Nhiều bậc phụ huynh liên tục nhận được những đường link lạ mạo danh trường học của con mình. Khi nạn nhân nhấn chuột vào đường link trên, toàn bộ thông tin cá nhân bị đối tượng xấu đánh cắp, rồi chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.

Gần đây, chị NTN nhận được tin nhắn có kèm đường link lạ mạo danh trường mà con chị đang theo học. Nội dung tin nhắn yêu cầu chị N vào link của trường để đăng ký thông tin cho con. Vì lý do này, chị đã không ngần ngại nhấn vào link nhập thông tin. Tuy nhiên, sau khi nhập xong, chị phát hiện các tài khoản mạng xã hội của mình đã bị chiếm quyền kiểm soát. “Tôi nhận được một đường link lạ từ trường con mình đang học, yêu cầu nhập thông tin cập nhật cho bé. Mặc dù ban đầu cảm thấy lạ, nhưng vì môi trường online đang phổ biến, tôi cũng đã nhập thông tin mà không nghĩ tới hậu quả. Sau một thời gian, tôi phát hiện tài khoản của mình đã bị chiếm đoạt. Tôi đã rất khó khăn, phải nhờ đến các anh chị bên IT để lấy lại toàn bộ các tài khoản mạng xã hội. Tôi cũng đã liên hệ đến trường và biết được phía bên trường học không hề có yêu cầu nhập thông tin vào đường link đó”chị NTN cho biết.  

Mục đích chính của các đối tượng là lôi kéo người nhận tin nhắn, truy cập vào các đường link mà họ tạo ra để cài mã độc và đánh cắp thông tin. Nếu người dùng đăng nhập vào các đường link này và làm theo hướng dẫn, tin tặc có thể khai thác thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân để lợi dụng hoặc đánh cắp tiền. Nguy hiểm hơn các đối tượng xấu đã sử dụng một phần mềm Trí Tuệ Nhân Tạo để nhận biết thói quen của người sử dụng mạng xã hội và tự động gửi tin nhắn chứa mã độc.

Nhiều phụ huynh bị mất thông tin, quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội khi click vào đường link lạ
Nhiều phụ huynh bị mất thông tin, quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội khi click vào đường link lạ

ThS Lê Tấn Phước – Nguyên Trưởng Khoa CNTT, Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM cho biết: “Thay vì sử dụng các chữ cái bình thường, chúng sử dụng các kỹ thuật thay đổi như chữ m thay thế bằng chữ r, chữ n, và các ký tự khác để lừa đảo người nhận tin nhắn. Chúng ta có thể bị dẫn dắt vào các đường link lạ xảy ra hai tình huống nguy hiểm: bị lừa đăng nhập và bị khai thác thông tin, hoặc bị cài đặt virus vào thiết bị của mình”.

Các đối tượng thường tận dụng chiêu bài đánh vào điểm yếu của các phụ huynh, nhất là các vấn đề liên quan đến việc học hành của con. Vì thế, các phụ huynh rất dễ rơi vào bẫy. Do đó, quý phụ huynh nên cực kỳ cảnh giác và không đăng nhập vào các đường link không rõ nguồn gốc hoặc không được xác thực. Khi nhận được tin nhắn yêu cầu truy cập vào bất kỳ đường link nào, người dùng cần bình tĩnh kiểm tra lại xem liệu đó có phải là đường link giả mạo hay không. Vì thực tế, đường link này thường chứa rất nhiều ký tự khác biệt so với đường link chính thức của các cơ quan tổ chức.

Để tránh rủi ro, thông thường khi nhận link, người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nhấp vào. “Để tránh trường hợp này, thông thường khi nhận link, chúng ta cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nguồn gốc của nó. Hiện nay, các đối tượng tội phạm thường sử dụng dịch vụ Brandname để mạo danh tên các tổ chức, làm cho các đường link giả mạo trở nên khó phân biệt. Dấu hiệu này thường khó nhận biết, nhưng các phụ huynh nên xem xét kỹ lưỡng đường link cụ thể để xác định liệu đó có phải là link của trường hay không”, ThS Lê Tấn Phước TP.HCM khuyến cáo.

