(Lời Cảnh Báo) Thời gian gần đây các phương thức lừa đảo trên mạng xuất hiện càng nhiều, biến tướng ngày càng tinh vi hơn. Trong đó phải kể đến phương thức kêu gọi đầu tư chăn nuôi trên mạng, thao tác đơn giản trong vài phút lợi nhuận có thể lên đến vài triệu thậm chí hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên chẳng có vật nuôi nào được vỗ béo, những kẻ lừa đảo lặn mất tăm với số tiền của các nhà đầu tư.

Anh N.T.L hiện đang sinh sống tại TP.HCM chia sẻ: “Mỗi người sẽ nuôi một con vật trong trò chơi khi tham gia đầu tư. Khi nuôi đến một mức độ nào đó, họ sẽ đổi lại một phần quà tương tự. Họ chủ động liên hệ đến tôi mời gọi đầu tư với mức giá cao sẽ nhận phần quà có giá trị tương tự, sau những lần giao dịch thành công. Tôi có niềm tin nên đã nghe theo, kết quả tôi không thể truy cập vào game và không liên lạc được với đối phương, tiền xong khi nạp vào cũng vì thế mà mất trắng”.

Luật sư Bùi Trọng Hiển – Giám đốc Công ty luật Bùi Trọng Hiển cho biết: “Theo bộ luật Hình sự, các hành vi chiếm đoạt tài sản tội phạm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm tùy vào mức độ. Đối với những trường hợp tổng giá trị tải sản lên đến 500 triệu trở lên, có thể lãnh án tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Trong trường hợp muốn đầu tư chúng ta nên đến gặp trực tiếp các nhà đầu tư, chủ động liên hệ đến những cá nhân có khả năng đầu tư. Trước những lời mời chào từ các đối tượng xấu với mức lời, lãi cao, chúng ta nên tìm hiểu kỹ lưỡng trụ sở và giấy phép đăng ký hoạt động của họ, sau đó xem xét mức độ tin cậy để tiến hành đầu tư vào”.

Lừa đảo qua mạng ngày càng phổ biến và tinh vi hơn, người dân không nên vội vàng thiếu sự tìm hiểu kiếm chứng mà tham gia vào các website. Không có hình thức đầu tư nào lãi suất khủng bằng cách thức đơn giản, dễ dàng như vậy cả. Đặc biệt trước khi tham gia vào bất kỳ hình thức đầu tư, bản thân phải là người am hiểu, có kiến thức ở lĩnh vực đó hoặc nhận được sự tư vấn từ những chuyên gia tư vấn trong ngành.

Xem trọn vẹn phóng sự trong chương trình Lời Cảnh Báo số mới nhất

Nguy cơ tiềm ẩn từ các hội nhóm chữa bệnh thuận tự nhiên

Hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều hội nhóm được ra đời trên mạng xã hội. Trong đó có những hội nhóm về chữa bệnh thuận theo tự nhiên ngày càng nở rộ, như là chữa bệnh bằng thực dưỡng, thải độc bằng cà phê, chữa bệnh không dùng thuốc tại nhà. Điểm chung của các hội nhóm này là đều phản bác lại việc chữa bệnh bằng y học hiện đại. Mỗi hội nhóm, mỗi trào lưu còn xuất hiện các chuyên gia tự phong với những bài thuốc hướng dẫn không có cơ sở khoa học, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tham gia vào nhóm chữa bệnh thuận tự nhiên vì có những biểu hiện bệnh về da lâu ngày, chị Đ. A.T (TP.HCM) chia sẻ: “Tôi có tìm hiểu và làm theo các hội nhóm, hướng dẫn chỉ cần đắp các loại lá cây xay nhuyễn lên, không cần uống thuốc hay làm bất kì điều gì. Nhưng khi xức lên, da tôi bắt đầu ửng đỏ, buồn nôn và chóng mặt. Tôi sợ biến chứng nên đã đến bệnh viện ngay”.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết: Những người mắc bệnh khi cảm thấy mệt, tím tái, không thở được, ngất xỉu, rối loạn thị giác chắc chắn đã có những biến chứng của bệnh gốc, chúng ta nên đi bệnh viện ngay. Những thông tin chữa bệnh thuận theo tự nhiên cần có lý luận về khoa học, không thể tự sáng tạo, trường hợp căn bệnh họ mắc phải khác nhưng có cùng biểu hiện và chúng ta áp dụng lên chính bản thân sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng”.

Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan – Phó Viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM bày tỏ quan điểm: “Các thông tin về y học trong các trang hội nhóm chữa bệnh thuận tự nhiên tương tối phản khoa học, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị của các bác sĩ, cũng như quá trình phục hồi sức khỏe của một số bệnh nhân. Tất cả quá trình hướng dẫn điều trị hay phục hồi, tốt nhất nên lắng nghe từ các nhà chuyên môn, bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành, họ sẽ có những chia s, khuyến cáo phù hợp với khoa học, phù hợp với bệnh lý từng người”.

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bệnh nhân nên đi đến các trung tâm y tế để tìm hướng điều trị. Khi xác định rõ bệnh lý, bệnh nhân có thế chọn hướng điều trị theo phương pháp đông y hoặc tây y. Tuy nhiên, để đảm bảo hãy đến các cơ sở y tế được cấp phép và các y bác sĩ được chứng chỉ hành nghề. Không nên nghe theo các phương pháp điều trị không có khoa học, tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn thậm chí có nguy cơ tử vong.

Xem thêm tại đây

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội…

Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do đài truyền hình Vĩnh Long phối hợp Jet Studio thực hiện.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, kể từ ngày 1/3/2023, đầu số 156 sẽ được sử dụng chung để tiếp nhận các yêu cầu tra cứu thông tin tên miền và phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.

Bộ Thông tin và Truyền thông giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cục Viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông tiếp nhận và xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156; thống nhất cách thức kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống của doanh nghiệp và hệ thống của VNNIC; quy trình tiếp nhận, lưu trữ, chuyển tiếp, xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156.

Đại diện Cục Viễn thông cũng đưa ra lời khuyên khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai cách, gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại tới đầu số 156 như sau:

Cách 1: Khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Cách 2: Khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan…). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.

Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông).

Như vậy, khi nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dùng có thể gọi tới đầu số 156 hoặc người dân cũng có thể gửi tin nhắn phản ánh cuộc gọi lừa đảo thông qua đầu số 156 để nhà mạng sẽ có biện pháp sàng lọc, xác minh, thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cũng khuyến cáo người dân cần cảnh giác, đề phòng các cuộc gọi từ số lạ, “dọa” khóa thuê bao.

Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an gần nhất để đề nghị xử lý vi phạm theo pháp luật.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo như đã nói ở trên.

Theo Doanh Nhân

Trong vài năm gần đây hình thức thanh toán qua mã QR dần trở nên phổ biến, cũng vì sự tiện ích và sự phổ biến ngày càng rộng rãi mà các nhóm tội phạm mạng đã lợi dụng tạo ra mã QR độc hại để lừa lấy thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của người tiêu dùng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Thạc sĩ Phạm Văn Khoa – Trưởng ngành Máy tính – Viễn thông, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết hiện nay các đối tượng lừa đảo khi có được những thông tin cơ bản của đối tượng họ nhắm đến, chúng mồi chào nạn nhân bằng cách hình thức rút thẻ tín dụng bằng tiền mặt hoặc nâng hạn mức thẻ tín dụng, cũng như yêu cầu cung cấp thông tin cho ngân hàng để hoàn thành các thao tác chuyển đổi giúp các đối tượng dễ dàng thực hiện hành vi.

Thạc sĩ Nguyễn Tấn Hoàng Hải (Trường Đại học Luật TP.HCM) chia sẻ, đối với các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào các trường hợp cụ thể có thể bị phạt hành chính lên đến 5 triệu đồng. Ngoài ra các hành vi mạo danh người khác chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng thuộc trường hợp pháp luật quy định có thể bị xử lý về tội chiếm đoạt tài sản. Và theo đó mức xử phạt trách nhiệm hình sự thấp nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm, nặng hơn có thể phạt tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 5 trăm triệu đồng trở lên.

