Nhấn mạnh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, Huawei muốn góp phần vào công cuộc này.

Hội nghị Kỹ thuật số và Thông minh Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) do Huawei và Quỹ ASEAN Foundation đồng tổ chức tại Bangkok đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 2.000 quan chức chính phủ, chuyên gia và các đối tác từ 15 quốc gia và khu vực. Tại hội nghị, các bên đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về việc triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thông minh tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Nền kinh tế số APAC đang phát triển thịnh vượng. Các quốc gia và khu vực đang tích cực khám phá trí thông minh để thúc đẩy phát triển kỹ thuật số. Nhờ những nỗ lực đổi mới sáng tạo công nghệ, Huawei đã hỗ trợ chuyển đổi số thành công cho hơn 100.000 đối tác, xây dựng nền tảng cơ sở hạ tầng mạng và trung tâm dữ liệu hàng đầu cho khu vực. Cụ thể, Huawei cùng với các đối tác đã xây dựng OpenLabs – Phòng thí nghiệm đổi mới 5G và các nền tảng khác nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp tại địa phương.

Bà Mạnh Vãn Chu – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei đã khai mạc sự kiện bằng bài phát biểu trực tuyến. Bà nhấn mạnh: “APAC không chỉ là một trong những khu vực sôi động nhất thế giới, mà còn là hình mẫu về nỗ lực chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số cho các khu vực khác. Huawei rất vinh dự được tham gia hỗ trợ, làm việc cùng các khách hàng và đối tác nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số khắp khu vực”.

Bà Mạnh Vãn Chu cũng cho biết: “Huawei rất chú trọng vào việc nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo thông qua việc đầu tư hơn 138 tỷ USD vào R&D trong suốt thập kỷ qua. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời hợp tác cởi mở với các đối tác nhằm cung cấp các dịch vụ 5.5G, Cloud, Digital Power và nhiều công nghệ khác. Chúng tôi muốn góp phần mang lại lợi ích của công nghệ kỹ thuật số thông minh cho người dân trên khắp khu vực APAC, thúc đẩy sự phát triển tích hợp giữa nền kinh tế số và nền kinh tế thực”.

Ông Nararya S. Soeprapto – Phó Tổng thư ký ASEAN về các vấn đề Cộng đồng và Doanh nghiệp cho biết: “Với Hiệp định Khung Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (Digital Economy Agreement – DEFA) dự kiến sẽ ​​hoàn thiện vào năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội sẽ được trao quyền để khai phóng tối đa tiềm năng của các dịch vụ kỹ thuật số và công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo AI và Điện toán đám mây Cloud, nhằm đảm bảo một tương lai kỹ thuật số thành công trên toàn khu vực. Các chính phủ, khu vực tư nhân và các đối tác liên quan phải tiếp cận có chiến lược nhằm tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển năng lực và thúc đẩy chuyển đổi số trong khu vực”.

Ông Nararya S. Soeprapto – Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách các vấn đề Cộng đồng và Doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị.

Ông Prasert Jantararuangtong – Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Xã hội số Thái Lan cũng cho biết: “Mục đích ưu tiên của chúng tôi là tăng tốc chuyển đổi số thông minh theo chính sách ‘Động lực tăng trưởng của Thái Lan’, lấy sự phát triển của nền kinh tế số làm động lực chính, nâng cao mức độ cạnh tranh và vị thế của quốc gia. Điều này cũng sẽ làm tăng cường độ an toàn & bảo mật cho các giao dịch điện tử và nâng cao nguồn nhân lực kỹ thuật số của đất nước. Các dự án hàng đầu trong sáng kiến ​​này là Chính sách ưu tiên đám mây (Cloud First Policy), Phát triển AI cho Hệ thống định danh Kỹ thuật số (Digital ID), Phát triển nhân lực số, Phòng chống lừa đảo trực tuyến (Combating Online Scams), cũng như duy trì các mối quan hệ với đối tác trong khu vực tư nhân để phát triển và ứng dụng các công nghệ số phù hợp với xu hướng số ở APAC”.

