Hôm nay, e27, nền tảng truyền thông về công nghệ và khởi nghiệp lớn nhất châu Á, đã thông báo về việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Echelon lần thứ 10, Echelon X, sự kiện công nghệ và khởi nghiệp hàng đầu Đông Nam Á. Hội nghị lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 5 năm 2024 tại Singapore EXPO.

Echelon X hướng tới mục tiêu gia tăng khả năng phục hồi của hệ sinh thái công nghệ thông qua sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và cùng nhau đổi mới sáng tạo. Trong năm nay, hội nghị sẽ tập trung vào các startup trong giai đoạn trưởng thành. Hơn 100 diễn giả xuất sắc đến từ các công ty nổi tiếng như: Coffee meets Bagel, Moomoo SG, Ninja Van, YouTrip, Addo, Meta, Google Cloud, NTT, Nir Eyal, BRI Ventures, Fazz Financial và Vertex Ventures sẽ tham dự Hội nghị lần thứ 10 này.

Trong suốt hai ngày diễn ra sự kiện, các diễn giả sẽ chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về các chủ đề phù hợp với startup giai đoạn trưởng thành như trí tuệ nhân tạo (AI), tăng trưởng bền vững, thực tiễn kinh doanh linh hoạt, khả năng phục hồi kinh doanh và chuẩn bị cho tương lai.

Sự kiện còn chứng kiến việc ký kết Biên bản Ghi Nhớ (MOU) giữa e27 và Tập đoàn Điện thoại và Điện báo Nippon (NTT) vào ngày 15 tháng 5 trên Sân khấu Pitch Stage, nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển và đổi mới trong hệ sinh thái khởi nghiệp của khu vực bằng cách kết hợp khả năng tiếp cận truyền thông rộng rãi của e27 và sự hiện diện rộng khắp của Tập đoàn NTT trong khu vực. Thông qua thỏa thuận này, các doanh nghiệp khởi nghiệp và công nghệ sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ, cải thiện khả năng tiếp cận vốn, tăng cường sự hiện diện và các cơ hội kết nối.

Echelon X

Cùng với hội nghị chính, Chương trình TOP100 tiếp tục là một phần quan trọng tại Echelon, mang đến cho các startup trong khu vực cơ hội tăng khả năng hiện diện, nhận được hỗ trợ tư vấn và tiếp cận các cơ hội huy động vốn. Lần đầu tiên, Chương trình có sự tham gia của các startup từ Ấn Độ, Bangladesh và Đài Loan.

51 startup lọt vào danh sách được chọn sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của mình tại sự kiện Echelon X thông qua gian hàng triển lãm cũng như có cơ hội thuyết trình về ý tưởng của mình trên sân khấu Pitch Stage – nền tảng giúp TOP100 và các nhóm startup khác trình bày giải pháp đổi mới của họ đến nhiều người hơn. Nhân dịp này, các nền tảng hỗ trợ khởi nghiệp toàn cầu như Antler, Plug and Play APAC cũng sẽ giới thiệu các công ty khởi nghiệp của họ tại Sân khấu Pitch Stage.

Các startup đáng chú ý tham gia vào TOP100 bao gồm Careera (Singapore), Fina Fintech (Lào), Edge Tutor (Philippines), dentall Co. Ltd. (Đài Loan), The Mango Jelly (Ấn Độ), PriyoShop (Bangladesh), Talent Hero Ventures (Singapore) và nhiều startup khác.

Ông Tan Kiat How, Bộ trưởng cấp cao về Thông tin – Truyền thông và Phát triển Quốc gia Singapore sẽ có bài phát biểu chào mừng vào ngày 15 tháng 5 với tư cách khách mời danh dự tại hội nghị năm nay.

Mặc dù việc hỗ trợ vốn cho startup ở Đông Nam Á đang chậm lại, sự kiện này diễn ra vào thời điểm thích hợp khi Singapore tiếp tục nổi bật là điểm đến hàng đầu cho đầu tư khởi nghiệp hàng đầu trong khu vực. Dữ liệu gần đây từ báo cáo bối cảnh đầu tư mạo hiểm tại Singapore (Singapore Venture Funding Landscape) cho thấy các startup có trụ sở tại Singapore chiếm 63,7% trong tổng số giao dịch vốn vào năm 2023 so với phần còn lại của Đông Nam Á, với sự gia tăng đáng kể trong các giao dịch về công nghệ chuyên sâu.

