Garmin Pay hợp tác thêm với 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam, đạt tổng cộng 6 ngân hàng, để mở rộng phương thức thanh toán trên đồng hồ Garmin.

Hôm nay, Garmin Việt Nam chính thức công bố mở rộng hợp tác với 5 ngân hàng lớn: ACB, MB, Sacombank, Techcombank và Vietcombank để mang đến cho người dùng nhiều tùy chọn hơn khi thanh toán một chạm tiện lợi, an toàn, và bảo mật thông qua ứng dụng thanh toán Garmin Pay trên 22 mẫu đồng hồ thông minh của hãng.

Trước đó, vào tháng 11/2023, Garmin Việt Nam lần đầu tiên ra mắt Garmin Pay tại Việt Nam thông qua việc hợp tác với VPBank. Garmin Pay đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt và phản hồi tích cực từ gần 1.000 người dùng trong chỉ 5 tuần ra mắt. Điều này đã trở thành động lực thúc đẩy Garmin tiếp tục mở rộng hệ sinh thái ngân hàng để giúp người dùng có thể tiếp cận với phương thức thanh toán thanh toán mới này.

Garmin Pay là một nền tảng thanh toán không tiếp xúc giúp người dùng thực hiện nhanh chóng các giao dịch. Được xây dựng trên một nền tảng mở không phụ thuộc vào hệ điều hành iOS và Android, ứng dụng thanh toán này không đòi hỏi kết nối với điện thoại, tất cả những gì người dùng cần là một chiếc đồng hồ thông minh nhỏ gọn của Garmin trên cổ tay. Chỉ với thao tác chạm đơn giản vào máy POS, họ có thể dễ dàng sử dụng và tận hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn, hay tiện ích dịch vụ mà Garmin cùng các đối tác ngân hàng mang lại.

Ông Scoppen Lin, Phó Tổng Giám Đốc Garmin Châu Á, chia sẻ: “Garmin rất hào hứng với công bố hợp tác này, điều đó thể hiện rõ cam kết của chúng tôi trong việc đẩy mạnh sự phổ biến của Garmin Pay tại thị trường Việt Nam. Được hỗ trợ bởi các ngân hàng lớn tại Việt Nam, Garmin Pay giờ đây có thể được tiếp cận bởi nhiều người dùng hơn và giúp họ có được trải nghiệm sống tiện nghi và hiện đại hơn. Là thương hiệu hàng đầu về thiết bị đeo tay thông minh, chúng tôi sẽ tiếp tục góp phần phát triển thị trường thanh toán thông minh và thúc đẩy phong cách sống năng động, tiện ích đến người dùng.”

Hệ thống bảo mật tối đa của Garmin Pay cũng cho phép các thông tin thẻ ngân hàng được giữ kín thông qua mã giao dịch cho mỗi lần mua hàng. Khi trả phí, số thẻ thanh toán sẽ không được lưu trữ trên thiết bị, trên hệ thống của Garmin hay gửi tới nhà bán hàng mà dựa trên số thẻ cụ thể của từng chiếc đồng hồ. 

Trong trường hợp người dùng tháo đồng hồ ra khỏi tay hoặc tắt thiết bị theo dõi nhịp tim, đồng hồ sẽ yêu cầu nhập lại mật mã trước khi thanh toán. Ngoài ra, Garmin Pay sẽ tự động khóa ví khi người dùng nhập sai mật khẩu ba lần. Khi đó, họ sẽ phải đặt lại mật khẩu trong ứng dụng Garmin Connect để tiếp tục.

Theo nghiên cứu mới nhất của Visa về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng, 88% người tiêu dùng Việt Nam đã dần dịch chuyển qua việc qua trải nghiệm mua sắm không dùng tiền mặt. Điều này được thúc đẩy bởi phân khúc dẫn đầu xu hướng là Gen Z và Gen Y khi ít nhất 4/5 người đã chuyển đổi thành công.

 Đặc biệt, thanh toán không tiếp xúc đã trở thành xu hướng tại Việt Nam với sự hưởng ứng chủ yếu từ Gen X, Gen Y, và người có thu nhập trung bình cao. Cứ 2/5 người tiêu dùng sẽ sử dụng hình thức này để thanh toán, trong đó, Gen X và người có thu nhập trung bình cao chiếm đa số. 9/10 người quan tâm đến việc trải nghiệm thử các loại thẻ không chạm.

