Ngày nay, ChatGPT và các công cụ AI khác đang trở thành “trợ lý ảo” đắc lực trong công việc. Nhiều người sử dụng AI để viết báo cáo, phân tích dữ liệu, lập kế hoạch và thậm chí soạn thảo kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích đó, việc sử dụng AI một cách bất cẩn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như lộ thông tin cá nhân.

Nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân

Chị H.T.T (Hà Nội) thường dùng ChatGPT để viết bài chăm sóc khách hàng và lưu cả danh sách khách hàng trên ứng dụng này. Một thời gian sau, chị nhận được nhiều cuộc gọi từ các bên mà chị chưa từng làm việc trước đây và cho rằng dữ liệu của mình đã bị đánh cắp.

cẩn thận nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân qua AI

Chị L.Q.N (TP.HCM) thường sử dụng ChatGPT để tối ưu mã lập trình. Một lần, chị vô tình nhập mã quan trọng của công ty vào, và một thời gian sau, chị nhận thấy đoạn mã gần giống vậy xuất hiện trong các câu trả lời của AI. Lúc đó, chị nhận ra mình đã làm rò rỉ thông tin nội bộ.

Thạc sĩ Trần Tuấn Dũng (Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Con người luôn là mắt xích yếu nhất trong hệ thống bảo mật. Do đó, mỗi người cần trang bị kiến thức cơ bản về an toàn, an ninh trên không gian mạng, nâng cao hiểu biết về các cuộc tấn công đã và đang diễn ra trên không gian mạng”.

Để bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu quan trọng khi sử dụng ChatGPT và các công cụ AI tương tự, người dùng cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Trước hết, không nên nhập thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, mật khẩu, dữ liệu khách hàng hay tài liệu nội bộ vào các công cụ AI. Đồng thời, nên sử dụng phiên bản có cơ chế bảo mật tốt hơn và đọc kỹ chính sách bảo mật trước khi nhập bất kỳ thông tin nào.

Xem clip

Xem thêm:

Vừa qua, Canadian Wood Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật là việc tham dự hai triển lãm có quy mô lớn trong ngành gỗ và nội thất.

Bao gồm Triển lãm đồ gỗ và xuất khẩu nội thất – HAWA Expo 2025 (từ ngày 5-7 tháng 3), và Triển lãm quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam – VIFA Expo 2025 (từ ngày 5-8 tháng 3).

Tại triển lãm HAWA năm nay, Canadian Wood Việt Nam giới thiệu những bộ sưu tập nội thất đặc sắc từ các công ty chuyên sản xuất đồ nội thất xuất khẩu, gồm Minh Tiến, Phú Khang Phát, Chấn Hưng và Tường An. Đây cũng là những doanh nghiệp tham gia Chương trình “Trải nghiệm gỗ Canada – Canadian Wood Trial Program’. 

Thông qua chương trình này, Canada Wood Việt Nam không chỉ cung cấp các loại gỗ Canada, mà còn tư vấn về kỹ thuật, chuyên môn để các nhà sản xuất có thể thiết kế và tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh nhất, đồng thời giúp họ mở rộng kết nối với những đối tác tiềm năng.

.

Không gian triển lãm Canadian Wood tại HAWA Expo 2025.

Tại Triển lãm VIFA Expo 2025, Canadian Wood Việt Nam mang đến không gian trưng bày ấn tượng, cùng những trải nghiệm chân thật về gỗ Canada qua các bộ sưu tập nội thất được làm từ năm loại gỗ tiêu biểu: Độc cần bờ Tây, Linh sam Douglas, Tuyết tùng đỏ bờ Tây, Bách vàng, Vân Sam – Thông – Linh sam. Ngoài ra, bảng màu minh họa các mẫu gỗ đa dạng gam màu từ trầm ấm cho đến tươi sáng, giúp khách tham quan có góc nhìn thực tế hơn về tính ứng dụng, độ hoàn thiện, và khả năng tương thích với nhiều tông màu – một trong những ưu điểm của gỗ Canada nhờ đặc tính sở hữu thớ gỗ trắng. 

Không gian triển lãm Canadian Wood tại VIFA Expo 2025.

Không gian triển lãm Canadian Wood tại VIFA Expo 2025.

Là một cơ quan chính phủ, Canadian Wood không tham gia vào các hoạt động thương mại gỗ

Tại Việt Nam, Canadian Wood thực hiện các chương trình phát triển thị trường với nhiều hoạt động đào tạo, quảng bá và tập huấn chuyên môn. Kể từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2018, Canadian Wood Việt Nam đã giữ vững vai trò là ‘người đồng hành’ đáng tin cậy của các nhà máy sản xuất đồ nội thất, giúp họ tiếp cận nguồn gỗ chất lượng từ những khu rừng được quản lý bền vững tại B.C.

