Huawei sẽ giới thiệu dòng nova 12 vào ngày 26/12 với thiết kế được làm mới. Giờ đây, một báo cáo mới từ Digital Chat Station bị rò rỉ đã làm sáng tỏ hơn về các cảm biến máy ảnh.
Theo thông tin, nova 12 Pro và nova 12 Ultra sẽ sử dụng cảm biến 50 MP với khẩu độ f/1.4-4.0 thay đổi, được thấy trên nhiều điện thoại thông minh Huawei, bao gồm nova 11 Ultra , chiếc P60 Pro hàng đầu và Mate 60 loạt .
Camera selfie sẽ có hai camera – một camera chính 60 MP, có thể có ống kính siêu rộng để đưa cả nhóm vào chụp. Cũng sẽ có một camera phụ 8 MP. Điều này nghe có vẻ giống với thiết lập giống như trong nova 11 Pro và Ultra, nhưng lần này Digital Chat Station cho biết ống kính thứ hai sẽ là ống kính tele 2x thích hợp.
Màn hình sẽ có kích thước “1,5K”, đây là thuật ngữ tiếp thị mà các nhà sản xuất Trung Quốc sử dụng cho màn hình 1220p. Người rò rỉ đã chỉ ra rằng sẽ không còn có game bắn súng bằng kính tiềm vọng nữa – dòng nova chỉ tập trung vào ảnh selfie và hai camera ẩn.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra sức mạnh để phát triển nền kinh tế số, góp phần hoàn thiện quá trình chuyển đổi số của quốc gia – theo Huawei.
Ông Li Hai – Giám đốc An ninh bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông của Huawei Châu Á – Thái Bình Dương đã chia sẻ về cách Trí tuệ nhân tạo (AI) giải phóng giá trị của dữ liệu đáng tin cậy, cũng như đưa ra 06 khuyến nghị về chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật cho AI và Dữ liệu tại Security Day 2023.
Hội thảo & Triển lãm “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” lần thứ 16 (Security Day 2023) là diễn đàn quan trọng cấp quốc gia, do Bộ Thông tin và Truyền thông bảo trợ và tổ chức. Với chủ đề “An toàn dữ liệu trong thời đại Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo”, sự kiện năm nay thu hút hơn 3.000 chuyên gia tham dự. Cùng với hơn 40 diễn giả, chương trình hội thảo đã tổ chức 01 phiên toàn thể và 03 phiên chuyên đề trao đổi về các chính sách và giải pháp công nghệ về an toàn thông tin mạng hiện nay.
Trong phiên chuyên đề, ông Li Hai – Giám đốc An ninh bảo mật, Quan hệ Chính phủ và Truyền thông Huawei Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đã có bài trình bày về chủ đề mở rộng của dữ liệu đang được quan tâm hàng đầu hiện nay: “Đổi mới và phát triển – An toàn và tin cậy với Trí tuệ nhân tạo”.
Trí tuệ nhân tạo tạo ra sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế số quốc gia
Ông Li Hai cho biết, AI đang là công cụ quan trọng cho phép các ngành công nghiệp nâng cao hiệu quả và năng suất ở quy mô lớn hơn thông qua “Tri thức + Dữ liệu + Thuật toán + Sức mạnh điện toán”. Cụ thể, dữ liệu là thành phần, thuật toán là động lực, sức mạnh điện toán là cơ sở hạ tầng… của AI.
Huawei dự đoán thế giới thông minh 2030 sẽ phát triển từ “Kết nối + Điện toán” hiện nay trở thành “AI + Dữ liệu + Xanh” với sự bùng nổ của thương mại kỹ thuật số, băng thông rộng gigabit, vũ trụ ảo metaverse, trí tuệ lan tỏa, hệ thống tự trị, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin xanh… Với GenAI (Generative AI – AI Tạo sinh), thế giới đang ở thời điểm bước ngoặt của kỷ nguyên số. GenAI dân chủ hóa việc sử dụng AI, trao quyền sử dụng cho mọi lực lượng lao động, tạo điều kiện đổi mới và trao cơ hội kinh doanh mới cho khu vực công lẫn tư. Có thể nói, GenAI là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội, thúc đẩy năng suất và sản lượng tăng trên 18%.
