Dell Technologies đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến “Resolutions 2023” tại châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ) với sự chủ trì của ông Amit Midha, Chủ tịch, khu vực châu Á – Thái Bình Dương & Nhật Bản và Nhóm giải pháp Thành phố số trên toàn cầu, và ông John Roese, Giám đốc Công nghệ Toàn cầu.

Buổi hội thảo đã thảo luận về những nghị quyết trong năm mới mà các tổ chức nên cam kết thực hiện để tận dụng tối đa các công nghệ mới nổi trong 2023. Hội thảo cũng nhấn mạnh việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để định hình tương lai của xã hội tại khu vực APJ.

Ông Amit Midha cho biết: “Năm 2022 đã chứng minh rằng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Nhất là đối với các ngành đang chuyển dịch và sử dụng các kiến trúc đa đám mây thật sự trong năm 2022, chúng tôi cam kết giải quyết những nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, cũng như những mục tiêu mở rộng chuyển đổi số của họ.”

Quản lý chi phí điện toán đám mây trong dài hạn và quyết định bản chất của kiến trúc vùng biên đa đám mây giữa những ưu tiên hàng đầu của CIO trong năm 2023

Ông Roese đã giới thiệu những công nghệ mới nhất và những nơi mà các CIO (Giám đốc Công nghệ thông tin) có thể ứng dụng công nghệ này trong năm mới sắp tới. Ông nhấn mạnh các doanh nghiệp hiện nay không thể chi quá ngân sách bởi sự phân tán các tính năng IT trên điện toán đám mây chưa hiệu quả, do đó, họ muốn hiểu rõ hơn các chi phí phải đầu tư trong dài hạn.

Ông Roese chia sẻ: “Việc ứng dụng giải pháp điện toán đa đám mây vô cùng cần thiết đối với các công ty hiện đại vì nó mang đến cho họ khả năng kiểm tra hoàn toàn dữ liệu và ứng dụng, cũng như di trú chúng đến bất kỳ đâu họ muốn. Cách tiếp cận này cũng giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu sự phức tạp của đám mây.”

Ông Roese cũng chỉ rằng tầm quan trọng của việc hỗ trợ khách hàng và đối tác để quyết định kiến trúc vùng biên đa đám mây trong dài hạn. “Trong năm 2023, thế giới thực sẽ cần nhiều dữ liệu và khả năng xử lý của chúng tôi hơn. Vùng biên đám mây giờ đây ở khắp mọi nơi và tiềm năng của điện toán vùng biên là vô tận.

Nếu các doanh nghiệp không đưa ra quyết định về nhu cầu kiến trúc điện toán vùng biên trong tương lai, họ có khả năng sẽ triển khai đa vùng biên,” ông Roese chia sẻ thêm.

“Chúng ta cần phải có góc nhìn chiến lược khi là người chịu trách nhiệm về kiến trúc của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải đánh giá các mô hình hiện tại và xác định kiến trúc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và điều phối dữ liệu và ứng dụng trên khắp các đám mây một cách tốt nhất mà không tăng thêm sự phức tạp, cũng như chi phí ẩn.”

Hỗ trợ khách hàng và đối tác để điều chỉnh chiến lược an ninh mạng trên khắp trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và vùng biên

Ông Roese nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mặt phẳng điều khiển (control plane) Zero Trust của doanh nghiệp để có thể quản lý danh tính, chính sách và rủi ro một cách nhất quán trong cả tập đoàn. Trong một thế giới đa đám mây phân tán và kết nối, Zero Trust sẽ trở thành nền tảng cần thiết cho bảo mật dữ liệu và sự tin tưởng.

Ông Midha lưu ý rằng khi quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế toàn cầu tăng tốc, số lượng các đợt tấn công bề mặt tiềm tàng sẽ tăng lên. Theo số liệu từ Chỉ số Bảo vệ Dữ liệu Toàn cầu 2022 của Dell Technologies, 74% người tham gia khảo sát tại khu vực APJ (không bao gồm Trung Quốc) đang quan ngại về việc họ sẽ gặp phải một sự kiện đột phá trong 12 tháng tới.

“Chúng tôi đang làm việc với các khách hàng và đối tác để hỗ trợ họ đơn giản hóa quá trình chuyển đổi bảo mật, trang bị cho họ chiến lược đúng đắn để bảo mật dữ liệu tốt hơn, dù chúng nằm ở đâu,” ông Midha nói.

Xác định những rủi ro của mật mã hậu lượng tử cho các doanh nghiệp và thiết lập các bộ kỹ năng ban đầu để tận dụng lợi thế của điện toán lượng tử

“Điện toán lượng tử đang dần trở thành hiện thực. Trong một vài năm tới, chúng ta sẽ truy xuất được các hệ thống lượng tử đủ lớn để gây ra những rủi ro đáng kể cho những dữ liệu bảo mật trên khắp các mạng lưới công cộng. Tuy nhiên, các tổ chức hiện nay cũng đã có các công cụ để mã hóa dữ liệu hậu lượng tử,” Ông Roese nhận định.

Các doanh nghiệp trước hết cần lập danh mục tất cả các tài sản mã hóa và xác định các rủi ro họ đối mặt. Sau đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào giả lập lượng tử và tạo điều kiện cho đội ngũ dữ liệu khoa học và AI (trí tuệ nhân tạo) tìm hiểu các ngôn ngữ mới và khả năng của lượng tử để sẵn sàng đương đầu với những thử thách liên quan.

Công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò mấu chốt để thúc đẩy tương lai của xã hội tại APJ

“Công nghệ vẫn đi đầu trong quá trình chuyển đổi số, thống nhất kỹ thuật số và thúc đẩy sự tiến bộ của loài người. Dự kiến, APJ sẽ tiếp tục tăng trưởng bất chấp sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, đồng thời, dân số tại đây cũng sẽ gia tăng. Chúng ta cần mở rộng suy nghĩ của mình về công nghệ để tận dụng chúng tốt hơn. Nhờ vậy, chúng ta có thể định hướng và định hình tương lai của xã hội,” ông Midha chia sẻ. 