Ông Mohan Belani, CEO và Đồng sáng lập của e27 chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự được tổ chức hội nghị Echelon hàng năm. Trong thập kỷ qua, chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển theo cấp số nhân của hệ sinh thái công nghệ, và Echelon đã trở thành hội nghị không thể bỏ qua, bàn về mọi vấn đề liên quan đến công nghệ và khởi nghiệp. Chúng tôi đã thấy nhiều nhà sáng lập xuất sắc đứng trên sân khấu và giới thiệu các giải pháp đổi mới của họ với thế giới, và chúng tôi rất háo hức chờ đợi màn trình diễn của năm nay, đặc biệt là với sự phát triển của các công nghệ đột phá, các thế hệ sáng lập mới và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác trong hệ sinh thái”.

Được thành lập vào năm 2007, e27 có sứ mệnh mang đến cho các doanh nhân cơ hội để thành công, giúp họ có được các công cụ và tài nguyên cần thiết để xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình trong hệ sinh thái công nghệ châu Á. e27 mang đến một nền tảng hữu ích cho kết nối, thông tin chuyên sâu, kêu gọi vốn và nhiều giá trị khác nữa – tất cả những yếu tố cần thiết để xây dựng một doanh nghiệp tỷ đô.

Các gia đình trẻ, đặc biệt là những người mới kết hôn có con sớm phải đối mặt những thách thức từ cuộc sống, áp lực công việc và những vấn đề khác. Trong đó có sự phụ thuộc vào công nghệ, dịch vụ, vô tình tạo ra căn bệnh lười ở một số gia đình trẻ, lâu dài sẽ tạo ra những vấn đề không tốt, đặc biệt là sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

“Bệnh lười” và câu chuyện gắn kết ở gia đình trẻ

Trở về nhà sau một thời gian làm việc, nhiều gia đình không muốn làm thêm bất cứ công việc nào, sự mệt mỏi muốn nghỉ ngơi khiến cho họ không muốn làm các công việc nhà, kể cả việc nấu một bữa cơm.

Anh Trần Ngọc Hoàng (Quận 8, TP.HCM) cho biết: “Về tới nhà cũng tối rồi, ai cũng mệt và vợ chồng tôi thường rủ ra ngoài ăn, riết cũng trở thành thói quen, đến khi có thời gian cuối tuần thì vẫn lười, nên muốn có thời gian để nghỉ ngơi”.

Bệnh lười xuất hiện tác động đến nhiều gia đình trẻ bởi nhiều yếu tố khác như: áp lực công việc, các khoản nợ, chi phí hàng tháng…khiến họ phải dành rất nhiều thời gian và sức lực cho các hoạt động đó. Ngoài ra các dịch vụ hiện đại cũng là yếu tố góp phần tạo ra bệnh lười như giao đồ ăn nhanh, thuê người dọn dẹp, có thể giúp các công việc được thực hiện dễ dàng nhưng cũng đồng thời làm giảm đi sự cố gắng của các thành viên trong gia đình.

câu chuyện cuộc sống: bệnh lười

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, cho biết: “Về lâu dài sẽ biến thành nếp sống và gây ra hệ lụy rất lớn, thứ nhất bản thân của người lười biếng trong gia đình thì sẽ không tìm được cảm giác hạnh phúc, thứ hai khi quen với nếp sống lười biếng, họ cũng tự cho bản thân có quyền lợi là được vô trách nhiệm, tôi không cần có nghĩa vụ gì với gia đình, nhà chỉ là nơi để về”.

Hệ lụy của căn bệnh lười biếng khi một gia đình không sinh hoạt và tương tác cùng nhau thì những nét văn hóa riêng, đặc thù riêng trong gia đình sẽ không có cơ hội để phát triển, những trẻ em được sinh ra trong gia đình này sẽ không biết được các chuẩn mực, cách thức để tương tác và gây ra những vấn đề lớn cho trẻ sau này.

Để bệnh lười không còn xuất hiện trong gia đình, việc thiết lập kế hoạch là rất quan trọng. Mỗi gia đình cần đề ra các mục tiêu kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, thậm chí là hàng tháng hoặc thực hiện các hoạt động gia đình vào cuối tuần sẽ tạo cơ hội để tăng cường và tương tác giữa các thành viên, không chỉ chống lại bệnh lười mà còn mang lại cảm giác ấm áp trong gia đình.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui, Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, cho biết: “Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian cho các công việc trong tuần, thì chúng ta phải nghĩ là những ngày cuối tuần phải dành cho gia đình, đồng thời cũng là ngày phục vụ cho bản thân sức khỏe chúng ta”.

