Easy Monetization vừa triển khai các tính năng mới nhằm hỗ trợ nhà phát hành tối đa hóa doanh thu từ quảng cáo trong ứng dụng.

Bản cập nhật này bao gồm khả năng đấu giá trong ứng dụng với Liftoff và hợp tác với nền tảng phát triển ứng dụng Appnext. Các thay đổi còn bao gồm một bảng điều khiển tổng hợp giúp nhà phát hành theo dõi hiệu quả các chỉ số doanh thu và định dạng quảng cáo banner mới.

Thêm tính năng đấu giá trong ứng dụng với Liftoff

Các nhà phát hành ứng dụng có thể áp dụng cả hai chiến lược đấu giá trong ứng dụng và mô hình “smart waterfall” qua nền tảng quảng cáo của Liftoff. Đây là một mạng lưới quảng cáo toàn cầu được hơn 100.000 ứng dụng tin dùng, giúp tăng trưởng doanh thu thêm từ 3-9%.

Bằng cách này, nhà phát hành có thể thử nghiệm tính năng đấu giá trong ứng dụng mà không cần đầu tư thêm nguồn lực, vì toàn bộ cài đặt sẽ được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của Easy Monetization.

Mở rộng thị trường và đối tượng người dùng thông qua Appnext

Easy Monetization cũng hợp tác cùng Appnext, nền tảng phát triển ứng dụng thuộc Affle Group, hoạt động tại hơn 130 quốc gia. Nhờ đó, các nhà phát hành có thể tiếp cận các nhà quảng cáo hàng đầu và tăng doanh thu từ các định dạng quảng cáo phổ biến như banner, interstitial, rewarded, và native ads.

Ông Tomer Horev, Phó Chủ tịch Kinh doanh tại Appnext, cho biết: “Sự hợp tác này giúp các nhà phát triển tiếp cận các giải pháp quảng cáo sáng tạo và nguồn khách chất lượng, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu tối đa.”

Bảng điều khiển Easy Monetization được hợp nhất, dễ theo dõi chỉ số

Bản cập nhật còn giới thiệu bảng điều khiển hợp nhất, giúp nhà phát hành theo dõi dễ dàng các chỉ số quan trọng như lượt nhấp, lượt hiển thị, tỷ lệ lấp đầy, eCPM và doanh thu.

Easy Monetization cập nhật tính năng mới, hợp tác với Liftoff và Appnext

Bà Nana Phan, Head of Business Development của Easy Monetization tại Đông Nam Á, chia sẻ: “Cập nhật này tạo ra nhiều lựa chọn hơn để nhà phát hành phát triển khả năng tăng trưởng doanh thu từ quảng cáo, đồng thời mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.”

Easy Monetization cập nhật tính năng mới, hợp tác với Liftoff và Appnext

Hiện nay có thêm nhiều định dạng quảng cáo có sẵn từ nhiều mạng lưới quảng cáo khác nhau. Các chuyên gia của Easy Monetization có thể mang lại nhiều lựa chọn hơn cho các nhà phát hành ứng dụng, giúp họ đạt những kết quả tốt nhất từ quảng cáo trong ứng dụng thông qua các định dạng quảng cáo sau.

Easy Monetization cập nhật tính năng mới, hợp tác với Liftoff và Appnext

Easy Monetization là dịch vụ hỗ trợ nhà phát hành ứng dụng tối ưu hóa doanh thu quảng cáo với sự hỗ trợ từ các chuyên gia của Yandex. Nền tảng này giúp các chủ sở hữu ứng dụng Android, iOS, Unity và Flutter tạo nguồn thu ổn định mà không cần tự thiết lập hệ thống quảng cáo phức tạp.

5 nguyên nhân chủ yếu dưới đây khiến quảng cáo Facebook bị từ chối và cách để giải quyết các vấn đề này.

Theo một nghiên cứu của Meta, 53% người dùng Việt sẵn sàng mua hàng thêm từ các doanh nghiệp tư vấn qua tin nhắn, 45% người tiêu dùng nhắn tin trực tiếp để mua sản phẩm hoặc dịch vụ và 81% doanh nghiệp khảo sát cho rằng quảng cáo tin nhắn mang lại khách hàng tiềm năng chất lượng cao.

Tuy nhiên, doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi quảng cáo bị từ chối do các lý do phổ biến như nội dung kém chất lượng, vi phạm Tiêu chuẩn Quảng cáo và Tiêu chuẩn Cộng đồng của Meta, hoặc thiếu kiến thức về quy trình kháng cáo.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Meta triển khai chiến dịch “Chính sách quảng cáo và liêm chính trong kinh doanh” nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định quảng cáo và cách khắc phục tình trạng bị từ chối quảng cáo.