“Các giải pháp kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy sự tiến bộ của con người, bao gồm cả việc tăng tốc thúc đẩy sự phát triển của các thành phố bền vững trong tương lai,” ông Midha nói tiếp. Thông qua công nghệ như bản sao kỹ thuật số, các thành phố có thể hướng tới những mục tiêu phát triển bền bững và khí hậu bằng cách mô hình hóa và hiểu nhiều hơn về mô hình tiêu thụ năng lượng và khí thải.

Cuối cùng, ông Midha cho rằng công nghệ ẩn chứa tiềm năng thúc đẩy sự thịnh vượng và bình đẳng kinh tế. Ông cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng việc tạo ra một xã hội kỹ thuật số và kết nối dành cho tất cả mọi người, dựa trên công nghệ kỹ thuật số thống nhất, chứ không phải chia rẽ.

Điều này đòi hỏi tích hợp kỹ thuật số và trao quyền cho thế hệ tiếp theo khám phá và phát triển doanh nghiệp của họ trở thành nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trên thị trường và lực lượng lao động.

Ông Midha kết luận: “Với lợi thế cạnh tranh bền vững và chiến lược khác biệt tập trung vào việc thúc đẩy sự tiến bộ của con người của chúng tôi, tôi mong chờ những gì năm 2023 sẽ mang lại. Tôi tin rằng khu vực APJ sẽ tiếp tục phát triển và chuyển mình khi chúng ta khai thác các công nghệ kỹ thuật số để xây dựng tương lai của xã hội và thúc đẩy sự thống nhất kỹ thuật số.”

Công ty Cổ phần VNG khai trương trung tâm dữ liệu mới ở khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TP HCM), đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc cung cấp hạ tầng cấp III trung lập cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

VNG
VNG Data Center mới tại KCX Tân Thuận, quận 7, TP HCM

Trung tâm dữ liệu mới và đạt chuẩn quốc tế của VNG – VNG Data Center, có quy mô 7.800 m2 và diện tích sàn sử dụng lên đến 12.400 m2. VNG Data Center đáp ứng cơ sở hạ tầng có tính sẵn sàng tốt nhất cho tất cả các nền tảng dịch vụ kỹ thuật số, lưu trữ dữ liệu an toàn và các giải pháp điện toán đám mây đặc thù, đồng thời bổ sung cho các dịch vụ điện toán đám mây hiện có cho khách hàng tại Việt Nam.

Việc tiếp tục đầu tư cung cấp cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu cho thấy cam kết của VNG trong việc ngày càng phát triển năng lực dịch vụ kỹ thuật số và giải pháp cho lĩnh vực công nghệ thông tin. Với thiết kế hạ tầng theo tiêu chuẩn Uptime Tier III cùng các công nghệ tối ưu hiệu suất và tính khả dụng cao, trung tâm dữ liệu này sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp các giải pháp hạ tầng mạnh mẽ và bảo mật cho cả khách hàng của VNG lẫn nhu cầu từ nội bộ công ty.

trung tâm dữ liệu
Bên trong VNG Data Center

Chia sẻ tại buổi lễ khánh thành VNG Data Center, ông Gary McKinnon, Giám đốc cấp cao tại VNG cho biết: “Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tìm cách thích ứng và đổi mới trên nền tảng dữ liệu, việc lưu trữ dữ liệu an toàn, có khả năng mở rộng là điều cần thiết. VNG Data Center sẽ tiếp tục phát triển dựa trên các dịch vụ hiện hữu, đồng thời đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng trong và ngoài nước về lưu trữ dữ liệu thông suốt, bảo mật và đáng tin cậy”.

VNG Data Center không chỉ cho phép các doanh nghiệp quản lý hệ thống công nghệ thông tin mà còn hỗ trợ, đáp ứng cho các cơ hội kinh doanh mới. Bước đầu, VNG Data Center sẽ cung cấp 410 tủ rack (tủ lắp đặt servers), sau đó sẽ mở rộng lên đến 1.600 tủ rack để đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng được kỳ vọng là mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

trung tâm dữ liệu
VNG Data Center có khả năng đáp ứng 1.600 tủ rack

Ngoài ra, VNG cũng công bố chứng chỉ Uptime Tier III cho trung tâm dữ liệu cả về thiết kế (TCDD) và thiết bị lắp đặt (TCCF), cấp bởi Uptime Institute – hệ thống đánh giá trung tâm dữ liệu uy tín nhất thế giới. Hiện nay, chỉ có ba trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt Uptime Tier III cho cả hai tiêu chuẩn trên.

VNG khẳng định và cam kết đảm bảo tính ổn định và khả năng phục hồi nhanh chóng của hệ thống nhờ đội ngũ vận hành giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản với chứng chỉ quốc tế về vận hành trung tâm dữ liệu. 

Việc ra mắt VNG Data Center còn đảm bảo sự truy cập và lưu trữ linh hoạt, bảo mật và đáng tin cậy, đồng thời tận dụng các giải pháp dữ liệu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế, trong khối tư nhân lẫn khối hành chính – doanh nghiệp công.

Theo Báo cáo Ngôn ngữ của Duolingo vào năm 2022, những người học ngoại ngữ đã quay trở lại với lịch trình và thói quen trước đại dịch và cách họ tiếp cận việc học ngoại ngữ đã có nhiều thay đổi. Nhờ vào ngôn ngữ, người học có thể tìm hiểu về các chủ đề mới như lịch sử, văn hóa đại chúng, hay các sự kiện quốc tế.

