mở rộng kết nối trong Hệ sinh thái Galaxy
Samsung không ngừng cải tiến One UI nhằm mang lại khả năng tích hợp và kết nối mở rộng hơn trên toàn bộ hệ sinh thái di động, đồng thời cũng cho ra mắt các tính năng đi kèm hỗ trợ sứ mệnh này.
Người dùng có thể tận hưởng toàn bộ hệ sinh thái kết nối trên thiết bị di động và máy tính với tính năng Đa điều khiển mở rộng giữa Galaxy Book và điện thoại thông minh. Tính năng này cho phép người dùng chia sẻ chuột, bàn phím hoặc bàn di chuột (trackpad) của Galaxy Book không chỉ với máy tính bảng Galaxy mà còn với một số điện thoại Galaxy nhất định, sao chép và dán văn bản cũng như kéo thả hình ảnh từ thiết bị này sang thiết bị khác một cách nhanh chóng liền mạch — như thể các thiết bị là một.
Hơn nữa, Liên kết với Windows cho phép người dùng đổi sang duyệt web bằng Samsung Internet trên điện thoại khi cũng đang duyệt web trên máy tính không chút gián đoạn. Các trang trên trình duyệt có thể được mở từ thiết bị này sang thiết bị khác, giúp cuộc sống hàng ngày trở nên linh động và dễ dàng hơn.
Tính khả dụng trên các thiết bị SamSung
Bản cập nhật phần mềm One UI 5.1 đã bắt đầu được tung ra cho Samsung Galaxy S22 series, Z Fold4, Z Flip4, S21 series và S20 series. Các bản cập nhật phần mềm cho các thiết bị Galaxy bổ sung, bao gồm Galaxy Z Fold3 và Z Flip3 sẽ có sẵn trong vài tuần tới.
Tăng cường sử dụng và thông thạo các dịch vụ số, Sự gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại các khu vực tỉnh thành nhỏ và Người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực là dự báo của Shopee về 3 xu hướng chính tiêu dùng chính sẽ định hình nền kinh tế số tại Việt Nam trong năm 2023.
1. Người dùng Việt tăng cường sử dụng và thành thạo các dịch vụ số
Trong thời gian qua, người tiêu dùng Việt Nam đã nhận ra sự tiện ích mà các dịch vụ số mang lại. Họ ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các nền tảng này, đồng thời mong muốn nhận được thêm nhiều giá trị và trải nghiệm trực tuyến hoàn chỉnh hơn.
Người tiêu dùng kỹ thuật số tại Việt Nam mong đợi những trải nghiệm mua sắm trực tuyến toàn diện hơn với các tính năng giải trí và tương tác tích hợp trên các nền tảng thương mại điện tử.
Năm 2022, người dùng đã dành hơn 37 triệu giờ trên Shopee Live cho việc kết nối, tương tác với nhà bán hàng yêu thích để tìm hiểu về các sản phẩm mình quan tâm trước khi đặt mua. Người dùng cũng cảm thấy hứng thú hơn khi mua sắm trực tuyến với Giải thưởng Shopee, minh chứng ở số lượt chơi tăng gấp đôi so với năm 2021.
Người dùng số cũng trở nên chủ động hơn khi mua sắm trực tuyến, họ tích cực chia sẻ các phản hồi, đánh giá của mình về sản phẩm đã trải nghiệm. Trong năm 2022, người dùng Shopee đã để lại hơn 268 triệu đánh giá về các sản phẩm và nhà bán hàng trên nền tảng, giúp những người dùng khác đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn.
Trong năm 2022, Shopee đã giới thiệu chuỗi phát sóng trực tiếp với nhiều nội dung, có sự tham gia của những nghệ sĩ nổi tiếng trong nước như “12H rồi! Shopee Live thôi!” hay chương trình truyền hình “Nói Vui Mua Nhiều”, bên cạnh đó là các hoạt động giải trí trên Giải Thưởng Shopee đã thu hút sự quan tâm của người dùng.
Các hoạt động này đã giúp thương hiệu và nhà bán hàng khai thác tính năng tương tác trên nền tảng để tiếp cận khách hàng tiềm năng, gia tăng mức độ ưa thích đối với sản phẩm của họ và làm tăng lưu lượng truy cập trực tuyến và mở rộng tệp khách hàng.
Bên cạnh đó, Shopee cũng đem đến những khóa học trực tuyến miễn phí từ Shopee Uni giúp nhà bán hàng dễ dàng tiếp cận với TMĐT, phát triển kỹ năng vận hành gian hàng để kinh doanh hiệu quả trên nền tảng.
2. Sự gia tăng sử dụng dịch vụ tiêu dùng số tại các khu vực tỉnh thành nhỏ
Số lượng người dùng ở các vùng nông thôn và ngoại thành Việt Nam chuyển sang sử dụng các nền tảng trực tuyến ngày một tăng. Thông qua thương mại điện tử, họ có thể tăng cường kết nối với các thương hiệu và nhà bán hàng, tiếp cận các sản phẩm có chất lượng với mức giá phải chăng một cách thuận tiện hơn.
Ngoài các thành phố lớn, Đồng Nai, Bình Dương và Hải Phòng là những tỉnh thành có số lượng đặt hàng cao nhất trên Shopee, trong đó Nhà cửa và Đời sống, Sức khỏe và Sắc đẹp, Thời trang là những ngành hàng được quan tâm nhất.
3. Người dùng trẻ tuổi trở thành nhóm người dùng số chủ lực.
Nhóm người dùng tích cực nhất trên Shopee thuộc vào độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi. Theo ghi nhận, người dùng thuộc nhóm này có số lượng đơn hàng nhiều hơn 1,5 lần so với lượng đơn hàng trung bình của một người dùng trên Shopee trong năm 2022.
Nhóm người dùng trẻ tuổi dành nhiều sự quan tâm đến các ngành hàng Sức khỏe & Sắc đẹp, Thời trang, Điện tử và Đồ gia dụng, trong đó các sản phẩm chăm sóc da, thời trang nữ, điện thoại thông minh và phụ kiện được đặt mua nhiều nhất.