Sự phát triển của hình thức thanh toán điện tử cũng ghi nhận nhiều đóng góp từ tổ chức Visa khi nền tảng Token và tỉ lệ thâm nhập Token của Visa là một trong những yếu tố quan trọng để hỗ trợ giao dịch thanh toán kỹ thuật số và đưa các ví điện tử hàng đầu thế giới đến Việt Nam. Tận dụng hệ sinh thái sản phẩm lành mạnh và đa dạng các dòng đồng hồ thông minh từ Garmin, cùng với các ngân hàng, tổ chức Visa là một trong những đối tác quan trọng góp phần giới thiệu Garmin Pay đến đông đảo người dùng, thúc đẩy cộng đồng tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tiện nghi.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, phát biểu:“Chúng tôi rất vui mừng khi được đồng hành cùng Garmin đưa giải pháp thanh toán một chạm đến gần hơn tới đông đảo người dùng Việt Nam. Với sự phổ biến của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, chúng tôi tin tưởng Garmin Pay sẽ nhanh chóng được người dùng đón nhận như một phương thức chi tiêu và trải nghiệm mua sắm thuận tiện hơn trong đời sống thường nhật. Giải pháp này không chỉ mở rộng danh mục các phương thức thanh toán không tiếp xúc của Visa mà còn nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc hướng tới sự tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng trong quá trình thanh toán, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam.”

Việc được hỗ trợ bởi các ngân hàng lớn là bước tiến lớn của Garmin Pay, điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự tiện lợi của phương thức thanh toán một chạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, phương thức thanh toán này như một người bạn đồng hành với người dùng hiện đại trong mọi hoạt động của cuộc sống hằng ngày, từ các hoạt động thể dục thể thao, cho đến vui chơi giải trí, hay các giao dịch cơ bản, v.v. Đây cũng chính là tham vọng mang đến nhiều lợi ích và cải tiến về công nghệ mà mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Garmin và Visa nhắm đến.

Từ ngày 01.04.2024 đến hết ngày 01.05.2024, khi thanh toán bằng Garmin Pay qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ Quốc tế của các ngân hàng (Visa & Mastercard*) tại các cửa hàng Garmin Brand Store và đại lý ủy quyền Garmin trên toàn quốc, người dùng sẽ nhận được ưu đãi lên đến 3,000,000 (ba triệu) đồng cho dòng đồng hồ Venu 2/2S. Ngoài ra, họ sẽ tận hưởng ưu đãi giảm 200,000 (hai trăm ngàn) đồng cho các dòng đồng hồ khác.

Đặc biệt hơn, người dùng sẽ được giảm 20% giá bán cho dòng đồng hồ Instinct 2 series, giảm 15% giá bán cho dòng đồng hồ fenix 7 Pro, epix 2 Pro (thời gian áp dụng từ 12.04.2024 – 01.05.2024).

Ngoài ra, từ 11/4 đến 11/5, khi mua hàng trực tiếp tại hệ thống cửa hàng Decathlon trên toàn quốc, người dùng sẽ được giảm giá trực tiếp 100.000 VND (áp dụng trực tiếp cho đơn hàng giá trị tối thiểu 800.000 VND), xem thêm tại .

Garmin vừa công bố người dùng Việt Nam đã có thể kích hoạt và sử dụng Garmin Pay trên 22 dòng đồng hồ thông minh khác nhau của thương hiệu, giúp người dùng thanh toán không tiếp xúc một cách nhanh gọn, hiệu quả và bảo mật.

Kể từ khi ra mắt năm 2017, ứng dụng thanh toán này đã trở thành tính năng hữu dụng nhất cho người dùng Garmin đam mê dịch chuyển, thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao. Dù là cửa hàng tiện lợi, quán cà phê, hay trung tâm thương mại, tất cả giao dịch đều trở nên dễ dàng, nhanh chóng và bảo mật thông qua chiếc đồng hồ nhỏ gọn trên cổ tay. Hiện nay, hệ thống thanh toán này đã được đón nhận ở 94 quốc gia trên thế giới. Với sự hợp tác lần đầu tiên cùng Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Garmin Pay đã có mặt trên mạng lưới thanh toán tại Việt Nam.

Hệ thống thanh toán đa nền tảng, độc lập, an toàn, trực quan và thuận tiện

Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức thẻ Visa trong năm 2023, người dùng Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán, cụ thể tăng 64% mức độ sử dụng thanh toán không tiếp xúc. Điều đó cho thấy, sự xuất hiện của Garmin Pay sẽ trở thành công cụ tiện dụng cho nhu cầu thanh toán hàng ngày, thay thế cho các hình thức sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán thông qua điện thoại khác. 