Tiếng Anh và tiếng Trung tiếp tục là hai ngôn ngữ phổ biến nhất. Ngôn ngữ phổ biến thứ 3 có sự khác biệt theo độ tuổi

Hai ngôn ngữ hàng đầu được người dùng Duolingo tại Việt Nam học là tiếng Anh và tiếng Trung. Có thể nói, xu hướng học ngôn ngữ của người học tại Việt Nam có tính nhất quán cao. Trong cả hai năm 2021 và 2022, Tiếng Anh đứng vị trị đầu bảng, theo sau là tiếng Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai. 

Về số lượng người học ngoại ngữ, tiếng Việt đứng ở vị trí thứ ba. Điều này cho thấy có nhiều người nước ngoài tới Việt Nam để du lịch hoặc làm việc đã nhận thấy giá trị của việc học tiếng địa phương. 

Trong khi tiếng Anh và tiếng Trung là hai ngôn ngữ phổ biến nhất ở tất cả các nhóm tuổi tại Việt Nam, thì vị trí thứ 3 lại có sự khác biệt và điều này nói lên khá nhiều điểm thú vị về người học tại Việt Nam 

Trong nhóm người học ngoại ngữ ở độ tuổi 13-29, tiếng Hàn là ngôn ngữ phổ biến thứ ba, phản ánh sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trong giới trẻ Việt Nam.

Đối với những người dùng từ 30 tuổi trở lên, điều đáng ngạc nhiên là tiếng Việt lại là ngôn ngữ đứng thứ 3 và thường được học bằng tiếng Anh. Điều này cho thấy nhu cầu học tiếng Việt của du khách, lao động người nước ngoài, và doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới đang sinh sống tại Việt Nam là rất lớn.

Người dùng Việt Nam coi trọng giá trị lâu dài của việc học ngoại ngữ

Với những người mới bắt đầu học ngoại ngữ ở Việt Nam, rèn luyện trí não (29%) được cho là động lực hàng đầu. Con số này cao hơn nhiều so với những ghi nhận ở bất kỳ thị trường lớn nào khác của Duolingo, và Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai với chỉ 17%.

Từ dữ liệu này, có thể kết luận người học ngoại ngữ ở Việt Nam rất quan tâm đến việc cải thiện bản thân và giữ cho trí não luôn nhạy bén.

học ngoại ngữ
Rèn luyện trí não và Phục vụ việc học tập ở trường là hai động lực hàng đầu của người học ngoại ngữ tại Việt Nam

Phục vụ việc học tập ở trường (24%) là lý do phổ biến thứ hai khiến người Việt Nam học ngoại ngữ. Những người trẻ tuổi thường chọn sử dụng các công cụ miễn phí, dễ tiếp cận như Duolingo để bổ sung thêm những gì họ đã và đang học tại trường.

Điều này có thể do nhu cầu học tập trong môi trường quốc tế là khá lớn đối với học sinh sinh viên Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng người Việt tham gia thi Duolingo English Test – DET tăng hơn 100% hàng năm. 

Không chỉ giới hạn ở các thành phố lớn, học sinh Việt Nam ở hơn 125 thành phố trên khắp thế giới đã thi chứng chỉ DET vào năm 2022, và sử dụng kết quả này để đăng ký vào các chương trình học tại gần 30 quốc gia.

Các trường đại học được sinh viên Việt Nam nộp hồ sơ nhiều nhất là Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), Đại học Bang Arizona (Mỹ) và Đại học DePauw (Mỹ). Mỹ là quốc gia được sinh viên Việt Nam quan tâm đi du học nhất.

Động lực phổ biến thứ ba để học một ngôn ngữ mới là gia đình và giá trị di sản (11%). Thông qua đây, người Việt cho thấy họ đánh giá cao sức mạnh của ngôn ngữ trong việc kết nối với những người thân yêu.

Không còn ở trong top đầu về động lực học ngoại ngữ, Du lịch chỉ chiếm 9% lý do trong số những người mới học ngôn ngữ ở Việt Nam. Bất chấp việc nới lỏng các hạn chế di chuyển quốc tế sau hai năm đại dịch, người học Việt Nam vẫn do dự trong việc học ngôn ngữ mới chỉ để đi du lịch. Thay vào đó, họ thích tìm kiếm những lợi ích lâu dài hơn từ việc học ngôn ngữ, ví dụ như cải thiện khả năng nhận thức (cognitive health) và kết nối ở tầng sâu sắc hơn với bạn bè và gia đình trên khắp thế giới. 

“Mục tiêu của mình là hiểu nội dung bằng ngôn ngữ gốc khi xem phim. Mình đã từng dựa vào phụ đề tiếng Việt khi xem phim bằng tiếng Anh, nhưng giờ thì không cần nữa. Và bây giờ mình đang học tiếng Tây Ban Nha.

Mình hy vọng có thể xem những gì mình muốn mà không cần phải đợi bản dịch hoặc có thể đọc các bài báo bằng tiếng Tây Ban Nha để có thêm kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Hơn nữa, tiếng Tây Ban Nha khá thông dụng nên sau này nếu ra nước ngoài, có lẽ mình sẽ hòa nhập tốt hơn ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha”, Nguyên, học sinh cuối cấp ở Cần Thơ, cho biết.

Trong khi “du lịch” được coi là động lực chính của những người học mới trên khắp thế giới, thì người học Duolingo ở Việt Nam lại ít coi “du lịch” là động lực chính trong năm 2022.

Những khám phá thú vị về việc học ngoại ngữ ở Việt Nam

Việt Nam và tiếng Ukraina

Xu hướng ngôn ngữ đáng chú ý nhất toàn cầu trong năm 2022 là số người học tiếng Ukraina tăng đột biến. Ngôn ngữ này đã tăng từ vị trí ngôn ngữ phổ biến thứ 38 vào năm 2021 lên thứ 30 vào năm 2022. Xu hướng này cũng được nhận thấy ở Việt Nam. Số lượng người dùng tại Việt Nam học tiếng Ukraina tăng 653% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến ngôn ngữ này trở thành ngôn ngữ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam vào năm 2022.