Ông Prasert Jantararuangtong – Bộ trưởng Bộ Kinh tế số và Xã hội số Thái Lan chia sẻ các chính sách của quốc gia.

Ông Leo Chen – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch Kinh doanh Doanh nghiệp của Huawei khẳng định: “APAC hiện nay là khu vực tiên phong trong nền kinh tế số thông minh. Chúng tôi tin rằng cơ sở hạ tầng số thông minh với mạng lưới, lưu trữ, điện toán và đám mây – chính là chìa khóa để khai phóng tối đa tiềm năng. Với kinh nghiệm cùng sự hiểu biết sâu sắc đa ngành, Huawei sẵn sàng sử dụng công nghệ và giải pháp toàn diện của mình, hợp tác với các đối tác để tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Cùng nhau, chúng ta hãy dẫn đầu xu thế trí thông minh nhân tạo của nền công nghiệp toàn cầu và đưa cơ sở hạ tầng số thông minh của APAC phát triển vượt bậc và kiến tạo nền tảng mới cho APAC trong kỷ nguyên trí thông minh”.

Ông Leo Chen – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch Kinh doanh Doanh nghiệp của Huawei cùng bài phát biểu quan trọng.

Ông Simon Lin, Chủ tịch Huawei APAC tiếp tục chia sẻ và nhấn mạnh: “Khi nhìn về bối cảnh phát triển của chuyển đổi số, chúng ta không chỉ đơn thuần áp dụng công nghệ vào các giải pháp, mà còn cần tích hợp sâu rộng vào nền kinh tế và xã hội. Khi APAC bước vào thời kỳ phát triển kinh tế số thịnh vượng, Huawei cam kết trở thành nhà tiên phong về đổi mới sáng tạo công nghệ trong ngành và đóng góp giá trị cho các quốc gia. Cùng với gần 10.000 đối tác doanh nghiệp và đối tác Cloud, chúng tôi đã sẵn sàng vượt qua các thách thức và tăng tốc thúc đẩy quá trình số hoá thông minh tại khu vực APAC”.

Ông Simon Lin – Chủ tịch Huawei APAC tái khẳng định cam kết của tập đoàn

Tiếp nối hội nghị này, Huawei tiếp tục tổ chức 04 hội nghị: Hội nghị Thượng đỉnh Mạng Huawei (Huawei Network Summit), Diễn đàn Đổi mới Cơ sở hạ tầng dữ liệu (Innovative Data Infrastructure Forum), Hội nghị Thượng đỉnh Quang học toàn cầu (Global Optical Summit), và Hội nghị Thượng đỉnh Huawei Cloud Stack (Huawei Cloud Stack Summit).

Đồng thời, Huawei sẽ cùng các đối tác, tổ chức bảy sự kiện lớn nhằm ra mắt hàng loạt giải pháp dựa trên kịch bản cao tần trên thị trường thương mại và các sản phẩm mới trong lĩnh vực phân phối, đồng thời vinh danh những đối tác xuất sắc tại Đêm Đối tác APAC. Ngoài ra, Huawei cũng công bố các giải pháp công nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh ISP Toàn cầu khu vực APAC, cũng như Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp lớn và Sản xuất Toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra sức mạnh để phát triển nền kinh tế số, góp phần hoàn thiện quá trình chuyển đổi số của quốc gia – theo Huawei.

Ông Li Hai – Giám đốc An ninh bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei Châu Á – Thái Bình Dương đã chia sẻ về cách Trí tuệ nhân tạo (AI) giải phóng giá trị của dữ liệu đáng tin cậy, cũng như đưa ra 06 khuyến nghị về chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật cho AI và Dữ liệu tại Security Day 2023.

