Vào tháng 01/2023, thời báo Nikkei Asia công bố danh sách 10 doanh nghiệp đáng mong đợi nhất tại châu Á, và VNG là công ty công nghệ Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách trên
Theo Nikkei Asia, sau một năm đầy biến động, các công ty châu Á đã vươn lên mạnh mẽ với tầm nhìn không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, mà còn tạo ảnh hưởng tại thị trường nước ngoài. Trong đó, doanh nghiệp đáng chú ý của giới công nghệ Việt gọi tên VNG.
Được thành lập vào năm 2004 với lĩnh vực kinh doanh khởi điểm là trò chơi điện tử (game), đến nay, VNG đã phát triển hệ sinh thái sản phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu của hàng trăm triệu người dùng Việt: ứng dụng liên lạc Zalo, ví điện tử ZaloPay, dịch vụ đám mây VNG Cloud,… Cuối năm 2022, VNG cũng ra mắt trung tâm dữ liệu Data Center với quy mô tủ rack lớn nhất Việt Nam và đầu tư phát triển nền tảng quản lý đa đám mây (multi-cloud) toàn cầu CloudVerse.
VNG sẵn sàng đứng cùng sân chơi quốc tế, đón nhận vị thế công ty công nghệ toàn cầu bằng sự nghiêm túc và kiên trì
Còn theo Bloomberg, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được đánh giá sẽ là “thánh địa mới” cho startup công nghệ. Số lượng startup tại Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 2020 đến giữa 2022, với 2,6 tỉ USD tương đương 233 thương vụ đầu tư thành công được thực hiện (tính riêng năm 2021). Chính phủ Việt Nam cũng kỳ vọng TP.HCM có thể trở thành viên nam châm thu hút đầu tư, hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế số chiếm 40% GDP cả nước.
VNG vừa ra mắt nền tảng CloudVerse, giải pháp thông minh dành cho những doanh nghiệp đang sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ điện toán đám mây, giúp tối ưu hóa các dịch vụ multicloud, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
Trong quá trình chuyển đổi số và mở rộng thị trường ra nước ngoài, một số doanh nghiệp cần sử dụng nhiều hơn một nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (multicloud) để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của họ. Việc phân bổ các tài nguyên lưu trữ trên nhiều tài khoản cloud khác nhau khiến doanh nghiệp gặp khó khăn và tốn thời gian hơn trong quản trị chi phí, bảo mật và quản lý dữ liệu.
CloudVerse, Nền tảng quản lý dịch vụ đa đám mây (Multicloud Management Platform) cung cấp một nền tảng quản lý nguồn lực tập trung, đồng thời đưa ra các đề xuất về tuân thủ bảo mật và tối ưu hoá chi phí.
Là một trong những nền tảng quản lý đa đám mây đầu tiên được phát triển tại Việt Nam, các thuật toán về học máy (machine learning) của Cloudverse có thể giải quyết những vấn đề cấp thiết nói trên cho doanh nghiệp.
CloudVerse hiện đã tích hợp với 7 “ông lớn” trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đám mây: Amazon Web Services (AWS), Google Cloud Platform (GCP), Microsoft Azure, Alibaba Cloud, Tencent Cloud, Huawei Cloud và Digital Ocean. Dự kiến trong năm 2023, CloudVerse sẽ tích hợp thêm với nhiều đơn vị dịch vụ đám mây khác, trong đó có VNG Cloud.
Việc các tài khoản đám mây cũng như toàn bộ hoạt động sử dụng dịch vụ multicloud của doanh nghiệp được quản lý và hiển thị tập trung tại một nền tảng duy nhất sẽ giúp cho quản trị multicloud trở nên cực kỳ đơn giản, bảo mật mà vẫn tiết kiệm chi phí. CloudVerse hiện đã hỗ trợ các dịch vụ IaaS (Infrastructure as a Service – Dịch vụ cơ sở hạ tầng) và PaaS (Platform as a Service – Dịch vụ nền tảng) cung cấp bởi 7 nhà cung cấp dịch vụ kể trên và sẽ sớm tích hợp dịch vụ SaaS (Software as a Service – Dịch vụ phần mềm).
Bên cạnh đó, CloudVerse có khả năng đề xuất các phương án sử dụng tài nguyên tối ưu như xác định các nguồn tài nguyên nhàn rỗi, các dịch vụ chưa được khai thác hiệu suất tối đa…
Doanh nghiệp cũng sẽ nhận được các thông báo liên quan đến chi tiêu, phân tích và theo dõi ngân sách để kiểm soát chi phí, sao cho việc sử dụng dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp trở nên tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đồng thời CloudVerse cũng tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật như ISO 27001, CIS, NIST,… để đảm bảo mức an toàn cao nhất cho các ứng dụng, dữ liệu và hạ tầng.
Ông Chand Deshwal, người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc của CloudVerse chia sẻ: “CloudVerse được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư đa quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Singapore, sẽ là nền tảng quản lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, bảo mật và tối ưu năng suất, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng.”
Theo dự báo của Gartner – công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn thị trường kỹ thuật số tại Mỹ, đến năm 2027, quy mô thị trường các dịch vụ đám mây sẽ vượt trên 1 nghìn tỷ USD. Bên cạnh việc phát triển công nghệ điện toán đám mây để bắt kịp xu thế này, VNG đầu tư cho CloudVerse, thông qua hợp tác với mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn trên thế giới, sẽ mang đến một nền tảng hợp nhất để các doanh nghiệp quản lý tập trung các nguồn lực, tối ưu chi phí.