Tiếng Ukraina trở thành ngôn ngữ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam vào năm 2022

Người Việt Nam đang học đa dạng các ngôn ngữ 

Người dùng tại Việt Nam thể hiện sự yêu thích đa dạng về ngôn ngữ — đây là quốc gia duy nhất trong số 10 thị trường lớn nhất của Duolingo mà mỗi ngôn ngữ trong 5 ngôn ngữ hàng đầu đến từ một ngữ hệ khác nhau.

Rất nhiều người học tiếng Việt ở Việt Nam

Khóa học phổ biến nhất ở Việt Nam là tiếng Anh sang tiếng Việt, một điều hiếm thấy trên thế giới. Điều này phản ánh đã có một lượng lớn khách du lịch và người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, đặc biệt kể từ khi các hạn chế đi lại được nới lỏng vào đầu năm 2022.

Trên thực tế, cho đến nay, Việt Nam có số người học tiếng Việt nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đứng sau là Hoa Kỳ và Úc.

15 phút mỗi ngày và mùa hè là thời gian người dùng ở Việt Nam dành ra để học ngôn ngữ

Người Việt Nam học nhiều nhất sau bữa tối (9-10 giờ tối) và vào giờ ăn trưa (11 giờ sáng – 12 giờ trưa). Ngoài ra, thời gian học trung bình của họ trên Duolingo là khoảng 15 phút mỗi ngày.

Vào năm 2022, giai đoạn hè (từ giữa tháng 6 đến tháng 8) ghi nhận số lượng người dùng hoạt động hàng ngày cao nhất ở Việt Nam. Duolingo đã có một số hoạt động tại Việt Nam trong thời gian này, bao gồm những chương trình hợp tác đặc biệt với HBO Max cho ra mắt phim “House of the Dragon” (Gia Tộc Rồng) và chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của linh vật “Cú xanh” Duo trong dịp Tết Trung Thu.

Sáng ngày 8/12, MoMo vừa chính thức được vinh danh là Sản phẩm số xuất sắc tại Lễ công bố và trao giải thưởng Make in Viet Nam

Nhờ những đóng góp trong công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam, MoMo đã “ẵm” về 2/4 hạng mục của giải thưởng, bao gồm giải Bạc hạng mục Chính phủ số và Top 10 sản phẩm công nghệ số xuất sắc hạng mục Kinh tế số.

Lễ công bố và vinh danh diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam, trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) với chủ đề “Hệ sinh thái công nghệ số Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”. Diễn đàn VFTE 2022 được chủ trì bởi Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và điều hành bởi Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long.

Trong lần đầu tiên tham dự diễn đàn, đại diện cho fintech Việt, lãnh đạo MoMo đã có phần tham luận với chủ đề Giải pháp số trong hệ sinh thái tài chính Việt Nam. Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: “Chúng tôi thấy rằng việc chuyển đổi số của xã hội không chỉ phát triển ở thượng tầng mà phải “từ dưới đi lên”. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, là các tiểu thương đang sử dụng khoảng 35 triệu lao động. Nếu chúng ta có thể chuyển đổi số được nhóm doanh nghiệp này thì sẽ tác động rất tích cực đến chuyển đổi số toàn bộ nền kinh tế, xã hội”.

Cùng với phiên thảo luận và triễn lãm các sản phẩm công nghệ Việt, Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp đạt giải thưởng Make in Viet Nam là một trong 3 hoạt động chính tại Diễn đàn VFTE 2022. 

Phát biểu tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp công nghệ số quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo và nhấn mạnh: “Theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020 – 2030, Chính phủ đặt mục tiêu 7%/năm, từ 2031 trung bình 6,5%-7%/năm. Công nghệ thông tin được nhìn nhận như một mũi nhọn để có thể đạt được các mục tiêu này. Nền kinh tế số có nhiều dư địa nhưng nhiều thách thức trong đó có nguồn lực, thể chế. Các nước đi đầu ứng dụng chuyển đổi số, với một quốc gia 10 triệu dân, mỗi năm đầu tư hàng trăm tỷ đô la, Việt Nam đầu tư chưa ăn thua gì. Tuy nhiên thị trường 100 triệu dân vẫn mênh mông và bằng chứng là nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang rất quan tâm thị trường Việt Nam. Với các sản phẩm, doanh nghiệp công nghệ trong nước, cần đặt ta bài toán rất cụ thể, làm đến cùng, không để người dùng bận tâm hay nghi ngờ”.

Trong nỗ lực thúc đẩy Chính phủ số, MoMo đã góp phần giải quyết 2 bài toán lớn đó là thúc đẩy thanh toán dịch vụ công trực tuyến và đồng hành cũng nhiều địa phương thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong các sinh hoạt thiết yếu như: điện, nước, học phí, viện phí,…

Từ tháng 12/2019, MoMo  trở thành 1 trong 4 đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn làm kênh thanh toán chính thức tại Cổng Dịch vụ Công quốc gia tại thời điểm Cổng ra mắt.  

  • MoMo đã trở thành kênh thanh toán được lựa chọn nhiều nhất trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trong 8 tháng năm 2022, giao dịch thanh toán bằng MoMo chiếm hơn 33,73% tổng giao dịch thanh toán trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tính đến hiện tại, hơn 90% dịch vụ công cấp độ 3,4 đã có thể thanh toán bằng MoMo như bảo hiểm xã hội, thuế, thu phí phạt, phí và lệ phí của tất cả thủ tục hành chính,…
  • Tháng 8/2022, MoMo là một trong 15 kênh thanh toán lệ phí xét tuyển Đại học Cao đẳng 2022 trực tuyến và trở thành phương thức được lựa chọn nhiều nhất, chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch, chỉ sau 3 tuần mở cổng thanh toán.
  • MoMo phối hợp với nhiều địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa,… triển khai hình thức thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực hành chính công của tỉnh, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân. Đơn cử tại Khánh Hòa, chỉ sau 10 tháng triển khai (từ 1/9/2019 – 30/6/2020), thanh toán dịch vụ hành chính công trực tuyến bằng MoMo chiếm đến 75% tổng số giao dịch trực tuyến của địa phương.
  • Bên cạnh cung cấp phương thức thanh toán dịch vụ điện, nước,… MoMo hiện đã trở thành phương thức thanh toán tại gần 1.600 trường học, Đại học – Cao Đẳng và bệnh viện, phòng khám trên khắp cả nước. 