Để phòng tránh việc lừa đảo qua mạng, người dùng cần cẩn trọng khi tiếp nhận và xử lý thông tin ngay cả khi đã bị lừa. Cảnh giác với các yêu cầu quét mã QR hoặc truy cập đường link lạ, các ngân hàng tuyệt đối không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, 3 số bảo mật mặt sau thẻ hoặc bất kỳ thông tin bảo mật cá nhân nào khác của khách hàng qua mạng xã hội hoặc số điện thoại không định danh.

Xem full chương trình tại đây

Cảnh giác thủ đoạn dùng thuốc hướng thần để thôi miên, cướp tài sản

Vừa qua công an thành phố Vũng Tàu đã tiếp nhận về tin báo 4 vụ cướp tài sản trên địa bàn. Các nạn nhân cho biết thời điểm diễn ra vụ việc bản thân rơi vào tình trạng mất kiểm soát không thể tự chủ. Nhìn thấy các vụ án xảy ra có tính chất đặc biệt nghiêm trọng nghi vấn tội phạm sử dụng thuốc có chất kích thích gây ảnh hưởng tính mạng sức khỏe nạn nhân, công an thành phố Vũng Tàu đã vào cuộc điều tra bắt giữ nhóm đối tượng gây ra các vụ việc trên.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thư Thanh Trâm (Bộ môn Thần kinh – Tâm thần, Khoa Y, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) cho biết, các loại thuốc hướng thần có tác dụng thôi miên thuộc nhóm có tác dụng ức chế hệ thần kinh hoặc gây ảo giác. Sau khi tiếp xúc trong khoảng thời gian 2 đến 3 phút, người bị hại rơi vào trạng thái lú lẫn, suy giảm ý thức, từ đó làm tiền đề để các đối tượng xấu thực hiện hành vi phạm tội.

Thạc sĩ Nguyễn Tấn Hoàng Hải (Trường Đại học Luật TP.HCM) cho biết, với cách thức gây án này, người phạm tội đưa nạn nhân rơi vào tình trạng không còn khả năng quản lý tài sản, và các đối tượng sẽ phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản và mức xử phạt có thể lên đến án tù chung thân.

Để cảnh giác, chủ động bảo vệ an toàn cho bản thân và người thân trong gia đình, chúng ta cần cảnh giác với những người lạ mặt, không nói chuyện hoặc đứng ngồi quá gần; thông báo cho người thân hoặc bạn bè khi chúng ta có kế hoạch đi ra ngoài hay tham gia bất kì hoạt động nào.

Xem full chương trình tại đây

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội… Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1.

Gần đây, hình thức lừa đảo thông qua mạng xã hội hay các khảo sát ngày càng tinh vi khiến nhiều người mất cảnh giác và dễ dàng rơi vào bẫy.

Cách đây không lâu, khi đang tìm kiếm thông tin trên mạng, chị L.T.N thấy một website tự động mở, trang này có giao diện làm nhái giống một thương hiệu nổi tiếng với nội dung ‘khảo sát ý kiến người dùng cùng cơ hội trúng thưởng xe máy’, tưởng thật nên chị N lập tức làm theo. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành khảo sát, chị tá hỏa khi mất hết quyền truy cập dữ liệu trực tuyến, trong tích tắc số tiền trong tài khoản của chị không cánh mà bay.

Với tâm lý được thì tốt, không thì thôi, anh T.V.T cũng dễ dàng bị rơi vào bẫy lừa đảo với thủ đoạn tương tự do các đối tượng xấu giăng ra. “Tôi được mời làm khảo sát để nhận tiền, vài bài đầu tiên thì họ chuyển đủ sống tiền đúng như cam kết, nhưng sau đó họ yêu cầu tôi nạp vào 2 triệu đồng để nâng cấp lên tài khoản cao cấp, thấy trước đó họ vẫn chuyển tiền đều đặn nên tôi đã tin tưởng và nạp cho họ, nhưng khi nạp xong thì tài khoản của tôi đã bị xóa ngay lập tức”, anh T kể lại.