Ông Li Hai khẳng định, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế số của mỗi quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh điện toán bình quân đầu người và ngược lại, cơ sở hạ tầng sức mạnh điện toán cũng trở thành động cơ mới của mỗi nền kinh tế số. Dự đoán, AI có thể làm tăng sức mạnh điện toán lên gấp 500 lần. Do đó, hơn 50 nước đã đưa mục tiêu thúc đẩy hợp tác và đổi mới, xây dựng chính sách và tiêu chuẩn về AI vào chiến lược chuyển đổi số quốc gia.
Để các nhà hoạch định chính sách đánh giá tiến độ nền kinh tế số mỗi quốc gia, Huawei đã hợp tác nghiên cứu với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC giới thiệu chỉ số DFE (Digital First Economy Index), nhằm đo lường liên tục mức độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Theo điểm DFE, Việt Nam và hầu hết quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa nước nào đạt được mức độ chuẩn bị sẵn sàng cao nhất cho nền kinh tế số. Cải thiện chỉ số DFE sẽ tạo ra tác động cấp số nhân đối với tăng trưởng GDP: Tăng 1 điểm DFE tương quan với mức tăng trưởng 3% GDP.
Huawei khuyếnnghị cách xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật cho trí tuệ nhân tạo
Tại sự kiện, ông Li Hai đã đưa ra 06 khuyến nghị về chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật đáng tin cậy cho AI và Dữ liệu đang được các Chính phủ trên thế giới triển khai.
Thứ nhất, chính phủ đi đầu trong việc xây dựng các chiến lược an ninh mạng quốc gia, quy định về nơi lưu trữ dữ liệu và bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia. Cụ thể trong 4 hoạt động:Thiết lập các chính sách, bộ luật, quy định phù hợp với kỷ nguyên số; Ươm mầm nhân tài thích ứng với kỷ nguyên số; Thúc đẩy hệ sinh thái công nghiệp thịnh vượng; Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Thứ hai, nền tảng đám mây chủ quyền quốc gia.Chính phủ cần tăng cường tích hợp và hợp tác để tạo ra nền tảng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây chung, nền tảng trao đổi và chia sẻ dữ liệu hợp nhất, nền tảng dịch vụ hợp nhất. Đặc biệt, đảm bảo Đám mây an ninh quốc gia đạt mức độ bảo mật cao nhất.
Thứ ba, chính phủ đẩy nhanh quá trình đám mây hóa và số hóa của các bộ ngành, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn trong các ngành khác nhau. Các bộ ngành đẩy nhanh đám mây hóa và số hóa sẽ giúp khơi thông và tinh gọn các dịch vụ xã hội như dịch vụ công, bảo hiểm xã hội, giao thông, thuế quan, giáo dục, y tế…
Thứ tư, chính phủ đi đầu trong việc thiết lập cơ chế quản lý và thu phí để tạo ra giá trị thông qua dịch vụ dữ liệu và tăng thuế đối với dịch vụ kỹ thuật số. Các nền tảng trao đổi dữ liệu quy mô lớn sẽ thúc đẩy chủ sở hữu dữ liệu, nhà cung cấp dữ liệu và người dùng dữ liệu mua bán với nhau.
Thứ năm, chính phủ chủ trì thiết lập cơ chế quản lý, tiêu chuẩn kiểm toán, bảo mật và hệ thống chứng nhận. Việc thiết lập môi trường mạng an toàn cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân có vai trò quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Do đó, Chính phủ cần sửa đổi và hoàn thiện Luật an ninh mạng quốc gia, Quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân, Tiêu chuẩn an ninh mạng theo luật định quốc gia,… dựa theo các khung tham chiếu toàn cầu.