Trong hoạt động thúc đẩy kinh tế số, MoMo góp phần giải hai bài toán lớn trong nền kinh tế số đó là thúc đẩy chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ (SMEs/MSMEs), đồng thời tăng cường tài chính toàn diện cho người dân Việt thông qua cung cấp các giải pháp tài chính số mà ai cũng có thể tiếp cận.

Các giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp bao gồm giải pháp bán lẻ dành cho tiểu thương, hộ kinh doanh (Merchant Solution), nền tảng MoMo Mini App, Thổ Địa MoMo cung cấp kênh tiếp cận khách hàng mới, thu hút thêm nhiều khách hàng thông qua các công cụ, giải pháp công nghệ xu hướng.

Thông qua kết nối với hơn 70 đối tác tài chính là ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm trong và ngoài nước, MoMo góp phần xóa bỏ rào cản thủ tục, điều kiện, rút ngắn thời gian và gia tăng cơ hội tiếp cận của người dùng tới các dịch vụ tài chính. Từ đó các dịch vụ tài chính có thể “chạm” đến nhiều tầng lớp trong xã hội, bao gồm cả các đối tượng người dùng có thu nhập trung bình thấp, giới trẻ và doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ.

  • Hơn 50.000 đối tác trong và ngoài nước, từ thương hiệu hàng đầu đến các hộ kinh doanh, tiểu thương đã phát triển kinh doanh trên môi trường số một cách nhanh chóng, dễ dàng, tối ưu chi phí thông qua nền tảng MoMo
  • Sau 4 năm ra mắt nhóm dịch vụ Tài chính – Bảo hiểm, MoMo có hơn 10 triệu người dùng sử dụng các dịch vụ bao gồm tín dụng tiêu dùng, đầu tư tích lũy, bảo hiểm,… Với thủ tục đơn giản, nhóm dịch vụ này giải quyết được nhu cầu tài chính cho hàng chục triệu người dân.

MoMo cũng làm thay đổi thói quen thanh toán không tiền mặt của người dân trong mọi sinh hoạt thường nhật. Với hơn 50.000 đối tác, 140.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, hệ sinh thái Siêu ứng dụng MoMo hiện đã đáp ứng gần như mọi nhu cầu thanh toán của người dân từ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, đi chợ, đổ xăng, ăn uống, mua sắm, xem phim, Du lịch – Đi lại, Tài chính – Bảo hiểm, quyên góp,…

Hãng điện thoại Trung Quốc lần đầu tiên vượt Apple để đứng thứ hai toàn cầu về lượng điện thoại thông minh xuất xưởng.

Canalys vừa công bố báo cáo thị trường điện thoại thông minh toàn cầu quý 2. Theo đó, Xiaomi chính thức vươn lên vị trí thứ hai với 17% thị phần và tăng trưởng 83% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua Apple.

Trong quý 4 năm 2020, lượng xuất xưởng toàn cầu của Xiaomi đạt 43,4 triệu chiếc với mức tăng trưởng 31,5% hàngnăm. Trong quý 1 năm 2021, Apple đã vươn lên vị trí thứ 2 với 15% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu, theo sau là Xiaomi với 14% thị phần. Lượng điện thoại thông minh toàn cầu của Xiaomi vào thời điểm đó là 49,4 triệu chiếc với mức tăng trưởng 69,1% hàng năm.

Xiaomi là hãng đầu tiên đưa nhiều công nghệ mới hàng đầu vào thị trường. Như công nghệ chụp ảnh, công ty đã giới thiệu hệ thống chụp ảnh 108 megapixel, cảm biến máy ảnh GN2 và một ống kính đầy đổi mới. 

Về màn hình, hãng đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu công nghệ camera dưới màn hình thế hệ thứ ba. Xiaomi cũng tiên phong trong lĩnh vực sạc pin, lần đầu tiên mang đến công nghệ sạc có dây 200W và sạc không dây 120W. Xiaomi cũng là công ty đi đầu trong lĩnh vực gốm sứ điện thoại di động, dẫn đầu những khám phá và tạo ra xu hướng ngành.

Xiaomi đã đầu tư gần 10 tỷ nhân dân tệ cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2020, năm nay con số này dự kiến sẽ tăng khoảng 30 – 40%. Vào đầu năm 2021, Xiaomi đã công bố đợt tuyển dụng kỹ sư lớn nhất trong lịch sử công ty: 5.000 kỹ sư trong một năm, chiếm 20% tổng số nhân viên. Gần 700 kỹ sư trẻ của Xiaomi đã được cấp 16 triệu cổ phiếu trong tháng 7 vừa qua. 

Theo dữ toàn cầu mới nhất của Canalys, Xiaomi đang mở rộng nhanh chóng ở các thị trường nước ngoài, đạt mức tăng trưởng hơn 300% hàng năm ở thị trường Mỹ Latinh, tăng trưởng hơn 150% hàng năm ở châu Phi và tăng trưởng hơn 50% hàng năm ở Tây Âu. 

Theo kết quả Q1 2021 của Xiaomi, điện thoại thông minh Xiaomi đã thâm nhập hơn 100 thị trường trên toàn thế giới, đứng số 1 về thị phần điện thoại thông minh trên 12 thị trường và xếp thứ 2 ở châu Âu. Xiaomi cũng ở vị trí số 1 ở Ấn Độ trong nhiều năm.