Ở góc độ chiến lược, các thương hiệu có thể tận dụng Bộ giải pháp Marketing của Shopee cùng các công cụ hỗ trợ như bảng phân tích dữ liệu bán hàng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa, phù hợp với thị hiếu người dùng và kết nối tốt hơn với khách hàng tiềm năng.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam chia sẻ: Bước sang năm 2023, công nghệ được dự đoán sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Chúng tôi hy vọng có thể giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi người tiêu dùng, từ đó đặt nền tảng cho một hệ sinh thái kỹ thuật số linh hoạt, cho phép họ tiếp cận nhiều người dùng hơn trong tương lai.”
“Những doanh nghiệp sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu của người tiêu dùng số sẽ có thêm nhiều cơ hội để đạt được thành công lâu dài”, ông Tuấn Anh cho biết thêm.
CellphoneS chính thức mở bán OPPO Reno8 T series đến khách hàng với mức giá từ 8.49 triệu. Đây là 2 sản phẩm mới nằm trong dòng Reno8, thu hút sự quan tâm giới trẻ bởi máy có ngoại hình bắt mắt, sạc nhanh, nhấn mạnh khả năng chụp ảnh.
Khách hàng nhận hàng OPPO Reno8 T 5G tại hệ thống CellphoneS có giá 9.99 triệu khi đặt trước từ ngày 2 – 10/2, sẽ nhận được bộ quà tặng loa bluetooth Olike S2 tích hợp đèn ngủ, trả góp lãi suất 0%. Với phiên bản Reno8 T 4G có giá từ 8.49 triệu và nhận thêm tai nghe Oppo Enco Buds W12. Cả hai sản phẩm đều cùng chế độ bảo hành VIP 1 đổi 1 trong vòng 12 tháng.
Dòng Reno là dòng key hero chính của OPPO, với tỷ trọng lên tới 50%. Năm nay kỳ vọng ngành hàng OPPO tại CellphoneS sẽ tăng trưởng ít nhất 40%, do CellphoneS sẽ bắt đầu tiếp cận và phục vụ các Khách hàng ở tỉnh nhiều hơn, thông qua việc mở rộng nhiều cửa hàng tăng động phủ hơn.
Là một trong những chuỗi bán lẻ lớn và đối tác của OPPO Việt Nam, CellphoneS luôn đảm bảo số lượng hàng đủ cho khách đặt trước. Khách hàng quan tâm các sản phẩm OPPO dòng A, dòng Reno và dòng X với ưu đãi giá tốt cùng đội ngũ tư vấn viên giải đáp thắc mắc trong quá trình sử dụng máy, có thể mua ngay tại CellphoneS qua website hoặc liên hệ Hotline 18002097 để được tư vấn.
Không chỉ mua sắm với mức giá giảm, khách hàng chọn mua sản phẩm OPPO chính hãng tại hệ thống CellphoneS còn có thể an tâm về dịch vụ cũng như chính sách bảo hành. Miễn phí một đổi một trong 30 ngày nếu sản phẩm phát sinh lỗi do nhà sản xuất.
CellphoneS là một trong những chuỗi bán lẻ công nghệ lớn tại thị trường Việt Nam. Khách hàng có thể đến mua sắm trực tiếp tại hơn 115 cửa hàng CellphoneS khắp 27 tỉnh thành trên toàn quốc, hoặc truy cập website https://cellphones.com.vn.
Học liên kết hay Federated Learning trở thành một chìa khóa quan trọng để huấn luyện AI nhằm phục vụ trong mảng y tế để tạo nên được một AI hoàn chỉnh, có thể sử dụng trong nhiều tình huống mà vẫn đảm bảo hạn chế nguy cơ lộ nhiều dữ liệu cá nhân của bệnh nhân.
Y tế hiện đại ngày càng thông minh hơn nhờ áp dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI), trong đó mô hình học máy (Machine Learning – ML) “học” cách ra quyết định căn cứ trên bản mẫu thu thập được từ tập hợp quy mô lớn các dữ liệu của bệnh nhân. Điều đó giúp cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán y khoa, đồng thời đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và phát triển nhiều phương thuốc cấp thiết.
Dù vậy, trong những năm gần đây các chuyên gia phát hiện rằng quy trình phát triển ứng dụng học máy truyền thống qua bộ dữ liệu tập trung hoá vẫn còn nhiều thiếu sót, bởi lẽ các mô hình ML cho chăm sóc sức khoẻ yêu cầu lượng dữ liệu nhiều hơn những gì có thể chia sẻ công khai, vốn bị giới hạn bởi vấn đề bảo mật và quyền riêng tư.
Những thách thức này đã và đang cản trở AI đưa ngành y tế lên một tầm cao mới, nơi các mô hình ML chỉ có thể đạt được độ chính xác cấp độ lâm sàng nếu được trích xuất từ các bộ dữ liệu đủ lớn, đủ đa dạng và được giám sát, biên tập kỹ lưỡng.
Nhằm dân chủ hoá AI và hưởng lợi từ dữ liệu trong chăm sóc sức khoẻ, cần xây dựng một phương pháp huấn luyện các mô hình ML không bị ảnh hưởng từ nguy cơ trong việc chia sẻ dữ liệu nhạy cảm bên ngoài cơ sở lưu trữ. Học liên kết (federated learning) là chìa khoá mở ra phương pháp đó.
Học tập tập trung không còn mang tính bền vững trong y tế
Học tập tập trung vốn là quy chuẩn truyền thống lâu nay trong mô hình hoá AI. Phương thức này yêu cầu thu thập bộ dữ liệu từ nhiều thiết bị và địa điểm, sau đó chuyển dữ liệu đến một địa điểm tập trung để thực hiện huấn luyện mô hình ML.