Bên cạnh đó chúng ta cần phải tạo ra một không gian thoải mái cho gia đình như các hoạt động cùng nhau xem phim, đọc sách, một cách tự nhiên có thể giúp làm giảm căng thẳng và tránh tác động từ những yếu tố khác.

Clip  “Bệnh lười” và câu chuyện gắn kết ở gia đình trẻ:

Ranh giới giữa “kém duyên” và “hài hước”

Hài hước có thể nói là một ưu điểm lớn trong cuộc sống, không phải ai cũng có được và một người hài hước sẽ luôn mang lại năng lượng tích cực cho những người xung quanh. Tuy nhiên để sự hài hước đi quá giới hạn và không biết cách kiểm soát, nhiều người biến hình ảnh bản thân mình trở nên kém duyên, và đâu là ranh giới giữa “kém duyên” và “hài hước”?, chúng ta cần làm gì để kiểm soát, điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp?

Để tạo không khí vui vẻ và thoải mái, anh A.T ở TP.HCM, thường có thói quen và chọc giỡn với mọi người trong nhóm và luôn là tâm điểm làm cho mọi người vui và thoải mái, tuy nhiên có những lúc anh T khiến mọi người khó chịu với trò đùa quá trớn của mình.

Có một lần tôi đã lấy ngoại hình của một bạn trong nhóm ra đùa giỡn và bạn đó không nói gì hết, nhưng khi về nhà bạn ấy đã chặn hết tin nhắn của mọi người và không bao giờ liên lạc với tôi nữa, tôi cảm thấy rất có lỗi với bạn đó”, anh A.T cho biết.

TS Nguyễn Thị Vân, chuyên gia tâm lý chia sẻ: “Bối cảnh chúng ta tạo ra sự hài hước có phù hợp hay không, như một bầu không khí nghiêm trang mà tạo ra một yếu tố “hài hước” thì điều đó là “kém duyên”. Phải quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng để biết được sự hài hước của mình phù hợp hay kém duyên.”

Người hài hước, là người có thể tạo ra tiếng cười một cách tự nhiên và tích cực, bằng cách sử dụng lời nói hoặc hành động để làm cho bầu không xung quanh mọi người cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Mặt khác, một người trở nên kém duyên khi không nhận ra ranh giới của sự hài hước và đùa giỡn quá trớn, họ thiếu sự nhạy cảm và thường không chú ý đến cảm xúc của mọi người.

Chị Lưu Thị Thu Lan (TP.HCM) cho biết: “Mình từng bị giỡn kém duyên, người đó liên tục lấy chuyện tình cảm vừa mới đổ vỡ của mình ra đùa giỡn, mình không hiểu tại sao làm như vậy và dần dần mình không còn tiếp xúc nữa, mặc dù cả hai rất thân”.

Thực tế có những người lấy điểm yếu của người khác ra đùa giỡn, cho rằng mình đang tạo ra không khí vui vẻ. Tuy nhiên gây ra nhiều hệ lụy làm cho người khác khó chịu, bị xúc phạm và không được tôn trọng. Ngoài ra những trò đùa kém duyên sẽ khiển hình ảnh của bản thân bị xấu đi trong mắt người khác. Do đó việc nhận biết và tránh các trò đùa kém duyên là rất quan trọng để giúp không khí trở nên vui vẻ, mọi người gia tăng sự tự tin tích cực trong vấn đề nhắc đến thì chúng ta mới tạo nên một không khí hòa hợp với tất cả mọi người.

Clip ranh giới giữa “kém duyên” và “hài hước”:

Câu Chuyện Cuộc Sống là chương trình có thời lượng 7-9 phút khai thác thông tin đa chiều, khách quan về các vấn đề đời sống xã hội đang được công chúng quan tâm. Câu Chuyện Cuộc Sống phát sóng vào lúc 19:50 Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1.

Câu Chuyện Cuộc Sống tuần này tiếp tục lên sóng chia sẻ với những câu chuyện: Có nên sử dụng chung thiết bị công nghệ với trẻ, dạy trẻ cảm ơn khi nhận quà. 

Có nên sử dụng chung thiết bị công nghệ với trẻ?