Luật sư Bùi Trọng Hiển – Giám đốc Công ty Luật Bùi Trọng Hiển cho biết: “Hành vi chiếm quyền sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc thiết bị điện tử của người khác là hành vi vi phạm pháp luậtCác hình phạt cho hành vi này có thể từ phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, trong trường hợp nặng hơn có thể nhận án phạt lên đến 12 năm tù giam”.

Hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng ngày càng phổ biến và tinh vi hơn. Đặc biệt, các thủ đoạn lừa đảo luôn được các đối tượng liên tục cập nhật để dễ dàng qua mặt người dùng. Người dân cần phải cảnh giác và tỉnh táo để tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng xấu.

Clip Gửi đường dẫn lạ cho phụ huynh để lừa đảo:

Nguy cơ trầm cảm do mạng xã hội

Nhờ có mạng xã hội mà chúng ta dễ dàng kết nối với nhau, cung cấp cho chúng ta rất nhiều mặt lợi ích khác. Một người trẻ có thể sở hữu nhiều tài khoản mạng xã hội để phục vụ sở thích, nhu cầu giải trí, cá nhân và dành rất nhiều thời gian cho chúng.

Em Nguyễn Lan Vy – Quận Tân Bình, TP.HCM cho biết, thời gian sử dụng mạng xã hội một ngày dao động từ 3 đến 4 tiếng với nhu cầu giải trí. Em Trần Thảo Anh – Quận Tân Bình, TP. HCM chia sẻ: “Một ngày em sử dụng mạng xã hội khá nhiều để em cập nhật thông tin từ mạng xã hội, từ 4 đến 6 tiếng”. 

Theo các nghiên cứu, khi dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, có thể gây ra các chứng rối loạn lo âu, tâm thần. Trong đó, trầm cảm do lạm dụng mạng xã hội đang là một trong những bệnh lý mà nhiều người trẻ gặp phải hiện nay. Em Trần Tiến Long ngụ tại TP.Thủ Đức chia sẻ: “Nguy cơ trầm cảm này có thể xuất phát từ những thông tin sai lệch, bạo lực, ngôn từ cũng có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý người dùng”.

Thạc sĩ Trần Nam – Chuyên gia Xã hội học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM cho biết: “Khi tập trung quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe thể chất và thời gian của mình trong một ngày, đặc biệt là ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội vốn đòi hỏi phải có sự tương tác trực tiếp, khiến cho đầu óc của họ sẽ bị mệt mỏi và họ có thể bị căng thẳng, stress, nếu như chỉ tập trung vào mạng xã hội để có thể tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, tâm lý sẵn sàng giao tiếp với người khác ở môi trường thực tế, nó có thể bị ảnh hưởng”.

Trầm cảm do mạng xã hội cũng có các triệu chứng tương tự như các vấn đề trầm cảm thông thường. Tuy nhiên, người bệnh có xu hướng chìm đắm trong thế giới ảo, mang trong mình những cảm xúc tuyệt vọng, những tâm lý bất ổn của người bệnh, dù có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng ít được chú ý đến.

Người bệnh có xu hướng chìm đắm trong thế giới ảo, mang trong mình những cảm xúc tuyệt vọng, những tâm lý bất ổn, dù có thể dễ dàng nhận thấy nhưng ít được chú ý. Trong một buổi cơm hay trong các sinh hoạt gia đình, chúng ta cần phải quan sát người thân, nhận biết các dấu hiệu và động viên họ chia sẻ những vấn đề họ đang gặp phải”bác sĩ CKII Trần Minh Khuyên chia sẻ.