Điều này phát sinh không ít nguy cơ. Đầu tiên, dữ liệu được lưu trữ tập trung có thể bị đánh cắp và phơi bày, khiến cơ sở lưu trữ chịu trách nhiệm pháp lý rất lớn. Nguy cơ kế tiếp là các chủ sở hữu dữ liệu thậm chí có thể không muốn chia sẻ dữ liệu thô. Cho dù chủ sở hữu dữ liệu nguyện ý hợp tác để huấn luyện ML, thì dữ liệu thô cũng quá nhạy cảm để có thể chia sẻ.
Các mối lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư cũng khiến công tác triển khai ở quy mô toàn cầu gặp nhiều khó khăn, nhất là với những câu hỏi về quyền sở hữu dữ liệu, tài sản trí tuệ (IP), và tuân thủ nhiều quy định luật pháp đa dạng của các quốc gia sở tại.
Những hạn chế này khiến ngày càng ít cơ quan, tổ chức đóng góp vào công tác chia sẻ dữ liệu. Việc đó cản trở mô hình ML học từ các nguồn dữ liệu đa dạng, phong phú từ các tổ chức hay địa phương khác nhau, và hậu quả tất yếu là sẽ tạo ra nhận thức thiên kiến và không chính xác.
Học liên kết mang đến những gì?
Ý tưởng chính làm nền tảng cho học liên kết là huấn luyện một mô hình ML dựa trên dữ liệu người dùng mà không cần phải truyền tải dữ liệu đó đến bất kỳ địa điểm nào khác. Cụ thể, thay vì chuyển dữ liệu đến nơi tập huấn, chúng ta sẽ đưa quy trình tính toán đến chính cơ sở hạ tầng của cơ quan, tổ chức sở hữu dữ liệu. Tại đó, một máy chủ trung tâm sẽ chịu trách nhiệm tập hợp những kết quả, nhận thức thu thập được từ công tác tính toán, tập huấn nhiều nguồn dữ liệu.
Học liên kết thực hiện nhiều chu trình huấn luyện trên chính các thiết bị, máy móc tại chỗ, đảm bảo rằng dữ liệu của Việt Nam luôn được lưu trữ trong nước. Lợi ích của việc này là sẽ không gây tổn hại hay bộc lộ dữ liệu đang di chuyển.
Mặc dù dữ liệu vẫn được khai thác để kiến tạo nhận thức trên toàn cầu, nhưng lại luôn thuộc sự kiểm soát của người sở hữu. Những tham số mô hình thu hoạch được từ công tác huấn luyện tại chỗ chủ sở hữu dữ liệu sẽ được gửi đến một máy chủ trung tâm, và tập hợp lại để hình thành một mô hình toàn cầu mới, sau đó chia sẻ với tất cả các bên tham gia.
Hiện tại thì học liên kết đã gây tiếng vang bằng việc sử dụng AI tối tân để phát hiện các khối u não chính xác hơn. Từ năm 2020, Intel và Trường đại học Pennsylvania đã triển khai nghiên cứu học tập liên kết với quy mô lớn nhất ngành y tế. Sử dụng các bộ dữ liệu từ 71 cơ sở, học viện trên khắp sáu châu lục, nghiên cứu này cho thấy khả năng cải thiện phát hiện u não chính xác hơn 33%.
Để tạo dựng một nền tảng vững chắc cho học liên kết, phải bắt đầu bằng lòng tin
Đứng trước khối lượng dữ liệu khổng lồ hiện hành, điều tiên quyết là các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải thiết lập được một chiến lược bảo mật dữ liệu chắc chắn và hiệu quả. Chìa khoá cho việc này chính là lưu trữ những dữ liệu nhạy cảm tại đám mây nằm trong một khu vực hạn chế truy cập, thường được gọi là Môi trường Thực thi Tin cậy (Trusted Execution Environment – TEE).
Bảo vệ quyền riêng tư là công tác thiết yếu nhằm duy trì liên tục khả năng bảo vệ khối lượng công việc kèm theo quy định của cơ quan chức năng hoặc bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trên các mạng lưới chia sẻ chung.
Trong bối cảnh điện toán ngày càng xâm nhập vào nhiều môi trường đa dạng – từ các hệ thống sở tại cho đến đám mây công cộng và vùng biên đám mây, các cơ quan, tổ chức cần thiết lập cơ chế kiểm soát bảo mật nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin công việc nhạy cảm ở bất cứ nơi nào hiện đang lưu trữ dữ liệu, cũng như đảm bảo công tác làm việc từ xa cũng được thực thi với đoạn mã lệnh đã định.
Đây là lúc điện toán an toàn phát huy thế mạnh. Khác với quy trình mã hoá dữ liệu truyền thống dành cho dữ liệu ở trạng thái nghỉ hay đang được truyền tải, điện toán an toàn tận dụng TEE để tăng cường độ bảo mật và quyền riêng tư của đoạn mã lệnh sẽ được thực thi và dữ liệu đang sử dụng.
Điện toán an toàn giúp các bộ dữ liệu được xử lý an toàn hơn, và giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bằng cách cô lập mã lệnh và dữ liệu khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài. Là công nghệ điện toán an toàn được nghiên cứu và triển khai nhiều nhất trong các trung tâm dữ liệu hiện nay, Intel® Software Guard Extensions (Intel® SGX) cung cấp giải pháp bảo mật dựa trên phần cứng giúp bảo vệ dữ liệu đang sử dụng bằng một công nghệ cô lập ứng dụng độc đáo.
Nhờ vào nền tảng bảo mật dựa trên phần cứng, các bề mặt tấn công nhiều lỗ hổng nay đã có thể được gia cố để không chỉ bảo vệ khỏi các cuộc tấn công phần cứng, mà còn triệt tiêu những mối đe doạ đối với dữ liệu đang sử dụng. Nhờ vậy, các cơ quan, tổ chức có thể yên tâm rằng mô hình học máy của mình có thể sử dụng nhiều bộ dữ liệu khác nhau và huấn luyện thuật toán trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và bảo mật hệ thống.