Ngoài thị trường Việt Nam, CloudVerse cũng đang nhắm đến Singapore, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. “Tầm nhìn của chúng tôi trong vòng 3 đến 5 năm tới là trở thành một công ty công nghệ điện toán đám mây toàn cầu”, ông Chand cho biết thêm.
Công ty Cổ phần VNG khai trương trung tâm dữ liệu mới ở khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TP HCM), đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng cấp III trung lập cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trung tâm dữ liệu mới và đạt chuẩn quốc tế của VNG – VNG Data Center,có quy mô 7.800 m2 và diện tích sàn sử dụng lên đến 12.400 m2. VNG Data Center đáp ứng cơ sở hạ tầng có tính sẵn sàng tốt nhất cho tất cả các nền tảng dịch vụ kỹ thuật số, lưu trữ dữ liệu an toàn và các giải pháp điện toán đám mây đặc thù, đồng thời bổ sung cho các dịch vụ điện toán đám mây hiện có cho khách hàng tại Việt Nam.
Việc tiếp tục đầu tư cung cấp cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu cho thấy cam kết của VNG trong việc ngày càng phát triển năng lực dịch vụ kỹ thuật số và giải pháp cho lĩnh vực công nghệ thông tin. Với thiết kế hạ tầng theo tiêu chuẩn Uptime Tier III cùng các công nghệ tối ưu hiệu suất và tính khả dụng cao, trung tâm dữ liệu này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp các giải pháp hạ tầng mạnh mẽ và bảo mật cho cả khách hàng của VNG lẫn nhu cầu từ nội bộ công ty.
Chia sẻ tại buổi lễ khánh thành VNG Data Center, ông Gary McKinnon, Giám đốc cấp cao tại VNG cho biết: “Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng và đổi mới trên nền tảng dữ liệu, việc lưu trữ dữ liệu an toàn, có khả năng mở rộng là điều cần thiết. VNG Data Center sẽ tiếp tục phát triển dựa trên các dịch vụ hiện hữu, đồng thời đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng trong và ngoài nước về lưu trữ dữ liệu thông suốt, bảo mật và đáng tin cậy”.
VNG Data Center không chỉ cho phép các doanh nghiệp quản lý hệ thống công nghệ thông tin mà còn hỗ trợ, đáp ứng cho các cơ hội kinh doanh mới. Bước đầu, VNG Data Center sẽ cung cấp 410 tủ rack (tủ lắp đặt servers), sau đó sẽ mở rộng lên đến 1.600 tủ rack để đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng được kỳ vọng là mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Ngoài ra, VNG cũng công bố chứng chỉ Uptime Tier III cho trung tâm dữ liệu cả về thiết kế (TCDD) và thiết bị lắp đặt (TCCF), cấp bởi Uptime Institute – hệ thống đánh giá trung tâm dữ liệu uy tín nhất thế giới. Hiện nay, chỉ có ba trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt Uptime Tier III cho cả hai tiêu chuẩn trên.
VNG khẳng định và cam kết đảm bảo tính ổn định và khả năng phục hồi nhanh chóng của hệ thống nhờ đội ngũ vận hành giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản với chứng chỉ quốc tế về vận hành trung tâm dữ liệu.
Việc ra mắt VNG Data Center còn đảm bảo sự truy cập và lưu trữ linh hoạt, bảo mật và đáng tin cậy, đồng thời tận dụng các giải pháp dữ liệu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế, trong khối tư nhân lẫn khối hành chính – doanh nghiệp công.
Dự án “Sài Gòn Bao Dung” kết nối các nhà hảo tâm, đơn vị thiện nguyện với người dân TP.HCM cần sự giúp đỡ, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Thông qua nền tảng này, nhà hảo tâm tìm được đơn vị thiện nguyện uy tín để đóng góp, người dân gặp khó khăn tìm được địa chỉ để tìm tới.
Giao diện web của Sài Gòn Bao Dung.
Không chỉ hỗ trợ người dân, nhiều đơn vị thiện nguyện đang có mặt trên nền tảng Sài Gòn Bao Dung còn mở rộng cung cấp hàng ngàn suất ăn gửi tới khu cách ly, các bệnh viện dã chiến cho các y, bác sĩ và lực lượng chống dịch.
Thông qua dự án này, người dân cả nước có thể hỗ trợ TP.HCM bằng cách trực tiếp quyên góp thông qua tài khoản ngân hàng hoặc qua ví điện tử cho những đơn vị đang thực hiện các hoạt động cứu trợ.
Song song đó, những người dân cần sự giúp đỡ cũng có thể tìm kiếm các địa điểm tương trợ dựa trên tính năng tra cứu theo quận, huyện.
Nền tảng này hiện có khoảng 20 đơn vị thiện nguyện ở 10 quận, huyện tại TP.HCM. Một số đơn vị tiêu biểu gồm: tổ chức Chợ Lạc Xoong, Đội công tác xã hội Thanh niên TP.HCM, Quỹ Từ thiện và Bảo trợ xã hội Trăng Khuyết,…
Dự kiến, nền tảng sẽ kết nối với 60 tổ chức hoạt động xã hội uy tín trong thời gian tới để mở rộng mạng lưới hỗ trợ người dân. Không chỉ dừng lại trong đợt Covid-19, dự án dự định duy trì lâu hơn, giúp các đơn vị thiện nguyện thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa khác.