5 nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối và cách khắc phục

Bà Phương Đặng, Quản lý Tiếp thị Sản phẩm Toàn cầu của Meta, nhấn mạnh rằng việc nắm vững chính sách quảng cáo và liêm chính là điều cần thiết để tạo kết nối đáng tin cậy với khách hàng.

Các chủ đề phổ biến khiến quảng cáo Facebook bị từ chối

5 nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối và cách khắc phục

Chủ đề #1: Quảng cáo liên quan đến sức khỏe thể chất và tinh thần

Meta mong muốn tạo ra một môi trường khiến người dùng cảm thấy thoải mái, tự tin và an toàn khi thể hiện bản thân. Các nhà quảng cáo không được phép:

  • Khiến người xem cảm thấy tiêu cực về bản thân
  • Nhấn mạnh khuyết điểm cá nhân để ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
  • Sử dụng hình ảnh trước và sau khi sử dụng ngay cạnh nhau

Lời khuyên dành cho các nhà quảng cáo: Meta khuyến khích các nhà quảng cáo tập trung vào việc thể hiện người dùng đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc thể hiện quá trình sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đã tác động đến người dùng theo thời gian hoặc tốt nhất, tập trung vào kết quả tích cực cuối cùng do sử dụng sản phẩm.

Chủ đề #2: Quảng cáo liên quan đến kết quả phi thực tế

Sử dụng hình ảnh cơ thể lý tưởng là một trong những sai lầm phổ biến mà các nhà quảng cáo cần tránh khi tạo nội dung quảng cáo trên các nền tảng của Meta. Các nhà quảng cáo không được phép:

  • Khẳng định kết quả cụ thể hoặc đảm bảo đạt được kết quả, đặc biệt là những kết quả phi thực tế trong lĩnh vực sức khỏe hay giảm cân.

Lời khuyên dành cho các nhà quảng cáo: Các nhà quảng cáo nên tránh đưa ra các tuyên bố trực tiếp cho khách hàng, thay vào đó, nên tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp cung cấp thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và các tiêu chuẩn.

5 nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối và cách khắc phục

Chủ đề #3: Quảng cáo vi phạm quyền riêng tư và đặc điểm cá nhân

Meta mong muốn người dùng có trải nghiệm tích cực khi xem quảng cáo.  Các nhà quảng cáo không được phép:

  • Chứa các từ ngữ ám chỉ thuộc tính cá nhân của người xem như giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng hôn nhân, tình trạng tài chính…

Lời khuyên dành cho các nhà quảng cáo: Các nhà quảng cáo nên tránh sử dụng các từ ngữ như “bạn”, và nên tập trung vào sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách chia sẻ trải nghiệm hoặc chuyên môn ưu việt của doanh nghiệp.

5 nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối và cách khắc phục

Chủ đề #4: Quảng cáo sử dụng thủ thuật để tránh quy trình xét duyệt

Meta khuyến khích một môi trường an toàn cho cả người dùng và doanh nghiệp. Các nhà quảng cáo không được phép:

  • Sử dụng ký tự Unicode hoặc ký tự đặc biệt để che giấu từ hoặc cụm từ
  • Dùng biểu tượng cảm xúc để hiển thị giá và dữ liệu
  • Che mờ hình ảnh bằng biểu tượng, bộ lọc, làm mờ, pixel hóa hoặc che vật phẩm để lách quy trình đánh giá của chúng tôi.

Lời khuyên dành cho các nhà quảng cáo: Các nhà quảng cáo nên tránh sử dụng biểu tượng cảm xúc để giảm thiểu nguy cơ bị từ chối quảng cáo do vi phạm chính sách.

5 nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối và cách khắc phục

Chủ đề #5: Quản lý Nội dung Tin nhắn từ Doanh nghiệp

Khi quản lý tin nhắn, doanh nghiệp cần đảm bảo giao tiếp có trách nhiệm để duy trì niềm tin của khách hàng và hạn chế bị gắn cờ là thư rác (spam). Doanh nghiệp nên tránh gửi hơn 40 tin nhắn mỗi giây hoặc gửi nhiều tin nhắn lặp lại để hạn chế làm phiền người nhận. Các doanh nghiệp cũng nên lưu ý tránh có thái độ hằn học với các khách hàng có ngôn từ kích động & thiếu văn minh

Lời khuyên từ Meta: Các doanh nghiệp nên đảm bảo sự đồng ý của khách hàng trước khi gửi nhiều tin nhắn để các tin nhắn không bị đánh dấu là thư rác (spam). Lưu ý nhân viên trả lời tin nhắn luôn có thái độ tích cực, nhã nhặn và thực hiện từ chối nhắn tin với các khách hàng có thái độ dung tục hoặc bất lịch sự.