Tương lai của học liên kết
Bằng cách kích hoạt các mô hình ML thu thập kiến thức từ nhiều nguồn dữ liệu phong phú và đa dạng vốn không thể có được bằng những phương thức khác, học tập liên kết sở hữu tiềm năng đem đến những bước đột phá trong chăm sóc sức khoẻ, cải thiện công tác chẩn đoán, và xử lý tốt hơn vấn đề chênh lệch y tế.
Mặc dù hiện tại chúng ta mới ở bước đầu trong học liên kết, nhưng có thể nhận thấy những tiềm năng vĩ đại trong việc đưa các cơ quan, tổ chức lại gần nhau hơn nhằm chung tay hợp tác và giải quyết nhiều thách thức lớn, đồng thời vẫn giảm thiểu nguy cơ về bảo mật dữ liệu và an ninh.
Trên thực tế, học liên kết có thể mở rộng phạm vi áp dụng ra ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, với nhiều triển vọng lớn lao trong Internet vạn vật, công nghệ tài chính, và hơn thế nữa.Tương lai của học liên kết sẽ đưa ứng dụng AI lên một tầm cao mới, và chúng ta mới chỉ bước đầu khai thác tiềm năng thực sự của phương thức này.
Ông Khôi Lê – Giám đốc Quốc gia thị trường Việt Nam, Meta đã chia sẻ những xu hướng mạng xã hội định hình doanh nghiệp hứa hẹn sẽ phát triển trên các nền tảng của Meta trong năm tới.
Trong thế giới được kết nối, việc nắm bắt các xu hướng xã hội sẽ mang tới nhiều lợi thế cho doanh nghiệp. Mạng xã hội và nhà sáng tạo nội dung/người có tầm ảnh hưởng, hay chính người thân, bạn bè đóng góp một phần không nhỏ tới quá trình người tiêu dùng khám phá mua hàng, đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
So với ba năm về trước, việc vận hành một doanh nghiệp ngày nay đã có nhiều khác biệt rõ rệt khi số hóa bao phủ và các đối thủ cạnh tranh có thể đến từ mọi nơi trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của eMarketer, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) sẽ chiếm gần 60% người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới vào năm 2023.
Mặc dù tăng trưởng chỉ với 2,7%, lượng người dùng mạng xã hội của khu vực trong năm nay (dự tính hơn 59 triệu) sẽ cao hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại. Vì vậy, tiềm năng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội và kết nối với khách hàng ở bất cứ đâu là rất lớn.
Dưới đây là các xu hướng mạng xã hội được dự đoán là nổi bật nhất, giúp các doanh nghiệp Việt nắm bắt sớm và tối đa hiệu quả kinh doanh.
1. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI)
Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã có một bước ngoặt lớn kể từ cuối năm 2022. Nhờ vào công nghệ ngày càng đi lên, AI đang trở nên phổ biến hơn và khả năng ngày càng được nâng cao, do vậy ngày càng có nhiều sản phẩm và dịch vụ kết hợp AI như thiết bị nhà thông minh, ô tô tự lái và trợ lý ảo.
Việc sử dụng AI để phân tích, sắp xếp, truy cập và cung cấp các dịch vụ tư vấn dựa trên một loạt thông tin phi cấu trúc sẽ ngày càng phát triển. Chi tiêu cho các hệ thống AI ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương của IDC (Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế) sẽ tăng từ 17,6 tỷ USD vào năm 2022 lên khoảng 32 tỷ USD vào năm 2025.
Các doanh nghiệp cũng đang ứng dụng tự động hóa để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tiết kiệm thời gian; sử dụng các trợ lý thực tế ảo tăng cường để hỗ trợ dịch vụ khách hàng cũng như các công cụ tự động hoá thông minh để giải quyết các công việc kinh doanh phức tạp, lặp đi lặp lại nhằm thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
2. Kinh doanh hội thoại (Business Messaging)
Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi nhắn tin được ưu tiên hàng đầu. Mỗi tuần, một tỷ người trên toàn cầu nhắn tin với một doanh nghiệp trên WhatsApp, Messenger và Instagram Direct – Nhắn tin trực tiếp với các thương hiệu, xem danh mục sản phẩm, yêu cầu hỗ trợ hoặc tương tác với các câu chuyện (stories) được đăng tải.
Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy kinh doanh bằng hội thoại đang bùng nổ mạnh mẽ sau đại dịch với 73% Người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát cho biết họ sử dụng hội thoại để tiếp cận doanh nghiệp và hội thoại là một phần quan trọng trong hành trình mua sắm; 40% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát cho biết họ tăng tần suất sử dụng hội thoại sau khi dịch Covid 19; Tần suất sử dụng hội thoại diễn ra thường xuyên (2 lần một tuần) được ghi nhận ở tất cả các độ tuổi (baby boomer, GenX, Millenials và gen Z).
3. Mua sắm xuyên biên giới
Thế giới ngày càng trở lên nhỏ bé hơn khi công nghệ giúp bạn mua sắm dễ dàng hơn từ mọi nơi. Nhờ đó, mức tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới hiện đang vượt xa tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong nước 5 điểm.
Đến năm 2026, ước tính thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu sẽ trị giá 2,2 nghìn tỷ USD – tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 17% kể từ năm 2019.
Meta đã phối hợp với YouGov để khảo sát hơn 16.000 người mua sắm tại 8 quốc gia. Hơn một nửa số người được khảo sát cho biết họ đã mua một sản phẩm được bán bởi một doanh nghiệp ở nước ngoài và 82% cho biết họ cởi mở với phương thức này, cho thấy tiềm năng và cơ hội kinh doanh xuyên biên giới trong tương lai.
Phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò quan trọng không kém trong quá trình khám phá, với 58% người mua sắm xuyên biên giới được khảo sát nói rằng họ tìm thấy sản phẩm từ các doanh nghiệp nước ngoài theo cách này.
4. Thực tế ảo và Thực tế ảo Tăng cường (VR & AR)
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng AR/VR để tăng cường trải nghiệm khách hàng và xây dựng các cách thức sáng tạo, sống động giúp khách hàng trải nghiệm thương hiệu.