Thứ sáu, chính phủ đi đầu trong việc xây dựng mô hình quản trị hợp tác đa bên phù hợp với nền kinh tế số phát triển nhanh chóng, điều tiết và thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường bảo mật dữ liệu cơ bản cho đến bảo mật toàn bộ vòng đời dữ liệu.
“Để giải phóng những giá trị dữ liệu, AI là một công cụ đáng tin cậy nhờ có các nỗ lực chung. Mục đích cuối cùng của AI cùng các chính sách và tiêu chuẩn dữ liệu là tạo ra giá trị kinh doanh thông qua việc xử lý dữ liệu bảo mật và đáng tin cậy. Chúng tôi luôn ủng hộ Chính phủ đề ra các chính sách và tiêu chuẩn nhằm khuyến khích đổi mới phát triển AI và Dữ liệu xuyên ngành, xuyên quốc gia và xuyên khu vực. Huawei cũng đề xuất cải thiện các chính sách quản trị, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bảo mật đáng tin cậy cho AI và Dữ liệu, dựa trên mô hình hợp tác đa bên trong các kịch bản ứng dụng ngành cụ thể. Chỉ có không hợp tác và phát triển mới là mối đe dọa và rủi ro an ninh lớn nhất”,ông Li Hai nhấn mạnh.
Huawei dường như sẽ không hỗ trợ ứng dụng Android trên các thiết bị của hãng ở hệ điều hành HarmonyOS tiếp theo.
Kể từ năm 2019, một trong các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến điện thoại Huawei không thể cài đặt hệ điều hành Android. Đến thời điểm này, dường như phiên bản kế tiếp của hệ điều hành HarmonyOS sẽ không hỗ trợ các ứng dụng Android.
Hệ điều hành HarmonyOS Next vốn được công bố tại Hội nghị các nhà phát triển 2023 hồi tháng 8 năm nay, và dự định phát hành vào quý 1/2023.
Hệ điều hành này sẽ chỉ hỗ trợ bộ cài đặt HAP, thay vì bộ Android Package (APK) của Android.
Điều này có nghĩa là trên chợ ứng dụng AppGallery của Huawei sẽ không còn những ứng dụng vốn phát triển cho Android.
Theo trang Yugatech.com, khả năng HarmonyOS Next không hỗ trợ APK, nhưng không rõ điều này chỉ áp dụng với thiết bị Huawei ở Trung Quốc hay sẽ áp dụng toàn cầu.
Trong khuôn khổ Triển lãm Di động Toàn cầu 2023 (MWC Barcelona 2023), Huawei đã nhận được 4 Giải thưởng Di động Toàn cầu (GLOMO) do Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) trao tặng cho các giải pháp và sản phẩm công nghệ di động đột phá.
4 giải thưởng bao gồm: Nhà máy 5G – ‘Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G’, Huawei RuralLink – ‘Sáng kiến Di động Tốt nhất cho các Thị trường Mới nổi’, Huawei MetaAAU – ‘Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất’, Huawei FDD Beamforming – ‘Công nghệ Di động Đột phá nhất’.
Nhà máy 5G – ‘Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G’
Với các giải pháp di động tiên tiến do Huawei và China Mobile cung cấp, Midea Group đã thành công xây dựng nhà máy 5G đầu tiên trên thế giới tại thành phố Kinh Châu (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).
Tại đây, các khâu sản xuất thiết bị gia dụng được kết nối liền mạch hoàn toàn bằng 5G thông qua 15 kịch bản và các thiết bị 5G, giúp đối tác cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư, hướng tới việc sản xuất xanh và an toàn. Nhờ đó, giải pháp nhà máy thông minh 5G đã được trao “Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G”, ghi nhận thành công trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ 5G trong sản xuất thông minh nói chung và nỗ lực phát triển 5G của Huawei nói riêng.