Vì lo ngại những ảnh hưởng nhất định của thiết bị điện tử đến với trẻ, nhưng cũng không thể cấm trẻ tiếp xúc với công nghệ, vì một số hoạt động học tập giải trí, cần sự kết nối của điện thoại, máy tính và mạng xã hội, nên các bậc cha mẹ quyết định sử dụng điện thoại chung với con. Tuy nhiên điều này đã tạo nên cảm giác kiểm soát quá mức khiến cho trẻ bị áp lực, tạo nên một số ảnh hưởng không tốt. Vậy thì đâu là cách giải quyết hợp lý vấn đề này trong cuộc sống hàng ngày.

Chị Tạ Như Sương (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Bé nhà tôi học lớp 6, thường các hoạt động bài tập của bé làm trên điện thoại và thông qua mạng xã hội, nhưng tôi cũng không yên tâm để bé có điện thoại riêng, nên tôi vẫn cho bé sử dụng điện thoại chung với cha mẹ”.

Anh Hà Văn Duy (Quận 3, TP.HCM) cho biết: “Độ tuổi hiện tại của các con tiếp xúc với điện thoại là quá sớm, tôi lo lắng cho các con sao nhãng việc học, bởi vậy tôi cho các con sử dụng chung điện thoại với mình, để tôi có thể kiểm tra thời gian hiệu quả hơn”.

Nỗi lo của cha mẹ là đúng, khi con cái chưa có khả năng nhận diện những nguy hiểm trên không gian mạng, và việc con cái tạm thời dùng chung máy tính, điện thoại với ba mẹ cũng được khuyến khích ở trẻ dưới cấp 2. Tuy nhiên ở những độ tuổi lớn hơn, khi bắt đầu có những sở thích riêng, những mối quan hệ bạn bè riêng, cần không gian riêng tư và muốn tự do khám phá, nếu mà phải dùng chung các thiết bị công nghệ và chịu sự giám sát của cha mẹ có thể khiến trẻ có cảm giác bị kiểm soát quá mức, áp lực, có thể khiến trẻ có những phản ứng tiêu cực.

ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, chuyên gia Tâm lý cho biết: “Thường thì con trẻ khi bị kiểm soát từ phía ba mẹ hoặc biết ba mẹ đang dõi mình, thì con trẻ sẽ tìm cách giấu diếm, hoặc tìm cách ngăn chặn hành vi theo dõi của ba mẹ, thì bỗng nhiên ngay lập tức mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xa cách và con trẻ cũng không muốn chia sẻ cảm xúc và sự quan tâm của mình đối với ba mẹ nữaĐiều đầu tiên là mình phải hướng dẫn con trẻ hiểu được những nguy hiểm, cũng như những lợi ích của thế giới công nghệ và mạng xã hội mang lại, một khi con trẻ có đầy đủ sự nhận biết như vậy thì chúng ta dễ dàng tự tin cho con trẻ và chủ động được sử dụng những thiết bị”.

Và trong bối cảnh về tội phạm công nghệ gia tăng, thì một khía cạnh khác trong câu chuyện này cũng cần được quan tâm. Đó là làm sao đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị công nghệ. Bởi vì, thực tế vẫn có vấn đề rủi ro về an ninh mạng xảy ra, kể cả khi ba mẹ dùng chung hay dùng riêng thiết bị công nghệ với con trẻ.

Tiến sĩ Phạm Văn Khoa, Trưởng ngành máy tính viễn thông, Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Khi trẻ em tương tác trên thiết bị di động của người lớn, thì sẽ vô tình cung cấp cho đối tượng xấu những thông tin nhạy cảm và quan trọng”.

Clip Có nên sử dụng chung thiết bị công nghệ với trẻ:

Dạy trẻ cảm ơn khi nhận quà

Lòng biết ơn là một phẩm chất thái độ sống cao đẹp, việc hình thành và nuôi dưỡng lòng biết ơn cho trẻ là một cách để giúp trẻ thêm yêu và trân quý những điều trong cuộc sống quanh mình, đặc biệt là dạy trẻ lòng biết ơn và đáp lại bằng sự tôn trọng khi nhận quà, không chỉ là một phản ứng tự nhiên mà còn là một bài học quan trọng về đạo đức và thể hiện giá trị nhân văn.

Em Võ Cát Thùy Anh (TP.HCM), cho biết: “Khi mọi người tặng quà cho con thì con rất là thích và con sẽ nhận quà bằng hai tay và cảm ơn, con rất là trân trọng và quý món đồ đó”.