Theo IDC, chi tiêu vào AR/VR tại khu vực APAC sẽ tăng với mức độ tăng trưởng kép ở mức 42,2% (2021-26) và chạm tới mức 16,6 tỷ đô la Mỹ trước năm 2026.
Quảng cáo thực tế ảo tăng cường là yếu tố giúp doanh nghiệp củng cố kết nối với khách hàng và cải thiện trải nghiệm quảng cáo chung cho người dùng trên các nền tảng của Meta.
Nghiên cứu mới nhất của Meta về thái độ và hành vi tiêu dùng dịp cuối năm được thực hiện tại 12 thị trường APAC cho thấy 79% người mua sắm trên mạng xã hội tại Việt Nam được khảo sát đã sử dụng AR hoặc sẵn sàng sử dụng AR khi mua sắm trực tuyến cuối năm. 80% người mua sắm trên mạng xã hội được khảo sát tin rằng các công cụ thực tế tăng cường có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong dịp Siêu Sales.
5. Các nhà sáng tạo
Một khảo sát cho thấy 51% người mua sắm xuyên biên giới cho rằng nhà sáng tạo nội dung là nguồn thông tin hàng đầu để khám phá và đánh giá sản phẩm. Điều này tạo cơ hội cho các thương hiệu hợp tác với những người sáng tạo để cùng xây dựng một câu chuyện thương hiệu.
Vào cuối năm vừa qua, Việt Nam là thị trường đầu tiên trong khu vực APAC được Meta lựa chọn để đã khởi động chương trình ‘Creators of Tomorrow” (tạm dịch: Nhà sáng tạo tương lai) – chiến dịch toàn cầu hướng tới tôn vinh các nhà sáng tạo trên khắp thế giới và tại Việt Nam- những người truyền cảm hứng về phong trào sáng tạo nội dung trên các nền tảng của Meta.
Đối với các thương hiệu, đây là thời điểm vàng để khám phá hoạt động cộng tác, đồng sáng tạo với các nhà sáng tạo nội dung và thậm chí là cộng tác với các thương hiệu khác để cùng phát triển.
6. Mua sắm trực tuyến
Tuy các cửa hàng vật lý đang đón khách trở lại, thói quen mua hàng trực tuyến được hình thành trong giai đoạn đại dịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho trải nghiệm mua hàng trực tiếp. Đối với thế hệ Gen X và Baby Boomers, điện thoại di động tiếp tục được sử dụng như một kênh khám phá.
Kết quả từ nghiên cứu thường niên SYNC Đông Nam Á của Meta và Bain & Company về kinh tế số và tương lai của thương mại điện tử tại khu vực cho thấy tại Việt Nam, gần 8/10 dân số tiêu biểu hiện là người tiêu dùng kỹ thuật số.
Trong giai đoạn Khám phá, 84% người mua sắm Việt Nam xem trực tuyến là kênh truy cập của họ để duyệt và tìm các mặt hàng.
7. Video ngắn
Video tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trên internet và trên các nền tảng của Meta, trong đó có Reels đang phát triển mạnh mẽ về cả sản xuất và tiêu thụ nội dung.
Hiện nay, có hơn 140 tỷ Reels được phát trên Facebook và Instagram mỗi ngày. Đặc biệt là tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, video đang trở thành cách thức chính mà mọi người sử dụng sản phẩm của Meta và thể hiện bản thân.
Nhận định về xu hướng trên, ông Khôi Lê đưa ra lời khuyên dành cho các doanh nghiệp: “Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ các mục tiêu: xây dựng thương hiệu hay thúc đẩy trải nghiệm mua sắm. Trong xu hướng này, việc đa dạng hoá định dạng và thời lượng của video khi kể câu chuyện thương hiệu sẽ vừa giúp xây dựng thương hiệu, vừa giúp người dùng khám phá hiệu quả hơn.
Ngày nay, doanh nghiệp có nhiều lợi thế như có nhiều cách để kết nối với khách hàng và xây dựng thương hiệu thông qua nhiều trải nghiệm xã hội, trực tuyến, nhập vai và trò chuyện – đó là một không gian thú vị để khám phá.
Cuối cùng, lời khuyên quan trọng nhất của tôi tới các doanh nghiệp là đừng ngần ngại bắt đầu, Hãy bắt đầu ở mọi nơi – chắc chắn những cách thức kinh doanh và kết nối mới này với người tiêu dùng sẽ ngày càng phát triển.”
Tinder tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm thúc đẩy tương tác lành mạnh và giúp các thành viên kiểm soát hành trình hẹn hò của chính mình. Theo một khảo sát khác của Tinder tại Việt Nam, hơn 2 trên 3 các bạn trẻ độc thân cho rằng các tính năng an toàn quan trọng đối với trải nghiệm hẹn hò trực tuyến.
Theo đó, Tinder đã nâng cấp tính năng ‘Does This Bother You?’ (Có tin nhắn nào làm phiền bạn không?) và ‘Are You Sure?’ (Bạn có chắc chắn không?), mở rộng danh mục cụm từ gây thù địch, tấn công và quấy rối tình dục nhằm giúp tăng cường bảo vệ các thành viên tránh khỏi lạm dụng trực tuyến.
Đồng thời, Tinder cung cấp cho các thành viên nhiều quyền kiểm soát ứng dụng bằng việc giới thiệu ‘Chế độ Ẩn danh’ và ‘Chặn hồ sơ’ cũng như nâng cấp quyền báo cáo của các thành viên.
Cập nhật về ‘Does This Bother You?’ (Có tin nhắn nào làm phiền bạn không?) và ‘Are You Sure?’ (Bạn có chắc chắn không?):
Hai tính năng an toàn ‘Does This Bother You?’ (Có tin nhắn nào làm phiền bạn không?) và ‘Are You Sure?’ (Bạn có chắc chắn không?) hiện đang được cập nhật nhiều từ khóa hơn.