Bảng màu minh họa hoàn thiện các mẫu gỗ Canada đa dạng gam màu từ trầm ấm cho đến tươi sáng.

“Trong bối cảnh các sản phẩm thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng chủ đạo của ngành sản xuất nội thất, gỗ Canada càng được ưa chuộng nhờ đáp ứng đầy đủ tiêu chí này. Những phản hồi tích cực từ các nhà sản xuất, thiết kế nội thất đã khẳng định khả năng ứng dụng linh hoạt và đa dạng của các chủng loại gỗ Canada,” ông Trần Thanh Vẹn, Giám đốc Quốc gia của Canadian Wood Việt Nam chia sẻ.

Năm 2024, theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và nội thất của Việt Nam mang về 16,25 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước. Thành quả này đã góp phần củng cố vị thế của Việt Nam – một trong những trung tâm sản xuất nội thất hàng đầu thế giới. Năm 2025, từ những triển vọng tích cực, ngành gỗ Việt đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, nhà sản xuất cần chú trọng đến tính bền vững, nguồn gốc hợp pháp và minh bạch của các loại gỗ. Vì thế, nhu cầu chuyển dịch sang sử dụng gỗ có chứng nhận và được khai thác bền vững không chỉ đáp ứng những quy định khắt khe đối với các sản phẩm xuất khẩu mà còn là bước đi cần thiết để bắt kịp xu hướng của thị trường toàn cầu.

Trong khi nhu cầu sử dụng các vật liệu bền vững tăng cao, gỗ Canada được xem là lựa chọn đáng tin cậy. Canada chiếm gần 41% tổng diện tích rừng được chứng nhận của thế giới, và là quốc gia có tỉ lệ rừng được chứng nhận cao nhất trên toàn cầu. Gỗ nhập khẩu từ Canada đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt của những chương trình chứng nhận toàn cầu, bao gồm Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ rừng (PEFC) và Hội đồng Quản lý rừng (FSC), từ đó mang đến cho các nhà sản xuất tại Việt Nam nguồn gỗ chất lượng cao, hợp pháp, và bền vững, đáp ứng được yêu cầu của nhà bán lẻ toàn cầu.

Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội để định hướng nghề nghiệp đang đặt ra nhiều thách thức và tranh luận.

Mạng xã hội giúp các bạn trẻ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn

Mạng xã hội mang đến nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng về các ngành nghề, cơ hội việc làm và xu hướng thị trường. Điều này giúp các bạn trẻ tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng và có cái nhìn tổng quan về các lựa chọn nghề nghiệp.

Trong chương trình Câu Chuyện Cuộc Sống tuần qua có nói về vấn đề này. Trong đó, em Hoàng Thùy Linh (TP.HCM) chia sẻ: “Em tìm hiểu trên mạng xã hội và thấy ngành này đang rất cần nhân lực, có nhiều cơ hội phát triển trong thời đại 4.0 nên em quyết định theo đuổi.”

chọn nghề nghiệp trên mạng xã hội

ThS Nguyễn Tiến Lập (Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Hoa Sen) nhận định: “Mạng xã hội cung cấp thông tin đa dạng, kịp thời từ nhiều chuyên gia, lĩnh vực khác nhau.”

Cần tỉnh táo, tìm hiểu thông tin trước khi quyết định nghề nghiệp

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thông tin trên mạng có thể không được kiểm chứng, thiếu chính xác hoặc mang tính chủ quan. Điều này có thể dẫn đến việc định hướng sai lệch, lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân.

ThS Nguyễn Tiến Lập cảnh báo: “Khuyết điểm của thông tin mạng là chưa được kiểm chứng, có nhiều thông tin không chính xác, nó làm cho định hướng của giới trẻ bị sai lệch hơn”.

Anh Nguyễn Quang Huy (Phó Tổng Giám đốc Hệ sinh thái Khởi nghiệp Thực tế Dgroup Holdings) nhấn mạnh: “Các bạn trẻ nên trang bị tính đa chiều. Thông tin trên mạng chỉ là quan điểm riêng, chưa chắc đúng với tất cả mọi người.”

Lời khuyên cho các bạn trẻ

Việc lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của mỗi người. Do đó, các bạn trẻ cần tỉnh táo, cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau trước khi đưa ra quyết định.