Là một nền tảng mở, không giới hạn trên hệ điều hành Android hay iOS, Garmin Pay sẵn sàng đồng hành mọi lúc, mọi nơi. Dù đó là các hoạt động thể thao ngoài trời, thể chất trong nhà hay bất kể các giao dịch cần thiết hàng ngày, vui chơi/ giải trí…từ nay, người dùng không cần mang theo điện thoại thông minh hay ví tiền vẫn có thể tự tin xuống phố để tận hưởng mọi trải nghiệm dịch vụ với chiếc đồng hồ thông minh được hỗ trợ chức năng Garmin Pay.

Ứng dụng thanh toán này không yêu cầu kết nối với điện thoại di động mà có thể thanh toán độc lập. Hệ thống bảo mật tối đa của Garmin Pay cũng cho phép các thông tin thẻ ngân hàng được giữ kín thông qua mã giao dịch cho mỗi lần mua hàng. Khi trả phí, số thẻ thanh toán sẽ không được lưu trữ trên thiết bị, trên hệ thống của Garmin hay gửi tới nhà bán hàng mà dựa trên số thẻ cụ thể của từng chiếc đồng hồ. 

Trong trường hợp người dùng tháo đồng hồ ra khỏi tay hoặc tắt thiết bị theo dõi nhịp tim, đồng hồ sẽ yêu cầu nhập lại mật mã trước khi thanh toán. Ngoài ra, Garmin Pay sẽ tự động khóa ví khi người dùng nhập sai mật khẩu ba lần. Khi đó, họ sẽ phải đặt lại mật khẩu trong ứng dụng Garmin Connect để tiếp tục.

Tìm hiểu cách sử dụng và cài đặt Garmin Pay tại đây.

“Thanh toán trọn đời” cùng đồng hồ thông minh Garmin 

Ông Ivan Lai, Giám Đốc Khu Vực Garmin, chia sẻ: “Garmin không bao giờ ngừng sáng tạo để nâng cao trải nghiệm cho người dùng, kể cả trong việc sản xuất và phát triển công nghệ cho đến ứng dụng hỗ trợ thanh toán. Chúng tôi mong muốn cải tiến Garmin Pay để việc thanh toán di động của khách hàng luôn dễ dàng, tiện lợi và đảm bảo an toàn. Nhằm nâng cao trải nghiệm liền mạch của người dùng Việt Nam, Garmin Pay sẽ sớm mở rộng hợp tác với nhiều ngân hàng lớn khác trong thời gian sớm nhất”.

Sau khi nhập mật mã thành công, người dùng sẽ tự do thanh toán không giới hạn tất cả mọi dịch vụ, từ ăn uống, mua sắm, giải trí, chi tiêu giáo dục và phương tiện vận chuyển,… mà không cần phải nhập lại mã trong vòng 24 giờ một cách thuận tiện khi vẫn đang đeo đồng hồ. Bên cạnh đó, Garmin Pay còn được hỗ trợ trên một số lượng lớn các đồng hồ thông minh có tích hợp NFC như 

  • Đồng hồ thông minh chuyên dụng cao cấp Garmin MARQ Gen 2 
  • Đồng hồ thông minh chơi golf GPS cao cấp Approach S70 series
  • Đồng hồ thông minh chạy bộ GPS cao cấp Forerunner 965
  • Đồng hồ thông minh chạy bộ GPS Forerunner 265 series
  • Đồng hồ thông minh GPS hiệu suất cao epix Pro Series
  • Đồng hồ thông minh GPS đa môn thể thao fenix Pro Series
  • Đồng hồ thông minh GPS siêu bền Instinct 2X Solar
  • Đồng hồ thông minh GPS hỗ trợ sống khỏe vívoactive 5
  • Đồng hồ thông minh GPS cố vấn sức khỏe Venu 3 Series

Siêu ưu đãi độc quyền khi thanh toán bằng Garmin Pay 

Khách hàng sẽ được hoàn 500.000 VNĐ khi mua đồng hồ thông minh Garmin có hóa đơn giá trị từ 10.000.000 VNĐ và thanh toán bằng thẻ tín dụng VPBank tại Garmin Shop hoặc các cửa hàng ủy quyền (Thế giới di động, FPT, Hoàng Hà,…), thời gian áp dụng từ 22/11/2023 đến 31/01/2024.