Hội thảo & Triển lãm “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” lần thứ 16 (Security Day 2023) là diễn đàn quan trọng cấp quốc gia, do Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ và tổ chức. Với chủ đề “An toàn dữ liệu trong thời đại Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo”, sự kiện năm nay thu hút hơn 3.000 chuyên gia tham dự. Cùng với hơn 40 diễn giả, chương trình hội thảo đã tổ chức 01 phiên toàn thể và 03 phiên chuyên đề trao đổi về các chính sách và giải pháp công nghệ về an toàn thông tin mạng hiện nay.

Trong phiên chuyên đề, ông Li Hai – Giám đốc An ninh bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông Huawei Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã có bài trình bày về chủ đề mở rộng của dữ liệu đang được quan tâm hàng đầu hiện nay: “Đổi mới và phát triển – An toàn và tin cậy với Trí tuệ nhân tạo”.

Ông Li Hai – Giám đốc An ninh bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei Châu Á – Thái Bình Dương tại sự kiện.

Trí tuệ nhân tạo tạo ra sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế số quốc gia

Ông Li Hai cho biết, AI đang là công cụ quan trọng cho phép các ngành công nghiệp nâng cao hiệu quả và năng suất ở quy mô lớn hơn thông qua “Tri thức + Dữ liệu + Thuật toán + Sức mạnh điện toán”. Cụ thể, dữ liệu là thành phần, thuật toán là động lực, sức mạnh điện toán là cơ sở hạ tầng… của AI.

Huawei dự đoán thế giới thông minh 2030 sẽ phát triển từ “Kết nối + Điện toán” hiện nay trở thành “AI + Dữ liệu + Xanh” với sự bùng nổ của thương mại kỹ thuật số, băng thông rộng gigabit, vũ trụ ảo metaverse, trí tuệ lan tỏa, hệ thống tự trị, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin xanh… Với GenAI (Generative AI – AI Tạo sinh), thế giới đang ở thời điểm bước ngoặt của kỷ nguyên số. GenAI dân chủ hóa việc sử dụng AI, trao quyền sử dụng cho mọi lực lượng lao động, tạo điều kiện đổi mới và trao cơ hội kinh doanh mới cho khu vực công lẫn tư. Có thể nói, GenAI là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội, thúc đẩy năng suất và sản lượng tăng trên 18%.

Ông Li Hai khẳng định, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế số của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh điện toán bình quân đầu người và ngược lại, cơ sở hạ tầng sức mạnh điện toán cũng trở thành động cơ mới của mỗi nền kinh tế số. Dự đoán, AI có thể làm tăng sức mạnh điện toán lên gấp 500 lần. Do đó, hơn 50 nước đã đưa mục tiêu thúc đẩy hợp tác và đổi mới, xây dựng chính sách và tiêu chuẩn về AI vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Để các nhà hoạch định chính sách đánh giá tiến độ nền kinh tế số mỗi quốc gia, Huawei đã hợp tác nghiên cứu với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC giới thiệu chỉ số DFE (Digital First Economy Index), nhằm đo lường liên tục mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Theo điểm DFE, Việt Nam và hầu hết quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa nước nào đạt được mức độ chuẩn bị sẵn sàng cao nhất cho nền kinh tế số. Cải thiện chỉ số DFE sẽ tạo ra tác động cấp số nhân đối với tăng trưởng GDP: Tăng 1 điểm DFE tương quan với mức tăng trưởng 3% GDP.

Huawei khuyến nghị cách xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật cho trí tuệ nhân tạo

Tại sự kiện, ông Li Hai đã đưa ra 06 khuyến nghị về chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật đáng tin cậy cho AI và Dữ liệu đang được các Chính phủ trên thế giới triển khai.