Tại sự kiện trao giải, ông Eric Bao – Chủ tịch Dòng sản phẩm Hệ thống số trong nhà của Huawei chia sẻ về phương hướng phát triển của việc ứng dụng 5G: “Sắp tới, Huawei sẽ tiếp tục cung cấp các giải pháp mạng lưới sáng tạo trong nhà để đẩy nhanh quá trình số hóa công nghiệp và tạo ra giá trị kinh doanh mới từ 5G”.
Huawei RuralLink – ‘Sáng kiến Di động Tốt nhất cho các Thị trường Mới nổi’
Huawei RuralLink là giải pháp sử dụng công nghệ truyền tải vi sóng, chỉ với 4 tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp đủ điện cho toàn bộ trạm phát sóng. Và chỉ triển khai một lần, RuralLink có thể cung cấp vùng phủ sóng với các dịch vụ 2G đến 4G, đồng thời có thể phát triển lên 5G, đảm bảo trải nghiệm lâu dài cho nông thôn với mức tiêu thụ điện tối ưu và chi phí thấp, không cần triển khai thêm các băng thông cơ sở độc lập mà vẫn có thể chia sẻ tài nguyên băng thông cơ sở từ các trạm gốc hiện có.
Bằng việc ứng dụng các công nghệ sáng tạo để giải quyết các vấn đề kết nối tại các vùng sâu vùng xa, Huawei RuralLink đã giành được giải ‘Sáng kiến Di động Tốt nhất cho các Thị trường Mới nổi’, ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm, phát triển và đổi mới giải pháp của doanh nghiệp trong việc kết nối của người dùng, đặc biệt tại các khu vực còn hạn chế.
Tại sự kiện, ông Aaron Jiang – Chủ tịch Dòng sản phẩm SingleRAN Không dây của Huawei chia sẻ: “Trong tương lai, Huawei cam kết sẽ tiếp tục đổi mới công nghệ giúp nông thôn tiếp cận quá trình số hóa, mang lại cuộc sống số cho tất cả mọi người và phát triển cân bằng nền kinh tế số toàn cầu.”
Huawei FDD Beamforming – ‘Công nghệ Di động Đột phá nhất’
Chùm tín hiệu FDD Huawei (Huawei FDD Beamforming) là dòng sản phẩm mang tính cách mạng của Huawei, hỗ trợ cải thiện dung lượng và phạm vi phủ sóng dải tần trung của FDD, cân bằng tốc độ 5G tải lên và tải xuống, giảm tắc nghẽn trên các dải tần thấp, đảm bảo trải nghiệm trên tất cả các băng tần dưới 3 GHz.
Theo đó, tại MWC2023, Huawei tiếp tục nhận giải thưởng ‘Công nghệ Di động Đột phá nhất’ cho Huawei FDD Beamforming sau 01 năm nhận giải thưởng “Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất” dành cho Huawei FDD Gigaband.
Ông Fang Xiang – Phó chủ tịch Dòng sản phẩm không dây của Huawei chia sẻ về những giá trị của Huawei FDD Beamforming: “Dịch vụ 4G và 5G đã phát triển thần tốc, liên tục mở rộng vùng phủ sóng về quy mô lẫn độ sâu. Sản phẩm đã giúp các nhà mạng mở rộng cả dung lượng 4G và 5G, xây dựng mạng xanh chất lượng cao với vùng phủ sóng sâu, rộng, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ đang gia tăng nhanh chóng cho một xã hội thông minh hơn”.
Huawei MetaAAU – ‘Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất’
Huawei MetaAAU là sản phẩm sáng tạo AAU thế hệ thứ ba của Huawei, mở ra hướng đi mới xanh hơn cho Massive MIMO khi lần đầu tiên ứng dụng công nghệ ELAA (giàn ăng-ten cực lớn).
Hiện nay sản phẩm đã được triển khai tại hơn 50 thành phố trên thế giới với hơn 100.000 thiết bị, hỗ trợ cải thiện 40% trải nghiệm người dùng tải lên, giảm 30% mức tiêu thụ năng lượng, và giảm TCO (Tổng chi phí sở hữu công nghệ) cho nhà khai thác. Với những bước đột phá trong hiệu suất mạng và năng lượng, Huawei MetaAAU đã được GLOMO công nhận và trao giải ‘Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất’ năm nay.