Mạng xã hội phát triển giúp có sự kết nối cùng nhau, nhưng người dùng cần sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, biết chọn lọc thông tin hữu ích để tiếp nhận. Không nên quá lạm dụng và dành thời gian cho các hoạt động ý nghĩa bên ngoài. Kết nối với những người thân yêu trong gia đình và các mối quan hệ xã hội chất lượng, để tránh được nguy cơ trầm cảm xảy ra do lạm dụng mạng xã hội.

Clip Nguy cơ trầm cảm do mạng xã hội:

Lời Cảnh Báo là một chương trình mang đầy tính thời sự. Bên cạnh việc phản ánh những vấn đề đang được xã hội quan tâm, Lời Cảnh Báo còn cung cấp cho người dân nhiều kiến thức bổ ích về những vấn đề khác nhau trong cuộc sống như: kinh tế, sức khỏe, giáo dục, an ninh, trật tự xã hội… Lời Cảnh Báo được phát sóng vào lúc 19h50 Thứ Hai và Thứ Tư hàng tuần trên kênh THVL1. 

Theo các chuyên gia của Kaspersky, các mối đe dọa sẽ ngày càng gia tăng do AI và tự động hóa nâng cao, vì vậy các cơ quan và tổ chức tài chính nên tăng cường phòng thủ hơn vào năm 2024. 

Trong báo cáo về phần mềm tội phạm năm 2024, Kaspersky dự đoán sẽ có sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng, khai thác hệ thống thanh toán trực tiếp, các gói mã nguồn mở cửa hậu (open-sources backdoor) và sự trỗi dậy của trojan ngân hàng. 

Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh xu hướng gia tăng các mối đe dọa Web3 và phần mềm độc hại. Để thích ứng với bối cảnh đang phát triển, năm 2024 đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược an ninh mạng chủ động, sự hợp tác giữa các ngành và thay đổi biện pháp phòng thủ.

Năm ngoái, các chuyên gia của Kaspersky đã dự đoán chính xác sự gia tăng của các mối đe dọa Web3, phần mềm độc hại và sự chuyển dịch của các nhóm ransomware sang các hoạt động phá hoại. 

Các chuyên gia của Kaspersky dự đoán các cuộc tấn công mạng do AI điều khiển sẽ gia tăng đáng kể vào năm 2024. Hơn nữa, họ cho rằng tội phạm mạng sẽ lợi dụng sự phổ biến của hệ thống thanh toán trực tiếp, dẫn đến phần mềm độc hại và khai thác Trojan ngân hàng di động ngày càng gia tăng. Phần mềm độc hại như Grandoreiro đã mở rộng mạng lưới ra toàn cầu, nhắm tới hơn 900 ngân hàng ở 40 quốc gia.

Một xu hướng đáng lo ngại khác vào năm 2024 có thể là sự gia tăng của các gói mã nguồn mở cửa hậu. Tội phạm mạng sẽ khai thác các lỗ hổng trong phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi, xâm phạm bảo mật và có khả năng dẫn đến vi phạm dữ liệu và tổn thất tài chính. Hơn nữa, các chuyên gia dự báo các nhóm liên kết trong hệ sinh thái tội phạm mạng sẽ có cấu trúc linh hoạt hơn trong năm tới, trong đó, các thành viên thường xuyên chuyển đổi hoặc làm việc cho nhiều nhóm cùng một lúc. Khả năng thích ứng này sẽ khiến cơ quan thực thi pháp luật gặp khó khăn hơn trong việc theo dõi và chống lại tội phạm mạng một cách hiệu quả.

Marc Rivero, trưởng nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu (GReAT) tại Kaspersky chia sẻ: “Trong bối cảnh an ninh mạng tài chính ngày càng phát triển vào năm 2024, chúng tôi dự đoán sẽ có sự gia tăng các mối đe dọa, khả năng tự động hóa tăng cao và sự tồn tại dai dẳng của tội phạm mạng. Chìa khóa thành công nằm ở việc thúc đẩy sự hợp tác giữa khu vực công và tư, tạo nên một mặt trận thống nhất chống lại những rủi ro đang leo thang, nhằm xác định tình hình an ninh mạng tài chính trong năm tới”.