Thứ nhất, chính phủ đi đầu trong việc xây dựng các chiến lược an ninh mạng quốc gia, quy định về nơi lưu trữ dữ liệu và bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia. Cụ thể trong 4 hoạt động:Thiết lập các chính sách, bộ luật, quy định phù hợp với kỷ nguyên số; Ươm mầm nhân tài thích ứng với kỷ nguyên số; Thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp thịnh vượng; Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Thứ hai, nền tảng đám mây chủ quyền quốc gia. Chính phủ cần tăng cường tích hợp và hợp tác để tạo ra nền tảng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây chung, nền tảng trao đổi và chia sẻ dữ liệu hợp nhất, nền tảng dịch vụ hợp nhất. Đặc biệt, đảm bảo Đám mây an ninh quốc gia đạt mức độ bảo mật cao nhất.

Thứ ba, chính phủ đẩy nhanh quá trình đám mây hóa và số hóa của các bộ ngành, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn trong các ngành khác nhau. Các bộ ngành đẩy nhanh đám mây hóa và số hóa sẽ giúp khơi thông và tinh gọn các dịch vụ xã hội như dịch vụ công, bảo hiểm xã hội, giao thông, thuế quan, giáo dục, y tế…

Thứ tư, chính phủ đi đầu trong việc thiết lập cơ chế quản lý và thu phí để tạo ra giá trị thông qua dịch vụ dữ liệu và tăng thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số. Các nền tảng trao đổi dữ liệu quy mô lớn sẽ thúc đẩy chủ sở hữu dữ liệu, nhà cung cấp dữ liệu và người dùng dữ liệu mua bán với nhau.

Thứ năm, chính phủ chủ trì thiết lập cơ chế quản lý, tiêu chuẩn kiểm toán, bảo mật và hệ thống chứng nhận. Việc thiết lập môi trường mạng an toàn cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân có vai trò quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Do đó, Chính phủ cần sửa đổi và hoàn thiện Luật an ninh mạng quốc gia, Quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân, Tiêu chuẩn an ninh mạng theo luật định quốc gia,… dựa theo các khung tham chiếu toàn cầu.

Thứ sáu, chính phủ đi đầu trong việc xây dựng mô hình quản trị hợp tác đa bên phù hợp với nền kinh tế số phát triển nhanh chóng, điều tiết và thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường bảo mật dữ liệu cơ bản cho đến bảo mật toàn bộ vòng đời dữ liệu.

“Để giải phóng những giá trị dữ liệu, AI là một công cụ đáng tin cậy nhờ có các nỗ lực chung. Mục đích cuối cùng của AI cùng các chính sách và tiêu chuẩn dữ liệu là tạo ra giá trị kinh doanh thông qua việc xử lý dữ liệu bảo mật và đáng tin cậy. Chúng tôi luôn ủng hộ Chính phủ đề ra các chính sách và tiêu chuẩn nhằm khuyến khích đổi mới phát triển AI và Dữ liệu xuyên ngành, xuyên quốc gia và xuyên khu vực. Huawei cũng đề xuất cải thiện các chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật đáng tin cậy cho AI và Dữ liệu, dựa trên mô hình hợp tác đa bên trong các kịch bản ứng dụng ngành cụ thể. Chỉ có không hợp tác và phát triển mới là mối đe dọa và rủi ro an ninh lớn nhất”,ông Li Hai nhấn mạnh.

Synology tổ chức thành công Synology Solution Day Việt Nam 2023 vào ngày 24/11/2023. Sự kiện thu hút gần 400 khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu là các chủ doanh nghiệp, chuyên gia IT từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau cùng với các đối tác kinh doanh của Synology.

Các chuyên gia IT chia sẻ trải nghiệm sử dụng giải pháp Synology cho doanh nghiệp

Trong khuôn khổ sự kiện, Synology đã giới thiệu bốn giải pháp quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp, bao gồm: lưu trữ dữ liệu, sao lưu dữ liệu, giám sát an ninh camera và bộ ứng dụng văn phòng nhằm tăng cường hiệu suất kinh doanh. 