  • Đa dạng hóa nguồn thông tin: Không nên chỉ dựa vào mạng xã hội, mà cần tìm hiểu thêm từ sách báo, chuyên gia, người thân và bạn bè.
  • Kiểm chứng thông tin: Cần xem xét tính xác thực, độ tin cậy của thông tin trên mạng xã hội.
  • Tự đánh giá bản thân: Hiểu rõ năng lực, sở thích và giá trị của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
  • Tham gia các hoạt động trải nghiệm: Tham gia các buổi hướng nghiệp, thực tập, tình nguyện để có cái nhìn thực tế về các ngành nghề.

Mạng xã hội là một công cụ hữu ích, nhưng cần sử dụng một cách thông minh và có trách nhiệm. Hãy biến mạng xã hội thành người bạn đồng hành, thay vì để nó chi phối cuộc đời bạn.

Câu Chuyện Cuộc Sống là chương trình có thời lượng 7-9 phút khai thác thông tin đa chiều, khách quan về các vấn đề đời sống xã hội đang được công chúng quan tâm. Câu Chuyện Cuộc Sống phát sóng vào lúc 19:50 Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1.

Trong thời gian gần đây, nhiều người dân truyền tai nhau mua thuốc trên mạng, hay các phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc, thậm chí từ bỏ điều trị y khoa để áp dụng các bài thuốc dân gian.

Lạm dụng bài thuốc dân gian: Hiểm họa khôn lường

Một công thức đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội với cam kết có thể chữa suy thận mà không cần chạy thận hay dùng thuốc lâu dài. Chỉ gồm nước chanh, nước mía, sả, gừng và muối biển, công thức này thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, chia sẻ. Đáng lo ngại, không ít bệnh nhân đã từ bỏ phác đồ điều trị chính thống để đặt hy vọng vào phương pháp chưa được kiểm chứng này.

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, việc tin vào những phương pháp dân gian thiếu cơ sở khoa học có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trương Minh Thế (Trường ĐH Y Dược TP.HCM) cảnh báo: “Loại nước này có thể cung cấp một số chất cho cơ thể, nhưng đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, việc sử dụng mà không có sự giám sát của bác sĩ là vô cùng nguy hiểm. Người bệnh có nguy cơ rối loạn điện giải, tăng kali máu, thậm chí suy tim hoặc tử vong”.

Mua thuốc trên mạng: Mất tiền, rước họa

Bên cạnh xu hướng tin vào các phương pháp dân gian, tình trạng mua thuốc không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội cũng đang diễn ra phổ biến. Không cần kê đơn, không cần gặp dược sĩ hay bác sĩ, nhiều người sẵn sàng mua thuốc chỉ dựa trên những quảng cáo hấp dẫn.

mua thuốc trên mạng

Chị T.T.K (Bình Dương) là một trong những nạn nhân của chiêu trò này. Khi thấy quảng cáo thuốc trị mất ngủ trên mạng, chị đặt mua với hy vọng cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, khi nhận hàng, chị phát hiện đó chỉ là thuốc cảm cúm thông thường. Khi liên hệ với người bán, chị không nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Theo Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Trương Minh Thế, trên mạng xã hội, nhiều loại thuốc được rao bán như thuốc trị đau nhức xương khớp, huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Đây đều là những bệnh lý cần điều trị lâu dài với thuốc đạt tiêu chuẩn y tế. “Nhiều loại thuốc giả có thể chứa thành phần nguy hiểm, thậm chí một số thuốc trị đau nhức còn bị trộn corticoid để tạo cảm giác giảm đau nhanh. Nếu dùng kéo dài, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng như suy tuyến thượng thận, loét dạ dày, loãng xương, giữ nước, tăng cân, tăng huyết áp, tiểu đường”, bác sĩ Thế nhấn mạnh.

Lời khuyên từ chuyên gia

Trước tình trạng trên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân:

  • Chỉ mua thuốc tại các cơ sở được cấp phép, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc trên mạng xã hội khi chưa có sự kiểm chứng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Không từ bỏ phác đồ điều trị chính thống để theo đuổi các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng.

Người bệnh cần cảnh giác trước những lời quảng cáo hấp dẫn trên mạng, tránh rơi vào bẫy “tiền mất, tật mang”, đồng thời bảo vệ sức khỏe bằng cách lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn và có cơ sở khoa học.

Thông tin chi tiết xem trong chương trình Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.

Ngày 20/2, Pi Network – một trong những nền tảng tiền mã hóa gây tranh cãi – sẽ chính thức bước vào giai đoạn Open Network sau hơn sáu năm hoạt động.

Thông báo này được đội ngũ phát triển Pi Network đưa ra vào sáng 12/2, cho biết hệ thống sẽ chuyển sang Open Network của Mainnet vào lúc 8:00 UTC (tức 15h theo giờ Hà Nội).