Sao la trở thành loài động vật quý hiếm đầu tiên của Việt Nam được Google số hóa để đưa vào mô hình tìm kiếm thực tế ảo tăng cường.

Nhân ngày Quốc tế Sao la, Google phối hợp cùng WWF-Việt Nam, Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, khởi động chiến dịch “Giữ Lại Dấu Chân Sao La” nhằm bảo tồn loài động vật quý hiếm này thông qua việc nâng cao nhận thức và kêu gọi công chúng hành động. 

Dịp này, Google ra mắt mô hình thực tế tăng cường (AR) 3D của Sao la trên Google Tìm kiếm để người dùng trên khắp thế giới có thể ngắm nhìn cận cảnh con vật này ngay trên các thiết bị điện tử thông minh. Đây là lần đầu tiên Google số hóa một loài động vật hoang dã quý hiếm bậc nhất của Việt Nam dưới hình thức AR 3D.

Sao la sinh sống dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Lào, là một biểu tượng của đa dạng sinh học không những của Việt Nam mà còn cho cả khu vực châu Á. 

Việc phát hiện ra loài này vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang đã làm chấn động cả giới bảo tồn trên toàn thế giới bởi trong vòng 100 năm trước đó, chỉ có năm loài thú lớn được phát hiện. 

Sống sót qua vô vàn mối đe dọa từ thời cổ đại, thế nhưng giờ đây, Sao la đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng với ít hơn vài chục cá thể trong tự nhiên. Việc bảo tồn Sao la đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

Với việc ra mắt chiến dịch cũng như mô hình AR 3D của Sao la, Google và WWF-Việt Nam hy vọng sẽ mang Sao la tới gần công chúng hơn, khiến họ hiểu hơn về mối liên hệ giữa hành vi tiêu dùng và lối sống của mình ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên, tới các loài động vật hoang dã như sao la. Để từ đó, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức có thể tự đưa ra những giải pháp, hành động cụ thể nhằm đảo ngược tiến trình mất mát thiên nhiên, hồi sinh Sao la và các loài khác. 

Sony vừa chính thức giới thiệu mẫu điện thoại đầu bảng mới nhất của hãng là Xperia 1 III, cùng mẫu điện thoại tầm trung Xperia 10 III tới thị trường Việt Nam.

Tại Việt Nam, Xperia 10 III sẽ cho đặt trước từ 12/07/2021, với hai màu đen và xanh dương. Chiếc máy có giá 11,99 triệu đồng, giao hàng bắt đầu từ ngày 09/08/2021. Sản phẩm sẽ được phân phối thông qua hệ thống Sony Center trên toàn quốc và Sony Store Online. 

Chương trình đặt hàng trước của flagship Xperia 1 III vẫn chưa được Sony tiết lộ.

Xperia 10 III – Smartphone 5G tầm trung đầu tiên của Sony

Xperia 10 III có màn hình OLED 6 inch FullHD+. Máy chạy trên bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 690 5G mới có hiệu suất cao và tiết kiệm năng. 

Viên pin 4.500mAh nhiều hơn 25% dung lượng so với thế hệ cũ. Ngoài ra, tính năng sạc thích ứng sẽ giúp tuổi thọ pin kéo dài lên tới 3 năm thay vì chỉ 2 năm như trước.

Màn hình OLED 6 inch theo tỷ lệ 21:9 của Xperia 10 III giúp người dùng trải nghiệm tương tự trên TV với công nghệ HDR và TRILUMINOS di động. Điện thoại có chiều rộng 68mm và trọng lượng 169 gram nên vừa vặn trong lòng bàn tay. Thiết bị có khả năng chống nước chống bụi chuẩn IP65/68 và phủ kính cường lực Corning Gorilla Glass 6.

Camera của Xperia 10 III có 3 ống kính: siêu rộng, tiêu chuẩn và tele, phù hợp nhiều thể loại ảnh, từ phong cảnh rộng lớn đến biểu cảm chân dung. Trong đó, ống kính siêu rộng 16mm mang lại khả năng chụp ảnh bao quát, ống kính tiêu chuẩn 27mm f/1.8 linh hoạt trong nhiều tình huống và các cảnh thiếu sáng. 

Riêng ống kính tele 54mm cho phép người dùng đến gần đối tượng của họ hơn và phù hợp cho việc chụp chân dung. Camera của máy cũng có khả năng quay 4K và tính năng ổn định hình ảnh SteadyShot.

Sony Xperia 1 III – Điện thoại đầu tiên có màn hình 4K 120Hz và camera chuyển đổi tiêu cự

Ngay từ thế hệ trước, các kỹ sư đứng sau dòng máy ảnh Alpha đã tham gia phát triển để đưa những công nghệ của máy ảnh Sony lên dòng điện thoại đầu bảng của hãng. 

Năm nay, Xperia 1 III tích hợp nhiều công nghệ chuyên dụng dành cho các nhiếp ảnh. Trong đó có thể kể tới tính năng lấy nét tự động liên tục nhanh và chính xác trên tất cả các ống kính, tính năng lấy nét tự động theo mắt Eye AF theo thời gian thực đạt 60 khung hình/giây. 

Cùng với đó khả năng theo dõi đối tượng Object Tracking được nâng cấp để “đeo bám” kể cả khi đối tượng tạm thời rời khỏi tầm nhìn, giúp chụp lại các đối tượng chuyển động. 

Xperia 1 III có thể chụp và lưu trữ ở tốc độ 20 ảnh/giây, ngang với hiệu suất của các máy ảnh thể thao chuyên nghiệp như Alpha 9 series. 

Bên cạnh đó, bộ xử lý BIONZ X tích hợp trên Xperia 1 III lần đầu tiên cho phép người dùng chụp trong các tình huống ánh sáng yếu ở chế độ chụp liên tục (Burst Mode) với mức giảm nhiễu và khả năng lấy nét nhanh, một phần nhờ vào các thuật toán dựa trên AI và cảm biến 3D iToF để đo khoảng cách đối tượng.