Ông Ritchie Peng – Chủ tịch Dòng sản phẩm 5G & LTE TDD của Huawei nhấn mạnh: ” Trong tương lai, Huawei sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong ngành công nghệ để đưa công nghệ ELAA phù hợp với nhiều dải tần và nhiều kịch bản hơn, phát triển các sản phẩm và giải pháp 5G, đồng thời xây dựng mạng hiệu quả và chất lượng cao để các nhà khai thác đón đầu kỷ nguyên 5G mới”.
Giải thưởng Di động Toàn cầu (GLOMO) là giải thưởng uy tín nhất trong ngành di động, do Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức, được đánh giá bởi các chuyên gia đầu ngành suốt 27 năm qua. GLOMO công nhận nỗ lực và đóng góp to lớn của các công ty, cá nhân và chính phủ trong việc thúc đẩy đổi mới ngành công nghiệp di động, cũng như luôn tiên phong dẫn đầu trong thế giới siêu thực và siêu kết nối.
Huawei giới thiệu nhiều công nghệ cao cấp và các cơ hội thành công mới và những tiến bộ của ngành ICT trong kỷ nguyên 5.5Gtại Triển lãm Di động Toàn cầu 2023 (MWC Barcelona 2023)
Bên cạnh đó, Huawei cũng đặt mục tiêu hợp tác sâu rộng với các nhà mạng và đối tác công nghiệp trên khắp thế giới nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ sở hạ tầng ICT, đặt nền móng cho kỷ nguyên 5.5G và khai thác triệt để thành công của 5G để mang lại thành công chung cho tất cả các ngành.
Huawei chia sẻ 05 điểm nhấn đột phá chính của kỷ nguyên 5.5G: trải nghiệm 10 Gbit/s, kịch bản IoT toàn diện, cảm biến và liên lạc tích hợp, mạng lưới xe lái tự động cấp độ 4 (L4) và ngành ICT xanh.
Công nghệ đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên 5.5G sẽ mang lại cho các nhà mạng hiệu suất tăng gấp 10 lần so với 5G, bao gồm:
Tốc độ cao gấp 10 lần, là tốc độ cao nhất cho người dùng băng thông rộng tại địa phương sẽ tăng từ 1 Gbit/s lên đến 10 Gbit/s, đảm bảo trải nghiệm tốt hơn trong các dịch vụ nhập vai và tương tác;
Kết nối nhanh gấp 10 lần với công nghệ IoT thụ động cho phép tăng số lượng thiết bị được kết nối từ 10 tỷ lên 100 tỷ;
Trải nghiệm ổn định gấp 10 lần, cho độ trễ, độ định vị chính xác và độ tin cậy sẽ được cải thiện gấp 10 lần;
Hiệu suất năng lượng tối ưu tăng gấp 10 lần: Lượng khí thải CO2 trên mỗi terabyte dữ liệu truyền trên mạng di động sẽ giảm gấp 10 lần;
Thông minh gấp 10 lần: Mạng lưới xe tự động (ADN) sẽ được nâng cấp từ cấp độ 3 lên cấp độ 4, gia tăng hiệu quả vận hành và bảo trì (O&M) lên gấp 10 lần.
Như vậy, 5.5G có thể giúp các nhà mạng, nhà khai thác mở khóa 5 lĩnh vực kinh doanh và nắm chắc nhiều cơ hội thành công gấp 100 lần.
Lĩnh vực 1: Trải nghiệm các dịch vụ nhập vai và tương tác
Các ứng dụng 3D, chẳng hạn như mua sắm trực tuyến 3D, trò chơi thực tế ảo 24K VR, video 3D không cần kính,… sẽ trở thành xu hướng thành công chủ đạo trong tương lai.