Pi Network là một dự án tiền mã hóa đã vận hành từ năm 2019, thu hút một lượng lớn người dùng tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hệ thống đã triển khai cơ chế KYC (Know Your Customer) nhằm xác minh danh tính người dùng.

Theo thông báo từ đội ngũ phát triển, Pi Network đã đạt hơn 10,14 triệu lượt di chuyển Mainnet, với hơn 19 triệu người dùng đã hoàn tất xác minh danh tính. Giai đoạn Open Network lần này được kỳ vọng sẽ giúp Pi mở rộng khả năng kết nối với các hệ thống blockchain bên ngoài, tạo điều kiện cho người dùng tham gia giao dịch ngoài hệ sinh thái nội bộ.

Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Pi Network

Từ khi ra mắt, Pi Network đã thu hút sự quan tâm lớn nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng tiền mã hóa. Một số người tin rằng dự án có tiềm năng, trong khi không ít nhà đầu tư hoài nghi về tính khả thi của đồng Pi cũng như mô hình hoạt động của nền tảng này.

Dù vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều, số lượng người sở hữu Pi vẫn đang không ngừng tăng lên.

Đồng Pi lên sàn, cơ hội hay rủi ro?

Bên cạnh sự kiện Open Network, một thông tin đáng chú ý khác là Pi dự kiến sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch Bitget vào ngày 20/2. Đây là một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn với hơn 70 triệu người dùng toàn cầu. Sự kiện này có thể mang lại những tác động đáng kể đến giá trị của đồng Pi, tuy nhiên kết quả vẫn còn là một ẩn số.

Một số nhà đầu tư kỳ vọng việc Pi lên sàn sẽ kích thích một làn sóng giao dịch sôi động, nhưng cũng có không ít ý kiến lo ngại về khả năng xảy ra đợt bán tháo mạnh khi những người nắm giữ Pi lâu năm tìm cách chốt lời. Điều này có thể gây biến động lớn cho giá trị của đồng tiền này trong thời gian tới.

Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng

Giới chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng trước khi tham gia giao dịch. Thị trường tiền mã hóa vốn đầy rủi ro và giá trị của đồng Pi hiện vẫn chưa được định hình rõ ràng.

Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ trước khi quyết định tham gia, tránh đầu tư theo tâm lý đám đông và chỉ sử dụng số tiền có thể chấp nhận rủi ro. Việc đánh giá kỹ lưỡng và quản lý tài chính hợp lý sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực khi thị trường biến động mạnh. Việc giao dịch tiền mã hoá tại Việt Nam vẫn chưa được pháp luật công nhận.

TP-Link Systems Inc., nhà cung cấp giải pháp mạng và nhà thông minh hàng đầu toàn cầu vừa công bố hệ thống Wi-Fi Mesh 7 Ba Băng Tần Deco BM65 BE11000 đã được vinh danh là Sản phẩm Đổi mới Tại CES® 2025.

Giải thưởng này do hội đồng chuyên gia hàng đầu trong ngành bình chọn dựa trên tiêu chí sáng tạo, tính năng và thiết kế thẩm mỹ.

Deco BM65

Hệ thống Mesh Wi-Fi 7 Deco BM65 được thiết kế để đáp ứng nhu cầu kết nối ngoài trời đáng tin cậy và đồng bộ. Hệ thống bao gồm hai node trong nhà và một node ngoài trời. Đáng chú ý, mẫu Deco BM65-Outdoor đạt chuẩn IP65**, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định trong mọi điều kiện thời tiết nhờ vào vỏ chống nước và chống bụi. Khi kết hợp với các node trong nhà, hệ thống tạo ra một mạng Wi-Fi Mesh đồng bộ, cung cấp kết nối tốc độ cao từ trong nhà đến ngoài trời.

Deco BM65 đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng

Deco BM65-Outdoor có thiết kế linh hoạt, hỗ trợ cổng PoE, giúp việc lắp đặt dễ dàng và đảm bảo nguồn điện ổn định. Hệ thống đảm bảo phủ sóng lên đến 5.800 ft² (~540 m²) trong nhà và 3.000 ft² (~280 m²) ngoài trời, hỗ trợ kết nối tới đa 200 thiết bị†. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho các khu vực đòi hỏi kết nối đồng định và rộng khắp.

Sử dụng công nghệ Deco Mesh tiên tiến, Deco BM65 cho phép thiết bị chuyển đổi mượt mà giữa các không gian trong và ngoài nhà, đảm bảo trải nghiệm kết nối liên tục, dùng video hay chơi game không gián đoạn. Người dùng có thể tận hưởng tốc độ Wi-Fi ba băng tần lên đến 11 Gbps trên các băng tần 6GHz, 5GHz và 2.4 GHz†. Có thể đạt tốc độ Internet lên tới 2.5 Gbps khi kết hợp với gói dịch vụ và thiết bị tương thích§. Bên cạnh đó, tính năng Multi-Link Operation (MLO) giúp các thiết bị gửi và nhận dữ liệu đồng thời trên nhiều băng tần, tăng tốc độ, giảm độ trễ và đảm bảo độ ổn định.