Chủ đề #6: Khắc phục sự cố quảng cáo bị từ chối

Meta sử dụng hệ thống tự động khi xét duyệt quảng cáo. Hệ thống sẽ bắt đầu tự động trước khi quảng cáo được phát hành và thường hoàn tất trong vòng 24 giờ. Quy trình xét duyệt có thể bao gồm việc kiểm tra hình ảnh, video, văn bản, thông tin đối tượng mục tiêu và cả đích đến của quảng cáo, như trang đích (landing page) hoặc website theo Tiêu chuẩn Quảng cáo của Meta. Ngoài ra, các quảng cáo có thể được xét duyệt lại, kể cả khi đã phát hành.

Chỉnh sửa hoặc tạo quảng cáo mới:

  • Nếu quảng cáo bị từ chối, nhà quảng cáo nên ưu tiên khắc phục vấn đề bằng cách cập nhật các thành phần đã vi phạm chính sách, như hình ảnh, video, văn bản, mục tiêu quảng cáo hoặc trang đích. Ngoài ra, nhà quảng cáo cũng có thể tạo quảng cáo mới.

Yêu cầu xét duyệt lại:

  • Nếu vẫn chưa rõ lý do quảng cáo bị từ chối sau khi xem lại các chính sách quảng cáo của Meta, nhà quảng cáo có thể yêu cầu xét duyệt lại. Để yêu cầu xét duyệt, hãy đăng nhập vào tài khoản quảng cáo và điều hướng đến trang Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp. Sau đó, chọn các quảng cáo mà nhà quảng cáo cho rằng đã bị từ chối không chính xác trong mục Tổng quan tài khoản, và chọn Yêu cầu xét duyệt.

Xem thêm: Meta giới thiệu các tính năng mới trên Facebook Live nhằm hỗ trợ kinh doanh

Với việc những gã khổng lồ công nghệ như Google, Meta thực hiện một loạt thay đổi lớn và sự trỗi dậy của AI, ngành Công nghệ Quảng cáo (AdTech) đang bước vào một kỷ nguyên mới nhiều biến động. Năm 2024 có thể được tóm tắt trong các từ khóa “Thích ứng, Đa dạng hóa, Hiệu quả và Kết nối”.

Sau đây là những nhận định về tương lai của AdTech với Bà Valentina Petrova, Trưởng bộ phận Quan hệ đối tác trong ứng dụng, Châu Á, tại Yandex Ads, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Bà Valentina Petrova, Trưởng bộ phận Quan hệ đối tác trong ứng dụng, Châu Á, tại Yandex Ads

Bà nghĩ gì về sự sụt giảm của việc sử dụng cookie bên thứ ba?

Nhiều người coi tương lai không có cookie là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành AdTech nhưng sự thật thì đây cũng là một cơ hội lớn. Hãy tưởng tượng: đột nhiên, mọi DSP (nền tảng bên cầu – demand-side platform) đều quay trở lại cuộc đua tại vạch xuất phát. Ai sẽ thắng?

Để DSP chiếm được ưu thế trong một thế giới không có cookie, các nền tảng này sẽ phải xử lý hai vấn đề chính. Đầu tiên là các công nghệ cơ bản: thu thập dữ liệu của bên thứ nhất, ID hợp nhất và áp dụng Google Privacy Sandbox. Thứ hai, họ cần có hệ thống máy học (machine learning) mạnh mẽ cho phép lựa chọn mục tiêu chính xác mà không cần dựa vào dữ liệu cookie.

Mạng quảng cáo Yandex (Yandex Advertising Network) thích ứng như thế nào với sự phát triển của các cửa hàng ứng dụng di động khác nhau?

Ngoài AppStore và Google Play, các nhà cung cấp thiết bị di động đang phát triển cửa hàng ứng dụng của riêng họ, như Samsung Galaxy Store, Oppo App Market, AppGallery, Xiaomi GetApps Store và Amazon Store.