Xperia 1 III có ống kính tele có thể thay đổi tiêu cự, kết hợp với cảm biến Dual Pixel Diode (Dual PD) cùng khả năng lấy nét tự động nhanh nhờ cảm biến PDAF kép. Khi chuyển đổi qua lại giữa tiêu cự 70mm và 105mm, tiêu điểm lấy nét cũng được điều chỉnh. 

Máy có các tiêu cự 16mm, 24mm, 70mm và 105mm cho nhiều mục đích chụp, như ảnh chân dung, phong cảnh hay động vật. Các ống kính của máy đều được Zeiss hiệu chỉnh quang học, kết hợp với lớp phủ Zeiss T nhằm góp phần tạo ra hình ảnh trong trẻo và gia tăng độ tương phản nhờ việc giảm thiểu phản xạ và quang sai.

Ứng dụng Photography Pro giúp người chụp chủ động điều chỉnh nhiều thông số, bao gồm ISO, tốc độ màn trập, bù trừ EV, hỗ trợ RAW.  Máy cũng có nút chụp thủ công. 

Xperia 1 III tích hợp tính năng ổn định quang học Optical SteadyShot cùng với FlawlessEye, kết hợp tốc độ đọc của cảm biến hình ảnh nhanh hơn để mang lại các cảnh quay video chống rung. 

Camera quay phim chuyển động chậm 4K HDR 120 khung hình/giây có thể quay và phát lại chuyển động chậm đạt mức 5x khi đặt ở 24 khung hình/giây cùng 8 preset màu sẵn. Công nghệ lọc tiếng ồn của gió giúp ghi lại âm thanh rõ ràng, tách bạch khi quay ở ngoài trời.

Màn hình tốc độ làm mới 120Hz cải tiến sẽ cho phép giảm hiện tượng nhòe hình trong các khung cảnh chuyển động nhanh. Trong khi tốc độ lấy mẫu cảm ứng lên tới 240Hz giúp các thao tác trên màn hình cảm ứng gần như không có độ trễ.  

Máy vẫn tích hợp jack tai nghe 3,5mm để người dùng sử dụng tai nghe yêu thích, với độ trễ tối thiểu. 

Máy dùng bộ xử lý Snapdragon 888 5G mới nhất, nâng tầm hiệu suất đáng kể với hiệu suất cao hơn 25% và khả năng xử lý đồ họa mạnh hơn 35% so với thế hệ trước. 

Pin Xperia 1 III dung lượng 4.500mAh cùng công nghệ tối hưu hóa chu kỳ sạc để kéo dài tuổi thọ pin lên đến 3 năm (so với 2 năm ở các mẫu trước). Khi cần, chỉ cần sạc 30 phút là đầy 50% pin, hay sạc không dây và chia sẻ pin với các thiết bị khác thông qua tính năng sạc ngược.

Oppo vừa giới thiệu tai nghe không dây Oppo Enco Buds và smartphone Oppo A54 phiên bản 6GB, thuộc phân khúc phổ thông. 

Tai nghe Enco Buds

Oppo Enco Buds có thời lượng pin 24 giờ, công nghệ kết nối Bluetooth kép 5.2 và chế độ trò chơi. Trong khi đó, A54 6GB nâng cấp RAM 6GB cao hơn so với RAM 4GB trước đó. Oppo Enco Buds

Với riêng tai nghe, người dùng có thể sử dụng liên tục 6 giờ trong một lần sạc. Còn với hộp sạc, thời gian sử dụng sẽ lên 24 giờ. Ngoài ra, người dùng mất 15 phút sạc là có 1 giờ nghe nhạc.

Tai nghe được trang bị chipset Bluetooth 5.2 hỗ trợ kết nối Bluetooth kép qua cả hai tai với độ trễ thấp, giúp giải quyết các vấn đề về giật, lag, nhiễu âm cũng như kết nối kém. Ngoài ra, khả năng tự chuyển đổi giữa hai tai nghe cho phép người dùng sử dụng một hoặc cả hai tai nghe theo ý muốn. 

Khi người dùng chỉ sử dụng một chiếc tai nghe, tai nghe còn lại (nằm trong hộp) sẽ không bị ngắt kết nối, và tự động tiếp tục phát nhạc khi người dùng đeo lên tai. Tai nghe có phạm vi kết nối 10m với điện thoại.

Chế độ trò chơi có khả năng làm giảm 60% độ trễ xuống mức tối ưu, đồng thời cải thiện sự đồng bộ âm thanh – hình ảnh khi người dùng chơi game. Người dùng chỉ cần chạm ba lần vào tai nghe để kích hoạt chế độ này.

Enco Buds được trang bị một cuộn dây động 8mm tích hợp. Đối với tai nghe không dây, kích thước cuộn dây động càng lớn thì chất lượng âm thanh tần số thấp càng tốt, mang đến âm trầm mạnh mẽ và sắc nét hơn.

Tai nghe cũng hỗ trợ mã hóa âm thanh AAC – một giao thức truyền tải âm thanh độ nét cao giúp giữ lại nhiều chi tiết âm thanh, cho ra chất lượng âm thanh tốt hơn.

Sản phẩm được trang bị thuật toán khử ồn dựa trên mô hình DNN, giọng nói của người dùng sẽ được tách chính xác khỏi tiếng ồn xung quanh, như tiếng ồn xe cộ khi thực hiện cuộc gọi. Nó cũng có chỉ số chống nước và chống bụi IP54, có thể ngăn được mồ hôi hay những cơn mưa nhỏ.

Oppo A54 

Chiếc máy có RAM 6GB và bộ nhớ trong 128GB, có thể được mở rộng lên 256GB. Vi xử lý tám nhân Mediatek Helio P35 cho hiệu năng ổn định cũng như hạn chế tình trạng giật, lag.