Quản lý và bảo mật toàn diện

Với ứng dụng Deco, người dùng có thể quản lý mạng một cách dễ dàng bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Hệ thống còn được tích hợp TP-Link HomeShield*, cung cấp các tính năng như kiểm soát cho phụ huynh, bảo vệ mối đe dọa theo thời gian thực và bảo mật thiết bị IoT nâng cao.

TP-Link Systems Inc. một lần nữa khẳng định vị thế lãnh đạo trong lĩnh vực kết nối và nhà thông minh với sự góp mặt đầy ấn tượng tại CES 2025.

Với chiêu trò ngày càng tinh vi, tội phạm công nghệ cao đang khai thác sơ hở trên không gian mạng để thực hiện các chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dùng. Một trong những phương thức đó là gắn thẻ, tag tài khoản cá nhân, mạng xã hội vào các bài đăng với nội dung giật gân thu hút sự tò mò của người dùng, từ đó nhiều người bị chiếm đoạt tài sản.

Trong chương trình Lời Cảnh Báo vừa qua, chị NAT chia sẻ: Tài khoản của chị và một người khác được gắn thẻ trên một bài đăng của một ca sĩ nổi tiếng, xem đầy đủ bài viết chỉ cần nhấp link trong phần bình luận. Tuy nhiên, ngay sau khi nhấn vào link, điện thoại chị hiện lên giao diện giống của Facebook, sau khi nhập tài khoản vào và ấn đăng nhập người dùng phát hiện tài khoản mình đã mất quyền truy cập. Đến khi bạn bè gọi điện báo mới cho chị vay 20 triệu đồng thì mới tá hỏa.

Ngoài chị NAT, anh ĐNA ngụ tại TP.HCM cũng trở thành nạn nhân của chiêu thức lừa đảo này: “Hôm đó, tôi thấy thông báo tài khoản của tôi được gắn thẻ vào bài viết với nội dung thông báo có người mất kèm theo một đường link, vì tò mò nên tôi ấn vào xem và không hiện thông tin gì ngoài giao diện Facebook bắt xác minh tài khoản, ngay sau đó tôi không thể đăng nhập vào tài khoản của mình và tôi biết tôi đã bị đánh cắp. Kẻ gian đã sử dụng tài khoản để vay tiền và xin nạp điện thoại. Ngay lập tức tôi đã điện cho người thân bạn bè thông báo tài khoản đã bị chiếm đoạt”.

Gắn thẻ người dùng để lừa đảo có thể bị xử phạt hình sự

Thạc sĩ Phạm Đình Thắng (Trưởng bộ môn An ninh mạng, Trường ĐH Tin học Ngoại ngữ TP.HCM) cho biết: “Thông thường họ sẽ đánh vào tâm lý người dùng, đưa ra câu chuyện cảm động khơi dậy lòng trắc ẩnthứ hai đánh vào sự hiếu kì cái mới, cái hay hoặc lợi ích quà, trúng thưởng. Sau đó, yêu cầu người dùng thao tác một việc gì đó như nhấn link,.. thì chiêu trò mới thành công”.

Hành vi này thực chất là biến tướng của chiêu trò phát tán tin nhắn, mục đích dẫn dụ người nhẹ dạ cả tin bấm vào đường link chứa mã độc, khiến người dùng mất quyền kiểm soát điện thoại di động và đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản.

Luật sư Phạm Văn Hiệp giải thích rằng việc gắn thẻ người khác trên mạng xã hội không vi phạm pháp luật nếu chỉ đơn thuần là hành động thông thường. Tuy nhiên, nếu hành vi này nhằm phát tán nội dung lừa đảo, thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo nhiều mức độ khác nhau:

  • Xử lý hành chính: Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 35 đến 50 triệu đồng. Nếu là tổ chức thực hiện hành vi, mức phạt sẽ tăng lên từ 70 đến 100 triệu đồng.
  • Xử lý hình sự:
    • Hành vi phát tán thông tin lừa đảo trên mạng có thể phạm vào tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng viễn thông (theo Điều 288 Bộ luật Hình sự). Hình phạt tối đa là phạt tiền 1 tỷ đồng, cải tạo không giam giữ tối đa 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
    • Nếu hành vi này nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua mạng máy tính, mạng viễn thông (theo Điều 290 Bộ luật Hình sự), người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Như vậy, tùy thuộc vào mục đích và cách thức thực hiện, hành vi gắn thẻ lừa đảo có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Nếu không cảnh giác với chiêu lừa này, tài khoản bị chiếm đoạt có thể liên kết với các website, fanpage được sử dụng để kinh doanh, thương mại. Các đối tượng cũng có thể bịa chuyện bôi nhọ, hạ thấp nhân phẩm hoặc sử dụng thông tin cá nhân để tống tiền, chiếm đoạt tài sản. 