Đọc báo cáo đầy đủ về các dự đoán tài chính trong năm 2024 tại Securelist.

Dự báo tài chính là một phần trong Kaspersky Vertical Threat Predictions năm 2024, một trong những phân khúc của Kaspersky Security Bulletin, loạt các dự đoán và báo cáo phân tích hàng năm về những thay đổi quan trọng trong thế giới an ninh mạng.

Tại khu vực Đông Nam Á, Kaspersky đã ngăn chặn 8.926.117 cuộc tấn công đào tiền ảo có chủ đích trong năm 2020.

Trong Báo cáo về các mối đe dọa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) năm 2020 của Kaspersky, số lượng các vụ tấn công nhằm mục tiêu đào tiền ảo được theo dõi đã giảm từ 13.247.796 (năm 2019) xuống còn 8.926.117 (năm 2020).

Ở khu vực Đông Nam Á, trong hai năm liên tiếp, Indonesia và Việt Nam là 2 quốc gia xảy ra hầu hết các cuộc tấn công nhằm mục đích đào tiền ảo đã bị Kaspersky ngăn chặn, chiếm gần 71% vào năm 2020 và 80% vào năm 2019 trong số tất cả các cuộc tấn công ở khu vực này.

Số lượng mã độc đào tiền ảo bị Kaspersky ngăn chặn ở khu vực Đông Nam Á.

Tội phạm mạng dùng mã độc đào tiền ảo để chiếm quyền sử dụng các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng và máy chủ của đối tượng mục tiêu. Sau đó, chúng khai thác năng lực xử lý của các thiết bị này để đào các loại tiền ảo đang tăng giá như Bitcoin.

Khi bị tấn công, người dùng có thể thấy máy tính của họ chậm lại, hư hỏng hoặc nhanh hết pin, hóa đơn tiền điện cũng có khả năng cao hơn bình thường. Nó chiếm tất cả tài nguyên mà máy tính có, để máy tính không thể phản hồi.

Ví dụ như giá điện trong doanh nghiệp tăng trong khi các nhân viên đều làm việc tại nhà (do Covid-19). Có thể trong hệ thống đã có mã độc đang sử dụng nguồn lực kinh doanh của bạn để đào tiền ảo. 

Mã độc đào tiền ảo có thể “hoành hành” lâu nếu ẩn mình kỹ lưỡng và sử dụng khả năng này để trục lợi lâu dài từ các lỗ hổng bảo mật phần mềm.

Nếu người dùng nghi ngờ hệ thống của mình đang bị mã độc đào tiền ảo khai thác, Kaspersky có một số tư vấn như sau:

  • Thường xuyên cập nhật hệ điều hành và phần mềm. 
  • Tránh truy nhập vào các liên kết và tệp đính kèm trong email từ các nguồn chưa được xác minh và không đáng tin cậy. 
  • Thận trọng khi cài đặt phần mềm tải về từ web vì trong các phần mềm này có thể có mã độc đào tiền ảo. 
  • Sử dụng giải pháp bảo mật mạnh mẽ dành cho các doanh nghiệp hạn chế về chuyên môn và nhân lực an ninh mạng như giải pháp Kaspersky Endpoint Detection and Response Optimum (KEDRO). 
  • Thường xuyên thực hiện kiểm toán bảo mật đối với hệ thống mạng của doanh nghiệp kể cả các hạng mục ít nổi bậc như: hệ thống quản lý xếp hàng, thiết bị đầu cuối POS và máy bán hàng tự động.

Kaspersky là một hãng sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật của Nga, chuyên bảo vệ an ninh mạng và quyền riêng tư số toàn cầu được thành lập vào năm 1997.