Theo thạc sĩ Châu Trần Trúc Ly, luôn có những nguy hiểm tiềm tàng khi chúng ta thực hiện khảo sát trên các nền tảng không rõ nguồn gốc, như bị đánh cắp thông tin dẫn đến mất quyền truy cập vào các hệ thống dữ liệu cá nhân, bị mã độc xâm nhập vào máy và có thể gây thất thoát về cả tiền bạc lẫn thời gian. Để đề cao cảnh giác khi thực hiện các cuộc khảo sát online, Ths Trúc Ly khuyên: “Cần phải tìm hiểu thật kỹ tính chất pháp nhân của cơ quan cung cấp đường link khảo sát cho mình, ngoài ra cần cân nhắc trước khi quyết định cung cấp thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại, email… Chúng ta có thể sử dụng định danh phụ như tên, số điện thoại phụ để tránh lộ thông tin thật của mình nếu không cần thiết”.


Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp, các đối tượng xấu đã tận dụng công nghệ hiện đại, để tạo ra những hệ thống lừa đảo tinh vi khiến người dùng khó nhận diện hơn, vì thế chúng ta cần quan tâm, bảo vệ thông tin cá nhân, kiểm tra, xác minh kỹ càng các website, ứng dụng trong các tin nhắn nhận được, tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng, đường link có nguồn gốc không rõ ràng để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Xem video chương trình tại đây

Thủ đoạn thuê trọ để trộm cắp tài sản
Mới đây, một người đàn ông ở Nam Định đã bị bắt vì tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đối tượng này do thiếu tiền tiêu xài nên đã đi tìm thuê trọ để trộm cắp tài sản. Sau khi ký hợp đồng thuê nhà và được giao chìa khóa phòng, đối tượng này đã trộm 4 chiếc xe máy rồi bỏ trốn. Có thể thấy rằng, trước những tình huống giả vờ thuê trọ rất tinh vi, nếu không tỉnh táo, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của những vụ trộm cắp tài sản.


Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trương Văn Vỹ (Chuyên gia Xã hội học Tội phạm) cho biết: “Đa số các chủ nhà trọ đều có mong muốn cho thuê được càng nhiều càng tốt, dẫn đến đôi khi thủ tục cho thuê khá nhanh chóng và đơn giản. Hiện tại các đối tượng có thể dễ dàng làm giả giấy tờ để qua mắt chủ nhà trọ, khi chủ trọ đã mất cảnh giác vì chủ quan với giấy tờ trên tay cũng là lúc để các đối tượng thoải mái hành động”.

Thông thường, các đối tượng thực hiện thủ đoạn này thường là những người nghiện ngập, không có công ăn việc làm ổn định, do không có tiền tiêu xài, các đối tượng đã tìm và theo dõi những vị trí nhà trọ nằm ở nơi khó quan sát, quản lý lỏng lẻo để thực hiện hành vi.


Theo Luật sư Nguyễn Mỹ Phụng, hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 15, NĐ 144, năm 2021 phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, những đối tượng này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, trường hợp tài sản trộm cắp có giá trị từ 2 – 50 triệu, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Ở các trường hợp giá trị tài sản càng cao thì mức phạt tù càng cao, mức phạt cao nhất là phạt tù lên đến 20 năm.


Để tránh trở thành con mồi của các đối tượng trộm cắp, chủ nhà trọ và người thuê trọ cũng cần lưu ý một số biện pháp để đề phòng kẻ gian, như cần lắp camera giám sát, gia tăng các loại khóa bảo vệ, sắp xếp người coi giữ xe để thuận tiện cho việc quản lý. Hơn hết, mỗi người cần chú ý tự giác bảo vệ tài sản, những món đồ có giá trị cần để ở những nơi an toàn, đặc biệt không vội kết thân với những người mới đến trọ, quan sát, tiếp xúc để hiểu rõ hơn, khi nghi ngờ các đối tượng dùng nhân thân giả để đến trọ, cần trình báo cho cơ quan công an để được hỗ trợ giải quyết.

Xem đầy đủ chương trình tại đây