Chị Lâm Hoài Thu (TP.HCM), cho biết: “Khi trẻ nhận được món quà thì mình dạy cho con là phải nhận bằng hai tay và mình nhận với thái độ là trân trọng món đồ đó, vì khi người ta tặng cho mình món quà đó thì người ta cũng nghĩ đến mình và người nhận phải có lòng biết ơn với món quà đó”.

Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ có thái độ chưa đúng khi nhận quà , chẳng hạn như tỏ vẻ không thích, chê bai, thậm chí là đòi hỏi và đặt yêu cầu về một món quà khác theo sở thích của mình.

Chị Phạm Hồng Đào (Long An), cho biết: “Nên giáo dục con trẻ biết ơn để sau này biết quý trọng món quà, các đồ dùng khác, của người khác tặng”.

ThS Võ Minh Thành, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Cha mẹ phải giáo dục trẻ hiểu được ý nghĩa của món quà không chỉ là về mặt vật chất, mà còn giá trị tinh thần, quan trọng là mình đón nhận tấm lòngsự chia sẻ của bạn bè đối với mìnhLúc được nhận mình phải tỏ thái độ cảm ơn, thể hiện ra bằng cảm xúc, gương mặt, cử chỉ, điệu bộ trân trọng. Giáo dục trẻ biết ơn những người xung quanh, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, anh chị em trong gia đình”.

Dạy trẻ biết ơn khi nhận quà:

Câu Chuyện Cuộc Sống là chương trình có thời lượng 7-9 phút khai thác thông tin đa chiều, khách quan về các vấn đề đời sống xã hội đang được công chúng quan tâm. Bằng những cuộc đối thoại ngắn kết hợp video dàn dựng, phóng sự phản ánh, Câu Chuyện Cuộc Sống làm khơi gợi lên những chủ đề đang được xã hội quan tâm như: đạo đức gia đình, trách nhiệm với xã hội, pháp luật, pháp lý, văn hóa, an toàn sống của những cá nhân, tập thể điển hình,… Câu Chuyện Cuộc Sống phát sóng vào lúc 19:50 Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1.

Khi công nghệ phát triển, nếu biết tận dụng ưu thế, công nghệ sẽ góp phần gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình. Một trong những cách được nhiều người áp dụng hiện nay là tạo group chat gia đình. Trong bối cảnh nhiều gia đình có người thân sống xa nhau, group chat gia đình ra đời như một cách để mọi người luôn hướng về nhau, tăng sự tương tác kết nối.

Group chat gia đình kết nối yêu thương

Chị Trần Minh Thu, sinh sống tại Quận 3, TP.HCM cho biết, công việc bận rộn chị thường không có nhiều thời gian ngồi lại trò chuyện cùng con. Sự ra đời của group chat đối với gia đình chị như một công cụ giúp chị chia sẻ, gắn kết trò chuyện cùng con.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Giàu – Chuyên gia Tâm lý chia sẻ, group chat gia đình là nơi để chúng ta cảm thấy tự nhiên, thoải mái và an toàn để chia sẻ thông tin với người nhà. Nhưng chúng ta cần phải biết chừng mực, biết rõ ý định của mình. “Tính năng tốt nhất của group chat chính là nơi trao đổi thông tin. Nếu chúng ta chỉ dựa vào group chat để giao tiếp với nhau mà không có những cuộc gặp gỡ ở bên ngoài, rất khó để việc gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình một cách bền vững và sâu sắc”.

Những tiện ích mà công nghệ mang đến đều có những hạn chế, do đó muốn giữ hạnh phúc gia đình đòi hỏi các thành viên tự ý thức trách nhiệm, xây dựng tổ ấm, biết cân bằng và sử dụng hiệu quả những tiện ích công nghệ. Chỉ khi thật sự dành thời gian cho nhau và luôn có sự đồng cảm và san sẻ thì hạnh phúc gia đình mới gắn kết bền vững.

Clip Group chat gia đình kết nối yêu thương

https://www.youtube.com/watch?v=bLK55j3HGIA

Tinh thần làm việc tập thể

Khi làm việc cùng nhau, việc xây dựng tinh thần tập thể điều cần thiết. Bởi khi chúng ta đồng lòng chung sức, thì chắc chắn năng suất sẽ cao hơn khi thực hiện một mình. Từ lâu ở các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đều quan tâm đến việc xây dựng tinh thần tập thể như một nét văn hóa nơi công sở.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Uyên – Giảng viên ngành Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Hoa Sen cho biết, mỗi tập thể đều có quy tắc và quy định thì mới có thể hoạt động được. Nếu không có quy tắc, quy định không có tập thể nào có thể hoạt động được lâu dài. Mỗi thành viên trong nhóm phải xác định được vai trò của chính bản thân mình. Nếu những cá nhân không xác định được mục tiêu chung thì tinh thần tập thể rất có thể sẽ bị hủy hoại.