Những cụm từ được Tinder phân loại là không phù hợp hoặc tiêu cực, chẳng hạn như các thuật ngữ liên quan đến ngôn từ gây thù địch, bóc lột hoặc quấy rối tình dục trái ngược với Quy tắc cộng đồng của Tinder.
Thông báo ‘Are you sure?’ sẽ xuất hiện trước khi tin nhắn được gửi đi trong trường hợp Tinder phát hiện ngôn ngữ không phù hợp. Chúng được xác định bằng những ngôn từ khiêu dâm hoặc bạo lực, qua đó giảm khả năng những tin nhắn không phù hợp này được gửi đi hơn 10%.
Tại Việt Nam, gần 3 trên 5 giới trẻ Việt tin vào tầm quan trọng và hữu ích của các tính năng giúp khuyến khích những hành vi tích cực trên ứng dụng hẹn hò. Công cụ “Are you sure” nhằm giúp các thành viên Tinder có cơ hội dừng lại và cân nhắc hành vi của mình.
Trong khi đó, ‘Does This Bother You?’ khuyến khích các thành viên báo cáo các cuộc trò chuyện không phù hợp và cùng hành động chống lại những tài khoản vi phạm quy tắc cộng đồng. Kể từ khi ra mắt, tính năng này đã tăng 46% lượt báo cáo tin nhắn có ngôn từ gây hại.
“Mọi hoạt động trên Tinder đều được xây dựng với tính an toàn. Tuy nhiên, chúng tôi đã biết được từ các thành viên rằng họ chưa hoàn toàn biết rõ về các tính năng an toàn hiện có, cách sử dụng chúng hoặc làm thế nào để đảm bảo an toàn khi bắt đầu một cuộc trò chuyện”, ông Rory Kozoll, Phó Giám đốc mảng Product, Integrity của Tinder cho biết.
”Chúng tôi liên tục làm việc với các đối tác chuyên gia để mở rộng các tính năng an toàn và báo cáo về những nỗ lực của mình nhằm giúp các thành viên hẹn hò trực tuyến xây dựng những mối quan hệ lành mạnh ngay từ đầu. Thông qua việc giáo dục và thông tin, mục tiêu của chúng tôi là giúp Tinder trở thành nơi an toàn nhất để gặp gỡ những người mới trực tuyến.”
Thêm tính năng, thêm an toàn
Tinder đã giới thiệu nguyên lý tương hợp lẫn nhau, đòi hỏi cả hai thành viên đều phải ấn Thích trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Đây cũng là điều mà một số ứng dụng và nền tảng hẹn hò khác đã tuân theo và hiện đã trở thành tiêu chuẩn của ngành.
Ngoài ra, Tinder không cho phép gửi ảnh trực tiếp trong các cuộc trò chuyện, điều này giúp ngăn chặn việc chia sẻ ảnh khiêu dâm khi nhắn tin.
Là một phần trong nỗ lực không ngừng của Tinder để trở thành một ứng dụng dẫn đầu trong ngành công nghiệp hẹn hò về đổi mới ứng dụng an toàn, Tinder sẽ cho ra mắt các tính năng mới giúp các thành viên có thêm khả năng kiểm soát cách họ tương tác với các thành viên khác trong ứng dụng bao gồm:
Chế độ Ẩn danh2: Chế độ ẩn danh là một bước tiến so với việc ẩn hoàn toàn hồ sơ của bạn. Các thành viên vẫn có thể Thích và Bỏ qua những hồ sơ khác trong ứng dụng nhưng chỉ những người họ đã Thích mới có thể thấy hồ sơ họ trong đề xuất.
Điều này giúp kiểm soát hoàn toàn những sẽ người nhìn thấy bạn khi vuốt các hồ sơ trên Tinder.
Chặn Hồ Sơ: Chặn Hồ Sơ là một bước quan trọng để cung cấp cho các thành viên có thể chọn người họ muốn nhìn thấy trên Tinder. Giờ đây, khi hồ sơ được đề xuất, trước khi tương hợp, các thành viên có thể chặn đối phương để hồ sơ của họ sẽ không hiển thị lại ở những lần sau.
Đây sẽ là một cách dễ dàng để tránh việc gặp phải sếp hay người yêu cũ. Tính năng mới này đi kèm với Chặn liên hệ và chặn sau khi báo cáo.
Năm ngoái, Tinder đã thiết kế lại quy trình báo cáo với sự hướng dẫn từ RAINN nhằm mang đến cho các thành viên nhiều quyền tự quyết hơn về bước tiếp theo họ muốn thực hiện bao gồm cả việc báo cáo chính thức hay hủy tương hợp.
Sự ra đời của ‘Long Press Reporting’ (Nhấn Giữ để Báo Cáo) góp phần tăng cường cho chức năng báo cáo:
Long Press Reporting (Nhấn Giữ để Báo Cáo): Tinder mong muốn giúp các thành viên có thể báo cáo hành vi tiêu cực một cách dễ dàng nhất có thể. Nhấn Giữ để Báo Cáo cho phép các thành viên nhấn giữ các tin nhắn xúc phạm và kích hoạt báo cáo trực tiếp trong trải nghiệm trò chuyện.
Với việc đơn giản hóa quy trình này, Tinder hy vọng nhiều thành viên sẽ báo cáo hành vi tiêu cực và cho phép Tinder thực hiện những hành động thích hợp đối với các tài khoản vi phạm Quy tắc cộng đồng.
Tinder đã đầu tư vào việc phát triển sản phẩm an toàn và tin cậy trong ba năm qua bằng việc mang đến 15 cải tiến các tính năng an toàn và tin cậy và dẫn đầu trong danh mục và mời các đối tác phi chính phủ hàng đầu như tổ chức NO MORE, RAINN và GLAAD để tư vấn và hướng dẫn làm việc trong không gian an toàn cũng như đảm bảo các chính sách và tính năng an toàn được thực hiện.
Các bản cập nhật về tính năng Tin cậy & An toàn mới nhất này là phần mở rộng cho chiến dịch nâng cao nhận thức về lừa đảo gần đây của Match Group và việc ra mắt Trung Tâm An Toàn tại Việt Nam. Những sáng kiến này nhằm nâng cao nhận thức của người độc thân về các phương thức hẹn hò an toàn hơn và giúp họ luôn được bảo vệ.