Các dịch vụ có trải nghiệm nhập vai vốn đã nhen nhóm xuất hiện trong kỷ nguyên 5G, tuy nhiên, kỷ nguyên 5.5G sẽ bùng nổ các dịch vụ kết hợp trải nghiệm nhập vai và tương tác.
Với những đột phá liên tục trong công nghệ thiết bị và sự sáng tạo nổi bật về nội dung, số lượng người sử dụng các dịch vụ nhập vai và tương tác trực tuyến trong kỷ nguyên 5.5G dự kiến sẽ vượt 1 tỷ người, tăng gấp 100 lần so với hiện nay.
Lĩnh vực 2: Tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi số các ngành
Khi hiệu quả của các mạng riêng 5G ngày càng được công nhận, phạm vi ứng dụng sẽ mở rộng gấp 10 lần và giá trị của mỗi kết nối trong các ứng dụng chính sẽ còn gia tăng nhiều hơn thế nữa.
Huawei dự đoán số lượng mạng riêng 5G được triển khai sẽ tăng từ 10.000 lên 1 triệu vào năm 2030.
Kết nối cáp quang đang mở rộng từ địa phương và doanh nghiệp, đến các dây chuyền nhà máy và thậm chí cả thiết bị sản xuất.
Lĩnh vực 3: Ứng dụng đám mây bước vào kỷ nguyên mới, mở ra cơ hội cho lĩnh vực kết nối mạng
Các ứng dụng doanh nghiệp dựa trên đám mây và đa đám mây đang trở thành xu hướng mới.
Các ứng dụng này sẽ cần kết nối theo thời gian thực đáng tin cậy và dễ truy cập, mang lại cơ hội cho các mạng truyền dẫn cho dù chúng nằm giữa các nút đám mây biên, giữa nút đám mây biên và đám mây trung tâm, hay giữa doanh nghiệp và đám mây.
Lĩnh vực 4: Mạng di động bao phủ tất cả các ứng dụng IoT; Công nghệ IoT thụ động kích hoạt 100 tỷ kết nối
Công nghệ IoT thụ động đang mở rộng kết nối di động từ các giải pháp chủ động tốc độ cao sang các giải pháp thụ động tốc độ cực thấp.
Thẻ IoT thụ động không những có thể truyền dữ liệu mà còn được sử dụng để định vị và gắn trên các cảm biến nhiệt độ.
Các thẻ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như để tự động kiểm kê các mặt hàng tồn kho, phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, định vị các vật dụng cá nhân.
Hiện nay, hơn 30 tỷ thẻ IoT thụ động (dựa trên các công nghệ như RFID) được tiêu thụ mỗi năm. Khi nhiều ngành công nghiệp thực hiện chuyển đổi số, số lượng thẻ IoT thụ động được sử dụng hàng năm dự kiến sẽ đạt 100 tỷ thẻ.
Lĩnh vực 5: Từ liên lạc cơ bản đến cảm biến và liên lạc tích hợp, ứng dụngvào các dịch vụ mới
Mạng 5.5G với khả năng cảm biến có thể được sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ giao thông đường bộ và cảm biến trường nhìn tại các thành phố thông minh, giúp cơ sở hạ tầng đô thị hoạt động hiệu quả hơn.
Chẳng hạn, trong điều kiện thời tiết mưa hoặc sương mù, mạng lưới 5.5G có thể tự động phát hiện sớm chướng ngại vật hoặc những điểm bất thường trên đường, và thông báo cho người lái xe trước 1 km thông qua bản đồ trong ôtô để việc di chuyển an toàn hơn.Tháng 07/2022, Huawei đã công bố tầm nhìn “Đổi mới sáng tạo và Thắp sáng kỷ nguyên 5.5G”. Tại sự kiện MWC năm nay, Huawei tiếp tục cùng với các nhà khai thác và đối tác công nghiệp trên khắp thế giới, khám phá các dịch vụ đổi mới sáng tạo và cơ hội kinh doanh mới trong kỷ nguyên 5.5G đang đến gần.