“Để tạo ra nét văn hóa làm việc tập thể một cách văn minh, chúng ta cần giao tiếp cởi mở và biết cách lắng nghe người khác một cách chủ động. Bạn cần biết lắng nghe người khác và không phán xét, đồng thời tôn trọng giá trị của cá nhân mình và của mọi người xung quanh. Bên cạnh đó cần có sự chấp nhận và học hỏi từ những người xung quanh. Nếu bạn chấp nhận được sự khác biệt giữa mình và những người khác, và học hỏi từ những sự khác biệt đó sẽ giúp ích cho việc phát triển và trau dồi kỹ năng. Tình thần tập thể từ đó sẽ được nâng cao rất nhiều. Đồng thời việc lắng nghe nhân viên, truyền động lực cho họ và môi trường làm việc tích cực góp phần lớn trong việc hình thành và thúc đẩy tinh thần làm việc của mỗi cá nha, tập thể”, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Uyên chia sẻ thêm.

Muốn đi xa thì phải đi cùng nhau, bởi mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh kiến thức riêng. Mỗi khi làm việc chung với nhau cần có sự chia sẻ hỗ trợ từ đó tập thể bền vững gắn kết hơn, công việc sẽ được giải quyết nhanh hơn hiệu quả hơn.

Clip Tinh thần làm việc tập thể

https://www.youtube.com/watch?v=qdwtAhA62Cc

Xây dựng tình cảm gia đình nơi bàn ăn

Trong cuộc sống, bữa cơm gia đình không chỉ đơn thuần để mọi người cùng thưởng thức những món ăn ngon, đây còn là nơi tụ hợp, gắn kết các thành viên, cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, tạo nên không khi gia đình nồng ấm, xua tan những mệt nhọc lo toan trong cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay với cuộc sống hối hả, bữa cơm gia đình với đông đủ thành viên dần ít đi, từ đó sự liên kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Chị Nguyễn Hà My, sinh sống tại TP.HCM cho biết, dẫu cuộc sống bộn bề, gia đình chị vẫn giữ truyền thống sinh hoạt với những bữa cơm gia đình quây quần bên nhau. Bước vào bữa ăn tối, gia đình chị luôn giữ thói quen không sử dụng điện thoại, dành toàn bộ thời gian đó cùng ăn cơm và trò chuyện với nhau. “Thật ra chỉ cần chúng ta hiểu các thành viên trong gia đình, ai thích ăn món gì thì việc đi chợ sẽ không mất quá nhiều thời gian. Chỉ khoảng một tiếng đồng hồ chúng ta dành thời gian đó ngồi ăn cùng nhau thì tất cả thành viên trong gia đình đều cảm nhận được tình yêu, sự ấm áp và kết nối với nhau dễ hơn”, chị Hà My chia sẻ.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm – Chuyên gia Tâm lý cho biết, bữa cơm gia đình chỉ là bước đệm cho sự sum vầy gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là việc cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng, mà đó là nơi các thành viên có thể trao đổi, lắng nghe và chia sẻ giúp hiểu nhau hơn. Điều đó làm chúng ta cảm thấy được yêu thương, và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Khi có những bữa cơm gia đình cùng nhau, mỗi người chúng ta luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn, được trút bỏ mọi cảm xúc tiêu cực bên ngoài cuộc sống. Để trở về nhà cùng ăn bữa cơm, cùng chia sẻ với nhau và rồi thứ ta nhận lại là sự thấu hiểu, đồng cảm giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó giúp khoảng cách giữa ông bà, cha mẹ, con cái được gần hơn, tình cảm gia đình ngày càng được vun đắp sau những bữa cơm đoàn tụ.

Clip Xây dựng tình cảm gia đình nơi bàn ăn

https://www.youtube.com/watch?v=Vuyr8cpzvIU

Câu Chuyện Cuộc Sống là chương trình có thời lượng 7-9 phút khai thác thông tin đa chiều, khách quan về các vấn đề đời sống xã hội đang được công chúng quan tâm. Câu Chuyện Cuộc Sống phát sóng vào lúc 19:50 Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Đài truyền hình Vĩnh Long và Jet Studio phối hợp thực hiện.