Với các khách hàng VPBank, khách hàng sẽ được hoàn đến 50% (tối đa 100.000 VNĐ) tại các đối tác mua sắm, ăn uống, siêu thị,… khi thanh toán bằng thẻ tín dụng VPBank qua Garmin Pay, thời gian áp dụng từ 22/11/2023 đến 29/02/2024.

Đặc biệt hơn, người dùng sẽ được giảm giá 20% khi mua dây đeo đồng hồ tại hệ thống Cửa hàng Thương hiệu Garmin và thanh toán bằng Garmin Pay qua thẻ hoặc thẻ ghi nợ quốc tế VPBank (Visa & Mastercard), thời gian áp dụng từ 22/11/2023 đến 31/12/2023 (chương trình có thể kết thúc sớm hơn dự kiến).

Các điểm bán hàng có hỗ trợ thanh toán không chạm (contactless)C:\Users\khoalnv2\Desktop\images.png như H&M, 7-Eleven, Dolphy, Mr.Dakgalbi, Katinat, GS25, Circle K, Co.op Mart, Co.op Food. Co.op Xtra. Finelife, Thức Coffee. Tour Les Jours, Phê La, The Coffee Bean & Tea Leaf, McDonald’s, Giovanni Skechers, The Pizza Company, Fresh Market, Lotte Cinema, Highland Coffee, B’s Mart, Aeon citi mart, Aristino, Papper Lunch, Bonzon cũng như Cửa hàng Thương hiệu Garmin ở Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, TP. HCM, và chuỗi bán lẻ Thegioididong trên toàn quốc sẽ cung cấp cho khả năng thanh toán bằng Garmin Pay ngay từ hôm nay.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập tại đây.

Dựa trên số liệu thống kê của đối tác trên toàn quốc, Payoo đã tổng hợp và ghi nhận một số xu hướng thanh toán của người dùng trong nửa cuối năm 2023.

Thanh toán không tiếp xúc đang trở thành hình thức được ưa thích hơn cả đặc biệt với giới trẻ bởi trải nghiệm thanh toán nhanh chóng, an toàn và chủ động mà nó mang lại. Cùng với sự phát triển và phổ biến của thanh toán không tiếp xúc là sự chủ động của người dùng: tự chạm điện thoại, đồng hồ hay thẻ vào thiết bị thanh toán mà không cần thông qua thu ngân.

QR Code dẫn đầu xu thế

QR code trở thành xu hướng thanh toán phổ biến nhất và tỷ trọng thanh toán QR code ngày càng tăng. Theo Napas, quý 3 vừa qua, thanh toán QR qua VietQR đã tăng trưởng gấp đôi về số lượng và đạt hơn 100 triệu lượt giao dịch/tháng. Trên hệ thống Payoo, thanh toán QR code trên nền tảng trực tuyến trong quý 3 đang tăng 6% số lượng và 30% giá trị so với quý trước. Tại quầy, thanh toán QR code tăng 8% về số lượng và gần 20% về giá trị, và đạt mức tăng 44% so với 3 tháng đầu năm.

Khách hàng thanh toán bằng mã QR. Ảnh: Payoo

Tỷ trọng giá trị thanh toán QR code so với hình thức thanh toán khác là khoảng 20% với giao dịch tại quầy và gần 40% với giao dịch trực tuyến. Tỷ trọng này đã có sự tăng trưởng dần đều ở mỗi quý. Đặc biệt, nếu như QR code trước đây chỉ phổ biến trong các giao dịch mua sắm, ăn uống tự doanh của cửa hàng thì nay cũng đã phổ biến trong lĩnh vực thanh toán hoá đơn. Hiện tại, các dịch vụ hoá đơn cũng đang triển khai hình thức thanh toán QR code (Điện, Nước, Truyền hình, Internet, Phí dịch vụ, Điện thoại cố định, học phí, viện phí). Số lượng giao dịch QR code mảng hoá đơn đã tăng 2,6 lần so với Quý 2.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán QR dẫn đầu xu thế bởi hình thức này được đón nhận từ mọi bên: từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và cả người dùng.

Về phía Chính phủ, nhiều chính quyền địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Bến Tre, Bình Phước,… đã quy hoạch những tuyến phố không dùng tiền mặt. Các cơ quan đoàn thể như Tổng công ty Điện lực, Các đơn vị cấp nước, Sở Giáo dục và Đào Tạo,… khuyến khích thanh toán không tiền mặt.

Về phía người dân, thanh toán QR không chỉ được người trẻ am hiểu công nghệ đón nhận mà còn thân thiện với cả những người lớn, trung niên. Trong một số lĩnh vực như taxi truyền thống – phổ biến với người dùng trung niên, tỷ trọng giao dịch thanh toán qua mã QR cũng ghi nhận mức tăng trưởng từ 10% lên 40%.