Người tham dự đã có cơ hội trải nghiệm các giải pháp của Synology thuộc nhiều dòng khác nhau, được điều chỉnh để phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, từ SOHO, SMB (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đến các tổ chức lớn.

Joanne Weng, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Quốc tế của Synology

“Việt Nam là một thị trường trọng điểm, sôi động và đầy tiềm năng. Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong ngành sản xuất khi đã đạt tốc độ tăng trưởng gấp đôi chỉ trong vòng năm năm từ 2018 đến 2022”, Joanne Weng, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Quốc tế của Synology, cho biết. 

  • Lưu trữ và Quản lý dữ liệu: Quá trình chuyển đổi số của mọi ngành đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt với sự xuất hiện của công nghệ mới như AI. Tình hình này đặt ra những thách thức lớn khi lượng dữ liệu tăng vụt, đồng thời yêu cầu khả năng quản lý và bảo mật vượt quá khả năng của tài nguyên IT hiện tại. Tại sự kiện, Synology đã giới thiệu giải pháp quản lý dữ liệu linh hoạt trên đám mây riêng và hỗn hợp. Giải pháp này không chỉ đồng bộ hóa nhiều chi nhánh trên toàn cầu mà còn tối ưu hóa chi phí và bảo vệ hiệu quả chống lại ransomware.
  • Bảo vệ dữ liệu: Để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, chỉ sao lưu dữ liệu đơn thuần là không đủ. Synology đã trình bày lý do cần triển khai bảo vệ toàn diện cho dữ liệu, thực hiện định kỳ diễn tập đối phó sự cố và sử dụng giải pháp tổng thể đáng tin cậy để giảm thời gian phục hồi từ tình huống tồi tệ nhất. Quan trọng nhất, việc xây dựng kế hoạch sao lưu và phục hồi không nhất thiết phải gây áp lực lên ngân sách IT của doanh nghiệp.
  • Giám sát an ninh camera: Bên cạnh việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi mối đe dọa mạng, việc có một hệ thống giám sát an ninh đáng tin cậy là cần thiết để bảo vệ người và tài sản. Vẫn trên nền thiết bị lưu trữ NAS, Synology cung cấp hệ thống quản lý camera tiên tiến – Surveillance Station và camera IP tích hợp AI. Cho dù doanh nghiệp cần giám sát một khu công nghiệp phức tạp hay nhiều cửa hàng bán lẻ, giải pháp giám sát của Synology vẫn linh hoạt và dễ dàng mở rộng.
  • Nâng cao năng suất văn phòng: Trong doanh nghiệp, sự hợp tác bên trong hay bên ngoài tổ chức đều quan trọng. Synology giới thiệu giải pháp đám mây cục bộ nhằm tối ưu hóa khả năng hợp tác nhóm và đảm bảo quyền sở hữu dữ liệu mà không làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng. Từ văn phòng, bảng tính đến email và tin nhắn, giải pháp của Synology mang lại khả năng bảo mật toàn diện. Đặc biệt, sẽ có thêm tính năng AI để giúp người dùng tiết kiệm thời gian soạn thảo văn bản, tăng cường hiệu quả làm việc tối đa.

Ngoài việc giới thiệu các giải pháp, sự kiện còn có sự tham gia của hai diễn giả khách mời là ông Lợi Nguyễn, Quản lý CNTT tại Pebsteel, doanh nghiệp cung cấp giải pháp nhà thép tiền chế và kết cấu thép, cùng ông Trương Văn Bảo, Quản lý CNTT với hơn 30 năm kinh nghiệm tại khách sạn Rex Hotel Saigon. Họ đã chia sẻ những cái nhìn chuyên sâu về tầm quan trọng của việc quản lý và bảo vệ dữ liệu trong thời đại hiện nay, không chỉ đối với ngành sản xuất và ngành dịch vụ như nhà hàng khách sạn, mà còn cho tất cả các lĩnh vực.