Qualcomm sử dụng Nền tảng Snapdragon 8 Gen 2 Mobile cao cấp dành riêng cho Galaxy làm nguồn cung cấp năng lượng chính cho điện thoại Samsung Galaxy S23 hàng đầu mới nhất trên toàn cầu của Samsung Electronics Co., Ltd.
Với các nâng cấp và tinh chỉnh mới nhất, Snapdragon 8 Gen 2 sẽ là chipset có hiệu năng toàn diện và nhanh nhất từ trước tới nay – thiết lập tiêu chuẩn mới cho các thiết bị máy tính được kết nối.
Sự ra mắt của Samsung Galaxy S23 Series nhấn mạnh cam kết chung của Qualcomm Technologies và Samsung trong việc mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng đối với các sản phẩm Galaxy then chốt.
Những công nghệ nổi bật của Snapdragon 8 Gen 2
Hiệu suất: Snapdragon 8 Gen 2 dành cho Galaxy có CPU Qualcomm Kryo nâng cấp với tốc độ tối đa lên tới 3.36GHz — giúp chipset này trở thành chip Snapdragon nhanh nhất từ trước đến nay. GPU Qualcomm Adreno trong Snapdragon 8 Gen 2 cũng được nâng cấp để cải thiện đáng kể về cả hiệu suất và hiệu suất năng lượng, mang đến khả năng xử lý đồ họa vượt trội cho dòng Galaxy S23.
Snapdragon Gaming: GPU Qualcomm Adreno được tăng tốc cho phép phần cứng ray tracing (kỹ thuật để làm hình ảnh trong các trò chơi thực tế hơn, mô phỏng được các ánh sáng phản chiếu tốt hơn và tương tác cao với thế giới thực, do đó làm cho trò chơi trở nên nhập vai hơn) hoạt động tối ưu, mang tới ánh sáng và phản xạ ánh sáng chân thật nhất cho các trò chơi trực tuyến.
Với hỗ trợ mới nhất dành cho API Vulkan (phiên bản 1.3), series Galaxy S23 cho phép nâng cấp hiệu suất đồ họa, đồng thời giúp lập trình viên đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trò chơi trên máy tính để bàn sang thiết bị di động.
Game thủ sử dụng series Galaxy S23 sẽ có thể trải nghiệm các nhân vật người giống hình ảnh thật trong game nhờ vào tính năng Unreal Engine 5 Metahumans Framework. Galaxy S23 Series đồng thời sở hữu Snapdragon Game Post Processing Accelerator với khả năng bổ sung các hiệu ứng như nở hoa, độ sâu trường ảnh, làm mờ chuyển động, và các hiệu ứng khác – với hiệu suất được cải thiện.
Snapdragon Sight: Series Galaxy S23 được tạo ra với mục tiêu thiết lập tiêu chuẩn mới về trải nghiệm chụp ảnh chuyên nghiệp trên điện thoại di động thông qua sự hỗ trợ của Snapdragon 8 Gen 2 dành cho Galaxy.
Samsung Galaxy S23 là điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới sử dụng Snapdragon’s Cognitive ISP cho phép nâng cao khả năng Phân loại từng Điểm ảnh (Semantic Segmentation) giúp cải thiện chất lượng hình ảnh. Ngoài ra, Snapdragon 8 Gen 2 còn hỗ trợ series Galaxy S23 quay video chất lượng cao trong điều kiện ánh sáng cực yếu với tính năng giảm nhiễu đa khung hình và chụp ảnh 200MP.
Snapdragon Smart: Samsung Galaxy S23 Series sở hữu Qualcomm AI Engine nhanh nhất, tiên tiến nhất, cung cấp công nghệ AI đột phá được tích hợp trên chip Snapdragon 8 Gen 2 dành riêng cho dòng điện thoại này.
Cộng hưởng với Qualcomm Hexagon Processor được nâng cấp, series Galaxy S23 cho phép tính năng suy diễn tấm siêu nhỏ gia tốc các models AI phức tạp và tăng hiệu suất AI. Ứng dụng Qualcomm Sensing Hub mới nhất, series Galaxy S23 hiện tích hợp bộ xử lý AI kép để hỗ trợ trải nghiệm AI trực quan trên thiết bị như khử tiếng vang và khử tiếng ồn trong khi đang thực hiện cuộc gọi.
Khả năng kết nối: Series Galaxy S23 tự hào sở hữu các công nghệ Snapdragon Connect vượt trội nhất trong việc kết nối 5G, Wi-Fi và Bluetooth®. Ứng dụng Hệ thống Modem-RF Snapdragon X70 5G đã được nhận nhiều giải thưởng với Bộ xử lý Qualcomm 5G AI, series Galaxy S23 tận dụng công nghệ AI để mang lại phạm vi phủ sóng 5G đột phá, hiệu suất năng lượng, tốc độ ổn định với độ trễ thấp.
Các thiết bị mới cũng hỗ trợ 5G+5G/4G Dual-SIM Dual-Active, khai thác khả năng và tính linh hoạt của hai SIM 5G cùng lúc. Ngoài ra, tất cả điện thoại thuộc Galaxy S23 Series đều được trang bị hệ thống Qualcomm FastConnect 6900 và 7800 cung cấp tốc độ Wi-Fi đa-gigabit cao, độ trễ cực thấp và trải nghiệm Âm thanh Bluetooth đặc sắc.
Qualcomm 3D Sonic: Dòng Galaxy S23 còn được trang bị Cảm biến âm thanh Qualcomm 3D Gen 2. Không giống như các giải pháp xác thực thay thế, Cảm biến âm thanh 3D của Qualcomm sử dụng công nghệ dựa trên tùy chỉnh âm thanh và dấu ấn cá nhân của người dùng.