Thạc sĩ Phạm Đình Thắng chia sẻ: “Chúng ta có thể phòng tránh bằng cách dùng chức năng mạng xã hội cung cấp ví dụ như chặn gắn thẻ trên Facebook, chúng ta phải có một tâm thế cảnh giác khi cảnh giác thì mới đề phòng được các hành động tiếp theo”.

Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng nên hạn chế bấm vào các link không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các link yêu cầu đăng nhập mật khẩu. Cần thực hiện các biện pháp xác thực mạnh như xác thực 2 yếu tố hoặc bằng cả số điện thoại và địa chỉ email. Người dùng nên tải ứng dụng từ các nguồn chính thống tránh bị trục lợi cá nhân. Nếu không may rơi vào trường hợp trên phải nhanh chóng thông báo cho những người xung quanh để đề phòng.

Vừa qua, Mena Gourmet Market đã đạt được giải thưởng danh giá “RISING PREMIUM RETAILER CONCEPT – THƯƠNG HIỆU BÁN LẺ CAO CẤP XUẤT SẮC” tại sự kiện Flavors Awards 2024, do Mastercard và Vietcetera tổ chức. 

Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những thương hiệu, doanh nghiệp và cá nhân đã góp phần tạo nên sự bứt phá và đổi mới trong ngành ẩm thực, bán lẻ và dịch vụ tại Việt Nam. 

Flavors Awards 2024 là sự kiện thường niên nhằm ghi nhận những cột mốc ấn tượng trong lĩnh vực F&B, bán lẻ và phong cách sống. Năm nay, chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 150 thương hiệu hàng đầu trên khắp cả nước. Giải thưởng được trao dựa trên các tiêu chí khắt khe như tính sáng tạo, trải nghiệm khách hàng, mức độ gắn kết cộng đồng, và cam kết phát triển bền vững. 

Giải thưởng này là minh chứng rõ nét cho sự đổi mới và nỗ lực không ngừng của Mena Gourmet Market trong việc mang đến một mô hình bán lẻ tích hợp độc đáo, kết hợp trải nghiệm mua sắm, ẩm thực và giải trí. Với gần 20.000 sản phẩm được bày bán trên diện tích gần 3.000m², siêu thị không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn trở thành một điểm đến văn hóa và phong cách sống dành cho cộng đồng.

Mena Gourmet cam kết phát triển bền vững

Mena Gourmet Market còn cam kết mạnh mẽ với các giá trị phát triển bền vững, hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội, hợp tác xã, trang trại và bà con nông dân, đồng bào Tây Giang – Quảng Nam, để thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Những nỗ lực này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển cộng đồng.

Trong giai đoạn tiếp theo, Mena Gourmet Market không chỉ tập trung mở rộng hệ thống siêu thị mà còn đặt trọng tâm vào việc làm phong phú hơn danh mục sản phẩm, mở rộng số lượng sản phẩm quốc tế và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Mena Gourmet Market đã ký kết hợp tác chiến lược với Hội Hữu nghị Nga – Việt, Hợp tác xã Viet Farm và Liên chi hội Khách sạn Việt Nam, Ngọc Duy Group và Da Dream Farm.

Song song với đó, chuỗi siêu thị Mena Gourmet Market dự kiến mở rộng quy mô với kế hoạch khai trương 4 địa điểm mới trên toàn quốc vào năm 2025, khởi đầu với Mena Gourmet Market Saigon South tại Nam Sài Gòn, dự kiến ra mắt vào cuối Quý 1.

Mena Gourmet Market tọa lạc tại tầng B1 của Menas Mall Saigon Airport (TTTM gần sân bay Tân Sơn Nhất), thuộc khu phức hợp Mena Town, không chỉ là điểm đến mua sắm mà còn tích hợp nhiều tiện ích khác như khu vui chơi trẻ em MenaWorld, nhà hàng L’Amuse Gourmet Bistro and Café, và cửa hàng hoa Fleurs de Mena. Tất cả những tiện ích này kết hợp hài hòa, tạo nên một điểm đến mua sắm, giải trí và ẩm thực hấp dẫn tại khu vực phía Bắc TP.HCM, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước.