Trong xu hướng bùng nổ thanh toán không tiền mặt, lì xì online dự báo sẽ tiếp tục trở thành xu hướng dịp Tết Quý Mão này. Chương trình Lắc Xì 2023, bên cạnh những hoạt động tương tác, giải trí mùa Tết, MoMo tiếp tục thực hiện loạt cải tiến tính năng chuyển tiền trước nhu cầu lì xì online dự báo sẽ tăng mạnh. 

Ngoài tính năng đòi lì xì, giật lì xì,… MoMo cũng làm mới tính năng chuyển tiền lì xì với bộ thiệp kèm QR nhận tiền lì xì theo nhiều chủ đề sinh động, giúp người dùng trải nghiệm Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh bên người thân, bạn bè. 

MoMo Lắc Xì 2023 với định hướng chung là thúc đẩy tính năng chuyển tiền – một trong những tính năng cốt lõi và được yêu thích trên MoMo. Từ tính năng chuyển tiền đơn giản, MoMo đã phát triển thành tính năng lì xì độc đáo gắn với câu chúc, thiệp và tùy chọn số tiền lì xì lẻ đến từng đồng. 

Hằng năm, vào mỗi dịp Tết MoMo đều “làm mới” tính năng này để đưa sự mới mẻ, sáng tạo của công nghệ vào trong những hoạt động tưởng chừng rất truyền thống và khó thay đổi. Ngoài các tính năng “đòi lì xì”, “giật lì xì” được giới trẻ đón nhận, các cải tiến về giao diện, các tính năng chuyển/nhận tiền lì xì năm 2023 cũng bắt “trend” và thân thiện, gần gũi với người dùng hơn. 

Khi sử dụng tính năng lì xì trên MoMo, người dùng có thể tự tạo những chiếc thiệp chúc Tết theo sở thích và kèm với mã QR Nhận tiền. Việc chuyển tiền lì xì còn có thể thực hiện thông qua những chiếc mã QR độc nhất của mỗi người

Bên cạnh làm mới tính năng lì xì online, MoMo cũng bổ sung loạt cải tiến mới giúp tối ưu trải nghiệm thanh toán/chuyển trả cho người dùng. Thay vì nạp tiền trực tiếp vào Ví MoMo để thực hiện giao dịch, người dùng MoMo có thể chuyển tiền, thanh toán linh hoạt, đa phương thức (tài khoản ngân hàng liên kết, Ví Trả Sau,…). 

Thông qua liên kết nhiều ngân hàng cùng một lúc, người dùng Ví MoMo có thể dễ dàng tùy chọn theo nhu cầu và thanh toán trực tiếp từ nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau mà không cần phải nạp tiền vào Ví MoMo. Tính đến hiện tại, MoMo đã kết nối với 42 ngân hàng có trong hệ thống, cổng NAPAS và nhiều hệ thống thẻ quốc tế. 

Người dùng có thể chuyển đổi giữa các tài khoản/thẻ khác nhau khi thanh toán/chuyển trả, tại tính năng “Quản lý tài khoản/thẻ”. Tính năng này giúp người dùng có thể quản lý các tài khoản/thẻ khác nhau trên một ứng dụng và quản lý chi tiêu đơn giản, minh bạch trên ứng dụng MoMo.

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Thúc đẩy chuyển tiền trực tuyến mùa Tết, từ năm 2015 MoMo đã chính thức ra mắt tính năng lì xì trực tuyến và không ngừng nỗ lực để trải nghiệm tính năng này ngày tốt hơn sau mỗi năm. 

Với những kết quả đạt được, MoMo kỳ vọng trong tương lai lì xì online sẽ trở thành nét văn hóa vừa truyền thống nhưng không kém phần hiện đại, góp phần phổ biến thói quen không dùng tiền mặt hướng đến xã hội không tiền mặt văn minh và hiện đại theo chủ trương của Chính phủ”.