Về phía doanh nghiệp, phí thanh toán QR code rất cạnh tranh so với hình thức khác như thẻ truyền thống nên được nhiều nhà bán hàng ưa chuộng. Trong tương quan giữa thanh toán thẻ và QR, thẻ có vẻ chiếm ưu thế ban đầu với 140 triệu thẻ đang lưu hành trên thị trường (103 triệu thẻ nội địa, 36,7 triệu thẻ quốc tế), nhưng QR đã nhanh chóng vươn lên trở thành phương thức phổ biến thời gian gần đây. Điều này xuất phát từ việc triển khai thanh toán QR dễ dàng và ít tốn kém – so với chi phí đầu tư cho thanh toán thẻ thường khá cao, buộc các ngân hàng, tổ chức thẻ tính chi phí vận hành trên mỗi giao dịch. Trong thời điểm kinh tế khó khăn, phí xử lý thanh toán chính là gánh nặng và trở thành rào cản khiến các giao dịch thẻ ít được đón nhận hơn. Điều này thể hiện rõ ở các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, khi nhiều trường hợp nhà bán chỉ chấp nhận cho khách hàng thanh toán QR để tối ưu chi phí.

Tuy vậy, với góc nhìn của Payoo, để thị trường thanh toán điện tử có sự đa dạng và hỗ trợ lẫn nhau mà không quá thiên lệch về một hình thức nào, cần có sự điều phối từ nhà nước và các đơn vị tài chính dẫn đầu, gồm ngân hàng, tổ chức thẻ về vấn đề phí. Mục đích của việc điều phối này là để người dùng được quyền lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu của họ thay vì quyền lựa chọn hiện nay phần lớn thuộc về các nhà bán hàng.

Thanh toán không tiếp xúc ngày càng được ưa chuộng

Apple Pay ra mắt tại Việt Nam vào tháng 8 khiến thanh toán contactless được lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng yêu công nghệ. Nhưng từ trước đó, các ngân hàng, tổ chức thẻ đã cùng phối hợp, nỗ lực truyền tải thông điệp về sự thuận tiện, nhanh chóng, an toàn của phương thức thanh toán này. Mastercard một tổ chức thẻ tiên phong trong việc truyền thông và hướng dẫn thanh toán contactless thông qua các chương trình khuyến mãi được tổ chức 3 năm liên tiếp trên hàng ngàn điểm bán. Phía Napas cũng cho biết toàn bộ thẻ phát hành mới hiện tại đều là thẻ contactless. Nhiều ngân hàng bán lẻ cũng phát hành đồng thời các loại thẻ vật lý lẫn thẻ phi vật lý đa tính năng gắn với thiết bị di động như đồng hồ, điện thoại, giúp tiết kiệm chi phí phát hành phôi thẻ và thân thiện với môi trường.

Sau nhiều nỗ lực giáo dục thị trường, những thu ngân viên khi nhìn thấy biểu tượng contactless trên thẻ đã lập tức “chạm” chứ không mặc định chèn chip hoặc quẹt dải từ vào đầu đọc như trước. Người dân cũng đã dần thay đổi thói quen trong thanh toán từ chỗ đưa thẻ cho thu ngân xử lý nay họ chủ động chạm thẻ vào thiết bị. Các ngân hàng, tổ chức tài chính khác cũng lần lượt chi ngân sách lớn cho các chương trình ưu đãi dành riêng cho thẻ contactless. Thống kê trên nền tảng Payoo ghi nhận, quý 3 vừa qua, giao dịch thanh toán contactless đã tăng 8% số lượng và 18% giá trị so với Q2, tăng 35% số lượng và giá trị so với Q1 và dự kiến sẽ còn tăng mạnh nữa vào cao điểm mua sắm cuối năm khi nhiều chương trình khuyến mãi cho riêng phương thức thanh toán này được triển khai đồng loạt trên toàn quốc.

Bên cạnh thanh toán thẻ contactless, một xu hướng thẻ mới đang được các ngân hàng chủ động phát hành là Thẻ tín dụng nội địa. Với ưu điểm tính năng như thẻ một thẻ tín dụng quốc tế nhưng dành cho thị trường nội địa, phí xử lý thanh toán thấp hơn nhiều so với thẻ quốc tế, đây dự kiến cũng là phương thức thanh toán được đón nhận trong thời gian tới.