15% ứng dụng kết nối với Mạng quảng cáo Yandex để kiếm tiền trên thiết bị di động được phát hành trong các cửa hàng ‘thay thế’ (không phải App Store hoặc Google Play). Trên thực tế, hiện nay có hơn 300 cửa hàng ứng dụng trên toàn thế giới và có thể sẽ nhiều hơn nữa trong tương lai. Do đó, khả năng kiếm tiền từ ứng dụng trong các cửa hàng này sẽ trở thành một yếu tố quan trọng cần lưu ý đối với các mạng quảng cáo và nhà phát hành.

Bà có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của Yandex đối với việc tận dụng AI trong lĩnh vực của mình không?

Việc sử dụng AI trong AdTech đang tăng vọt và các công cụ AI tạo sinh (generative AI) phục vụ cho quảng cáo sáng tạo, chẳng hạn như YandexART, đang được cải thiện hàng ngày.

Nhưng tất cả các nền tảng quảng cáo đều phải đối mặt với cùng một thách thức: giá của AI tạo sinh (GenAI) vẫn còn quá cao cho việc đấu giá sử dụng trong thời gian thực. Vì vậy, hiện tại, GenAI là để thử nghiệm, và các công ty đầu tư vào nghiên cứu hiện nay sẽ thu được lợi ích trong tương lai.

Yandex đồng thời cũng khẳng định vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu AI với việc được Epoch vinh danh trong số 20 công ty đóng góp hàng đầu cho sự phát triển AI. Chỉ riêng trong năm 2023, chúng tôi đã phát hành 17 nghiên cứu về các chủ đề AI, từ học sâu dạng bảng đến học máy đồ thị.

Ngoài nghiên cứu, chúng tôi còn chủ ý chỉ tận dụng AI và ML để tăng thêm giá trị hữu hình cho doanh nghiệp và người dùng. Ví dụ: mô hình dự đoán Giá trị vòng đời khách hang (LTV) được triển khai gần đây cho khách hàng AppMetrica và App Campaigns, là một mô hình máy học (ML) cho phép dự đoán hành vi trong tương lai của người dùng ứng dụng — và giá trị của họ theo thời gian.

Bà dự đoán các nhà tiếp thị và phát hành quảng cáo sẽ cần chú ý đến yếu tố nào nhất khi chọn nền tảng quảng cáo trong bối cảnh hiện nay?

Bối cảnh hiện nay đồng nghĩa với việc lạm phát toàn cầu tăng cao, giá đấu thầu quảng cáo tăng lên và mỗi giao dịch mua hàng tạo ra lợi nhuận ngày càng ít hơn. Các nhà quảng cáo phải đối mặt với nỗi lo gia tăng trước việc lãng phí ngân sách quảng cáo vốn đã hạn chế. Lúc này, những nền tảng có thể đảm bảo kết quả sẽ phát triển nhanh hơn.

Xây dựng chiến lược dựa trên Chi phí mỗi hành động (CPA) và Lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS) là rất tốt nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu một trong những chiến lược đó được xây dựng dựa trên cơ cấu phí trả cho mỗi kết quả (pay-per-result fee structure), bạn thực sự có thể chắc chắn rằng ngân sách quảng cáo của mình sẽ không bị lãng phí. Chúng tôi dự đoán rằng doanh nghiệp với ngân sách eo hẹp trong năm 2024 sẽ chuyển trọng tâm sang các DSP có thể giúp đảm bảo hiệu quả ổn định.

Với tất cả những nhận định trên, bà có nghĩ AI sẽ thay thế con người trong AdTech không?

Không, tôi lạc quan về tầm quan trọng và quý giá của mối quan hệ giữa con người với con người. 58% công ty B2B đã sử dụng chatbot AI cho dịch vụ khách hàng vào năm 2023. Tuy nhiên, ngay cả khi AI tiếp tục đảm nhận vai trò giao tiếp với khách hàng, chúng tôi dự đoán nhu cầu cho sự cá nhân hóa và dịch vụ chăm sóc khách hàng thực hiện bởi con người sẽ tăng đột biến, bởi sự đồng cảm và kiến thức về sản phẩm của một con người rất khó có thể thay thế. Hãy hy vọng rằng với việc AI xử lý các khía cạnh kỹ thuật, khả năng sáng tạo và tinh thần đồng cảm của chúng ta sẽ được giải phóng để tạo ra những kết nối thực sự với người còn lại ở đầu bên kia của điện thoại, email hoặc bài đăng trên LinkedIn.

Cảm ơn bà.