Sự ra mắt của Samsung Galaxy S23 Series nhấn mạnh cam kết chung của Qualcomm Technologies và Samsung trong việc mang tới trải nghiệm tối ưu cho người dùng đối với các thiết bị Galaxy chủ chốt.
Rạng sáng ngày 2.2.2023 theo giờ Việt Nam, Samsung đã chính thức giới thiệu tới người dùng khắp thế giới dòng sản phẩm Galaxy S23 Series cùng loạt sản phẩm khác.
Tại sự kiện, Samsung đã công bố thời điểm đặt hàng và chính thức mở bán Galaxy S23 Series. Cụ thể, thời gian đặt hàng được ấn định kéo dài 2 tuần, từ ngày 2.2 – 17.2; và kể từ sau ngày 17.2, Galaxy S23 Series sẽ chính thức được giao khắp thế giới.
Khi đặt hàng trước tại MT Smart, người dùng sẽ mua được với mức giá tiết kiệm hơn, kèm theo đó là nhận được các phần quà giá trị, có thể kể đến như:
Ưu đãi giảm giá trực tiếp lên tới 7 triệu đồng; Hỗ trợ thu cũ – lên đời trợ giá 3 triệu đồng; Giảm thêm 1 triệu đồng khi thanh toán qua VNPAY/Moca; Tặng gói Samsung Care+ (12 tháng) trị giá hơn 2 triệu đồng; Giảm giá phụ kiện mua kèm lên đến 70%, Tặng ốp lưng chính hãng trị giá 590.000 đồng,…
Bên cạnh đó, còn có ưu đãi khác khi đặt mua Galaxy S23 Series tại MT Smart như: Dịch vụ phòng chờ hạng thương gia tại sân bay, Microsoft Office 365 Personal (1 năm), Chương trình ưu đãi trả góp 0%,…
Với những người dùng tham gia “đặt cọc” và nhận hàng sớm tại buổi mở bán Galaxy S23 Series của MT Smart sẽ được tặng thêm miếng dán màn hình chính hãng từ Samsung.
Quý độc giả cùng khách hàng cũng có thể tham gia đặt hàng sớm Galaxy S23 Series chính hãng tại: https://mtsmart.vn/samsung-galaxy-s23/#dat-mua để nhận ưu đãi dành cho thế hệ Galaxy S mới tại MT Smart.
Galaxy S23 có giá bán từ 24,99 triệu đồng; Galaxy S23 Plus có giá từ 26,99 triệu đồng và Galaxy S23 Ultra có giá từ 31,99 triệu đồng. Giá trên chưa bao gồm các khuyến mại.
Trong xu hướng bùng nổ thanh toán không tiền mặt, lì xì online dự báo sẽ tiếp tục trở thành xu hướng dịp Tết Quý Mão này. Chương trình Lắc Xì 2023, bên cạnh những hoạt động tương tác, giải trí mùa Tết, MoMo tiếp tục thực hiện loạt cải tiến tính năng chuyển tiền trước nhu cầu lì xì online dự báo sẽ tăng mạnh.
Ngoài tính năng đòi lì xì, giật lì xì,… MoMo cũng làm mới tính năng chuyển tiền lì xì với bộ thiệp kèm QR nhận tiền lì xì theo nhiều chủ đề sinh động, giúp người dùng trải nghiệm Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh bên người thân, bạn bè.
MoMo Lắc Xì 2023 với định hướng chung là thúc đẩy tính năng chuyển tiền – một trong những tính năng cốt lõi và được yêu thích trên MoMo. Từ tính năng chuyển tiền đơn giản, MoMo đã phát triển thành tính năng lì xì độc đáo gắn với câu chúc, thiệp và tùy chọn số tiền lì xì lẻ đến từng đồng.
Hằng năm, vào mỗi dịp Tết MoMo đều “làm mới” tính năng này để đưa sự mới mẻ, sáng tạo của công nghệ vào trong những hoạt động tưởng chừng rất truyền thống và khó thay đổi. Ngoài các tính năng “đòi lì xì”, “giật lì xì” được giới trẻ đón nhận, các cải tiến về giao diện, các tính năng chuyển/nhận tiền lì xì năm 2023 cũng bắt “trend” và thân thiện, gần gũi với người dùng hơn.
Bên cạnh làm mới tính năng lì xì online, MoMo cũng bổ sung loạt cải tiến mới giúp tối ưu trải nghiệm thanh toán/chuyển trả cho người dùng. Thay vì nạp tiền trực tiếp vào Ví MoMo để thực hiện giao dịch, người dùng MoMo có thể chuyển tiền, thanh toán linh hoạt, đa phương thức (tài khoản ngân hàng liên kết, Ví Trả Sau,…).
Thông qua liên kết nhiều ngân hàng cùng một lúc, người dùng Ví MoMo có thể dễ dàng tùy chọn theo nhu cầu và thanh toán trực tiếp từ nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau mà không cần phải nạp tiền vào Ví MoMo. Tính đến hiện tại, MoMo đã kết nối với 42 ngân hàng có trong hệ thống, cổng NAPAS và nhiều hệ thống thẻ quốc tế.
Người dùng có thể chuyển đổi giữa các tài khoản/thẻ khác nhau khi thanh toán/chuyển trả, tại tính năng “Quản lý tài khoản/thẻ”. Tính năng này giúp người dùng có thể quản lý các tài khoản/thẻ khác nhau trên một ứng dụng và quản lý chi tiêu đơn giản, minh bạch trên ứng dụng MoMo.
Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Thúc đẩy chuyển tiền trực tuyến mùa Tết, từ năm 2015 MoMo đã chính thức ra mắt tính năng lì xì trực tuyến và không ngừng nỗ lực để trải nghiệm tính năng này ngày tốt hơn sau mỗi năm.
Với những kết quả đạt được, MoMo kỳ vọng trong tương lai lì xì online sẽ trở thành nét văn hóa vừa truyền thống nhưng không kém phần hiện đại, góp phần phổ biến thói quen không dùng tiền mặt hướng đến xã hội không tiền mặt văn minh và hiện đại theo chủ trương của Chính phủ”.