Xem thêm:

Theo thống kê, đến 10/2024 ước tính có hơn 86,1 triệu người Việt Nam có tài khoản Facebook, bên cạnh mục đích giải trí, cập nhật tin tức, Facebook còn có rất nhiều hội nhóm trao đổi mua bán sản phẩm giúp người mua hàng thuận tiện và tiết kiệm được thời gian. 

Tuy nhiên, đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho các đối tượng lừa đảo khai thác bằng cách lập các tài khoản Facebook giả mạo, trao bán những thiết bị đồ điện tử dỏm, thậm chí không có thật để chiếm đoạt tài sản của người mua. 

Mới đây, trong chương trình Lời Cảnh Báo, anh T.H.D (TP.HCM) mua một chiếc iphone 11 với giá 5,5 triệu đồng, thấp hơn cửa hàng 3 đến 4 triệu đồng của tài khoản V.H trên mạng xã hội. Dù kiểm tra kỹ lưỡng trước khi trả tiền, nhưng mới sử dụng được vài ngày, chiếc điện thoại đã bị hư màn hình. Anh T.H.D cho biết: “Sau khi nhận được điện thoại, tôi thấy điện thoại có vấn đề nên mang ra tiệm để sửa, nhân viên bảo màn hình điện thoại bị thay thế linh kiện. Tôi liên hệ lại với bên bán thì được biết tài khoản đó là ảo và số điện thoại cũng đã bị khóa, tôi rất bức xúc nên đăng bài viết lên hội nhóm Facebook cảnh báo thì mới biết cũng có rất nhiều người gặp trường hợp giống tôi”. 

Tương tự, trường hợp của chị N.T.B (TP.HCM) bị lừa mất tiền cọc 1 triệu đồng sau khi xem bài đăng của tài khoản B.M về việc bán máy ảnh Canon EOS 70d với giá 6 triệu đồng. Chị chia sẻ: “Người bán hẹn tôi 11 giờ trưa qua quận 4 để xem máy nhưng sau đó người này báo lại là có việc đột xuất hẹn lại ngày khác và yêu cầu tôi đặt cọc 1 triệu đồng để giữ máy. Nếu xem máy không ưng sẽ hoàn trả lại tiền cọc. Ban đầu tôi không chấp nhận nhưng sau khi khảo giá thấy khá rẻ và trang cá nhân của người này hoạt động khá lâu nên tôi đã tin tưởng chuyển tiền. Đến đúng hẹn, tôi liên lạc lại không được”. 

Bên cạnh hàng kém chất lượng, tinh vi hơn, dù không có hàng hóa nhưng nếu có người nhắn tin trao đổi việc mua hàng, các đối tượng xấu sẽ thông báo các ưu đãi như giá sản phẩm rẻ hơn thị trường, giảm giá tiền của sản phẩm, miễn phí tiền vận chuyển, đồng thời ứng dụng giao hàng nhanh, tạo các đơn chuyển hàng giả gửi cho người mua để người mua tin tưởng, chuyển tiền trước qua tài khoản ngân hàng của các đối tượng sau đó chặn mọi liên lạc. 

Làm sao để tránh bị lừa khi giao dịch qua Facebook

ThS Phạm Đình Thắng (Trưởng Bộ môn An ninh mạng, Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM) cho biết: “Khi mua bán trên mạng xã hội, chúng ta đừng nên chuyển tiền trước, nếu hàng chất lượng, đúng người, đúng hàng thì nhận hàng xong chúng ta sẽ thanh toán, các vấn đề chuyển tiền trước sẽ có rủi ro. Theo tôi, nếu người mua bán đàng hoàng thì họ không sợ vấn đề chất lượng hàng của mình, nên việc thanh toán sau họ có thể chấp nhận được”.

Theo ghi nhận, các hội nhóm mua bán hàng hóa trên mạng xã hội Facebook thường có lượng người tham gia rất lớn, người dùng rất dễ được duyệt đăng bán sản phẩm ở các hội nhóm. Nhóm lừa đảo dùng  những tài khoản lâu năm và đăng tải liên tục những đánh giá của người mua để tăng thêm độ tin cậy.

Luật sư Đàm Văn Hùng (Công ty Luật TNHH Lập Phương) cho biết: Điều 15 Nghị định 144 quy định, đối với những hành vi lừa đảo trên các trang mạng xã hội chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng, trong trường hợp một tổ chức vi phạm thì mức xử phạt gấp đôi đối với cá nhân. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có trị giá từ 2 tới dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng trong một số trường hợp luật định, bị phạt cải tạo không giam giữ tới 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản có trị giá trên 500 triệu đồng thì mức án cao nhất 20 năm hoặc tù chung thân”. 