Viên pin lớn 5.000mAh hỗ trợ sạc nhanh 18W. Một lần sạc, pin có thể sử dụng trong 2 ngày với tần suất trung bình hoặc 19,9 giờ phát video liên tục trên YouTube. Sạc nhanh 18W giúp thiết bị nạp lại năng lượng với 10 phút sạc để đạt 13% pin, 60 phút sạc để đạt 70% pin. 

Màn hình đục lỗ HD+ 6,5 inch với tỷ lệ màn hình trên thân máy 89,2%. Màn hình trên A54 cũng tích hợp các tính năng bảo vệ mắt như đèn nền AI, chế độ Màn hình Sunlight, Màn hình Moonlight giúp điều tiết độ sáng màn hình tuỳ theo từng điều kiện ánh sáng xung quanh, đảm bảo khả năng hiển thị phù hợp và thoải mái cho mắt.

Camera selfie 16MP được tính hợp tính năng Làm đẹp AI và các bộ lọc hình ảnh. Bộ ba camera sau AI bao gồm camera chính 13MP, camera xoá phông 2MP và camera macro 2MP. 

Camera sau có các tính năng như Backlight HDR giúp chủ thể và cảnh rõ ràng cả khi chụp ngược sáng, hiệu ứng Màu rực rỡ,  tính năng Nhận dạng cảnh AI giúp tối ưu hoá ảnh chụp theo từng cảnh vật nhận diện được.

Tai nghe Enco Buds màu trắng có giá 790.000 đồng. Oppo A54 6GB có hai màu xanh và đen, có giá chính thức: 4.990.000 đồng.

Sự kiện đồng tiền ảo Bitcoin đạt đỉnh khoảng 57.000 USD (hơn 1,3 tỉ đồng) vào tháng 2 năm nay khiến đông đảo người dùng Việt lao vào cuộc chơi các loại tiền ảo mới. Tuy nhiên, tiềm năng tài chính trong thời đại tiền ảo này cũng là cơ hội cho tội phạm mạng. 

Giữa tháng 5/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can với nhiều cá nhân để điều tra về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử để chiếm đoạt tài sản. Theo đó, nhóm tội phạm này đã lập bốn sàn giao dịch vàng, tiền ảo, ngoại tệ trái phép là Rforex.com, Yaibroker, Vistaforex, Exswiss và 15 website khác được sao chép giao diện tương tự giống các sàn forex.

Chúng thu hút được 12.000 tài khoản tham gia với số tiền đầu tư 4,3 triệu USD. Thủ đoạn lừa đảo của chúng là quảng cáo sàn có nguồn gốc từ nước ngoài, liên kết với nền tảng giao dịch điện tử hàng đầu thế giới, đặc biệt người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao từ 15 – 30% một tháng.

Bên cạnh sự việc trên, mới đây, hàng trăm nhà đầu tư có đơn tố cáo bị lừa cả nghìn tỷ đồng khi “đổ tiền” vào dự án tiền ảo Robomine (RBM). Dự án nói trên cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư và vụ việc hiện đã được Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công An giao cho Công an Hà Nội xử lý theo thẩm quyền.

Có thể thấy một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lừa đảo tiền ảo tràn lan ở Việt Nam trong thời gian qua là do tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng. Lợi dụng điều đó, những kẻ lừa đảo đã tuyên truyền về các dự án ứng dụng công nghệ Blockchain, đồng thời vẽ ra các sơ đồ tài chính hấp dẫn để kích thích các nhà đầu tư không nghi ngờ. Từ đó, chúng tạo ra các phương pháp gian lận – chẳng hạn như lừa đảo – để khuyến khích đầu tư.

Bà Võ Dương Tú Diễm, Giám đốc khu vực Việt Nam, Lào, Myanmar của Kaspersky, nhận xét: “Việc tiền ảo bùng nổ trên toàn cầu đã khiến đông đảo người dùng Việt mơ ước làm giàu nhanh chóng từ cuộc chơi này. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng có những tội phạm mạng luôn rình rập trực tuyến”.

“Hãy thận trọng khi thấy các email hoặc quảng cáo hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn. Số lượng các dự án lừa đảo được ngụy trang dưới dạng các ứng dụng công nghệ blockchain do tội phạm mạng tạo ra cũng gia tăng. Vì vậy, điều quan trọng là các nhà đầu tư phải hết sức cảnh giác để bảo vệ số tiền quý giá mình kiếm được trên môi trường trực tuyến”, bà Diễm nói thêm.

Theo các chuyên gia bảo mật Kaspersky, người dùng phải tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi quyết định tham gia bất kỳ dự án nào được quảng cáo ứng dụng công nghệ Blockchain. Nhiều dự án lừa đảo hiện nay đang mạo danh ứng dụng Blockchain để giăng bẫy người dùng. Đây chỉ là một chiêu trò lừa đảo bằng kỹ thuật xã hội đơn giản nhưng dễ thu hút người dùng nhờ “đánh” vào lòng tham của họ.

Đặc biệt, ngay cả những dự án có ứng dụng Blockchain cũng không hẳn là an toàn tuyệt đối. Theo Kaspersky, lừa đảo bằng kỹ thuật xã hội, chiêu trò gian lận vẫn xảy ra với các hệ thống bảo mật cao như Blockchain vì những kẻ lừa đảo vẫn có thể lấy được thông tin đăng nhập hoặc thông tin cá nhân của người dùng. Từ đó, tiến hành các hành vi xâm nhập và trục lợi.

Một điều cũng cần được lưu ý, bản thân blockchain là một phương thức dựa trên bảo mật và vẫn có thể chịu nhiều rủi ro khác nhau. Blockchain chứa thông tin nhạy cảm về tài sản và cơ sở hạ tầng của người dùng và doanh nghiệp nên việc cung cấp sự bảo vệ toàn diện là cực kỳ quan trọng.

Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức và cảnh giác, người dùng hãy luôn sử dụng các biện pháp để bảo vệ mình và ví tiền của mình.

(Theo Kaspersky)