ThS. Phạm Đình Thắng khuyến nghị người dân nên trang bị kỹ năng cá nhân khi mua hàng trực tuyến, chẳng hạn như: chụp lại thông tin tài khoản của người bán, đặt câu hỏi và xác minh thông tin trên các nhóm cộng đồng trước khi thực hiện giao dịch. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu rõ nguồn gốc, giá trị và giá cả của sản phẩm, thay vì vội tin vào những lời quảng cáo từ các trang web hoặc tài khoản chưa được xác thực.

“Nếu chưa cảm thấy tin tưởng, hãy tham khảo ý kiến từ những người mua trước để xem đánh giá của họ về sản phẩm. Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo hoặc rơi vào bẫy của các đối tượng xấu, người dân cần chủ động liên hệ cơ quan chức năng, luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để được hỗ trợ kịp thời,” ông Thắng chia sẻ.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần tìm hiểu kỹ chính sách bảo hành và hoàn tiền từ bên bán để đảm bảo quyền lợi của mình.

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng liên tục gửi những lời chào mời mở thẻ tín dụng qua app. Các đối tượng dẫn dụ người dân tải về điện thoại các app gần giống với các app ngân hàng để mở thẻ. Sau đó, yêu cầu nộp tiền vào thẻ để chứng minh năng lực tài chính và khi nạn nhân nạp tiền thì ngay lập tức bị chiếm đoạt.

Mất tiền oan vì chiêu lừa mở thẻ tín dụng qua app

Trong chương trình Lời Cảnh Báo tuần qua, anh N.T (TPHCM) chia sẻ do đang có nhu cầu mở thẻ tín dụng, thông qua một bài chào mời trên mạng, anh bị dẫn dụ tải về điện thoại app tương tự như app của ngân hàng: “Sau khi tôi nạp vô tài khoản 10 triệu, số tiền liền bị mất hết. Khi gọi điện thoại hỏi thì họ không bắt máy, lúc ấy tôi biết mình đã bị lừa”.

stack of multicolored credit cards on black background

Tương tự trường hợp của anh N.T, chị L.N.Y (Bình Dương) cũng mất hàng chục triệu đồng khi mở thẻ tín dụng qua app được chào mời trên mạng. Chị chia sẻ: “Tôi thấy giới thiệu trên mạng mở thẻ tín dụng qua app không cần điều kiện, nên tôi đăng ký. Họ nói trước tiên muốn mở tài khoản phải nạp vào 30 triệu để chứng minh tài chính. Tôi không có đủ 30 triệu thì họ nói nộp trước 10 triệu, nhưng tôi chỉ còn 8 triệu nên họ cũng đồng ý. Sau đó họ gửi link, app đó cũng như app ngân hàng, tôi tưởng thiệt nên nộp tiền vào, sau đó không liên lạc được với họ, các đối tượng lừa đảo đã chặn cuộc gọi. Tôi không biết họ là ai và cũng không biết lấy lại tiền từ đâu”.

Thủ đoạn chung của các đối tượng là dùng mọi cách thuyết phục người dùng tải ứng dụng ngân hàng giả mạo và chuyển tiền để chứng minh tài chính cho việc mở thẻ. Một khi người dùng đồng ý coi như sập bẫy. Các đối tượng lừa đảo có thể kiểm soát rút tiền của nạn nhân từ xa,  sau đó đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng.

Thạc sĩ, Luật sư Đinh Quang Thắng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: “Chỉ có ngân hàng mới làm được vấn đề mở thẻ tín dụng qua app, phải xác định mở tài khoản để đăng ký và có chữ ký giao dịch với ngân hàng mới an toàn. Bởi các thông tin mật về bảo vệ cá nhân của mình thường đăng ký như vậy mới đủ, không gây ra những vấn đề mất thông tin hoặc cung cấp số tài khoản của mình cho một đơn vị khác, có thể xảy ra những rủi ro không mong muốn”.

Để tránh trở thành nạn nhân của thủ đoạn ‘mở thẻ tín dụng qua APP’,  người dân cần hết sức cảnh giác, không cung cấp thông tin về các dịch vụ ngân hàng như tài khoản đăng nhập, mật khẩu OTP cho bất kỳ ai, không truy cập các đường link liên kết trong tin nhắn hay email hoặc không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng.

Hiện nay, các giao dịch ngân hàng trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và tiện lợi, tuy nhiên đi cùng với sự phát triển của công nghệ, những thủ đoạn lừa đảo cũng không ngừng gia tăng, chính vì thế người dùng cần hết sức cẩn trọng để tránh rơi vào bẫy của những kẻ xấu. 

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, cung cấp cho người dân nhiều thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội.. Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.