Trong khuôn khổ Triển lãm Di động Toàn cầu 2023 (MWC Barcelona 2023), Huawei đã nhận được 4 Giải thưởng Di động Toàn cầu (GLOMO) do Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) trao tặng cho các giải pháp và sản phẩm công nghệ di động đột phá.

4 giải thưởng bao gồm: Nhà máy 5G – ‘Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G’, Huawei RuralLink – ‘Sáng kiến Di động Tốt nhất cho các Thị trường Mới nổi’, Huawei MetaAAU – ‘Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất’, Huawei FDD Beamforming – ‘Công nghệ Di động Đột phá nhất’.

Nhà máy 5G – ‘Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G’  

Với các giải pháp di động tiên tiến do Huawei và China Mobile cung cấp, Midea Group đã thành công xây dựng nhà máy 5G đầu tiên trên thế giới tại thành phố Kinh Châu (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc).

Tại đây, các khâu sản xuất thiết bị gia dụng được kết nối liền mạch hoàn toàn bằng 5G thông qua 15 kịch bản và các thiết bị 5G, giúp đối tác cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư, hướng tới việc sản xuất xanh và an toàn. Nhờ đó, giải pháp nhà máy thông minh 5G đã được trao “Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G”, ghi nhận thành công trong việc ứng dụng rộng rãi công nghệ 5G trong sản xuất thông minh nói chung và nỗ lực phát triển 5G của Huawei nói riêng. 

Tại sự kiện trao giải, ông Eric Bao – Chủ tịch Dòng sản phẩm Hệ thống số trong nhà của Huawei chia sẻ về phương hướng phát triển của việc ứng dụng 5G: “Sắp tới, Huawei sẽ tiếp tục cung cấp các giải pháp mạng lưới sáng tạo trong nhà để đẩy nhanh quá trình số hóa công nghiệp và tạo ra giá trị kinh doanh mới từ 5G”.   

Nhà máy thông minh 5G của Huawei nhận “Giải thưởng Thách thức Công nghiệp 5G”

Huawei RuralLink – ‘Sáng kiến Di động Tốt nhất cho các Thị trường Mới nổi’

Huawei RuralLink là giải pháp sử dụng công nghệ truyền tải vi sóng, chỉ với 4 tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp đủ điện cho toàn bộ trạm phát sóng. Và chỉ triển khai một lần, RuralLink có thể cung cấp vùng phủ sóng với các dịch vụ 2G đến 4G, đồng thời có thể phát triển lên 5G, đảm bảo trải nghiệm lâu dài cho nông thôn với mức tiêu thụ điện tối ưu và chi phí thấp, không cần triển khai thêm các băng thông cơ sở độc lập mà vẫn có thể chia sẻ tài nguyên băng thông cơ sở từ các trạm gốc hiện có.

Bằng việc ứng dụng các công nghệ sáng tạo để giải quyết các vấn đề kết nối tại các vùng sâu vùng xa, Huawei RuralLink đã giành được giải ‘Sáng kiến Di động Tốt nhất cho các Thị trường Mới nổi’, ghi nhận những nỗ lực tìm kiếm, phát triển và đổi mới giải pháp của doanh nghiệp trong việc kết nối của người dùng, đặc biệt tại các khu vực còn hạn chế.

Tại sự kiện, ông Aaron Jiang – Chủ tịch Dòng sản phẩm SingleRAN Không dây của Huawei chia sẻ: “Trong tương lai, Huawei cam kết sẽ tiếp tục đổi mới công nghệ giúp nông thôn tiếp cận quá trình số hóa, mang lại cuộc sống số cho tất cả mọi người và phát triển cân bằng nền kinh tế số toàn cầu.”

Huawei FDD Beamforming – ‘Công nghệ Di động Đột phá nhất’  

Chùm tín hiệu FDD Huawei (Huawei FDD Beamforming) là dòng sản phẩm mang tính cách mạng của Huawei, hỗ trợ cải thiện dung lượng và phạm vi phủ sóng dải tần trung của FDD, cân bằng tốc độ 5G tải lên và tải xuống, giảm tắc nghẽn trên các dải tần thấp, đảm bảo trải nghiệm trên tất cả các băng tần dưới 3 GHz.

Theo đó, tại MWC2023, Huawei tiếp tục nhận giải thưởng ‘Công nghệ Di động Đột phá nhất’ cho Huawei FDD Beamforming sau 01 năm nhận giải thưởng “Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất” dành cho Huawei FDD Gigaband.

Ông Fang Xiang – Phó chủ tịch Dòng sản phẩm không dây của Huawei chia sẻ về những giá trị của Huawei FDD Beamforming: “Dịch vụ 4G và 5G đã phát triển thần tốc, liên tục mở rộng vùng phủ sóng về quy mô lẫn độ sâu. Sản phẩm đã giúp các nhà mạng mở rộng cả dung lượng 4G và 5G, xây dựng mạng xanh chất lượng cao với vùng phủ sóng sâu, rộng, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ đang gia tăng nhanh chóng cho một xã hội thông minh hơn”.

Huawei MetaAAU – ‘Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất’

Huawei MetaAAU là sản phẩm sáng tạo AAU thế hệ thứ ba của Huawei, mở ra hướng đi mới xanh hơn cho Massive MIMO khi lần đầu tiên ứng dụng công nghệ ELAA (giàn ăng-ten cực lớn).

Hiện nay sản phẩm đã được triển khai tại hơn 50 thành phố trên thế giới với hơn 100.000 thiết bị, hỗ trợ cải thiện 40% trải nghiệm người dùng tải lên, giảm 30% mức tiêu thụ năng lượng, và giảm TCO (Tổng chi phí sở hữu công nghệ) cho nhà khai thác. Với những bước đột phá trong hiệu suất mạng và năng lượng, Huawei MetaAAU đã được GLOMO công nhận và trao giải ‘Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất’ năm nay.

Ông Ritchie Peng – Chủ tịch Dòng sản phẩm 5G & LTE TDD của Huawei nhấn mạnh: ” Trong tương lai, Huawei sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong ngành công nghệ để đưa công nghệ ELAA phù hợp với nhiều dải tần và nhiều kịch bản hơn, phát triển các sản phẩm và giải pháp 5G, đồng thời xây dựng mạng hiệu quả và chất lượng cao để các nhà khai thác đón đầu kỷ nguyên 5G mới”.

Sản phẩm Huawei MetaAAU nhận giải ‘Cơ sở Hạ tầng Mạng di động Tốt nhất’

Giải thưởng Di động Toàn cầu (GLOMO) là giải thưởng uy tín nhất trong ngành di động, do Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức, được đánh giá bởi các chuyên gia đầu ngành suốt 27 năm qua. GLOMO công nhận nỗ lực và đóng góp to lớn của các công ty, cá nhân và chính phủ trong việc thúc đẩy đổi mới ngành công nghiệp di động, cũng như luôn tiên phong dẫn đầu trong thế giới siêu thực và siêu kết nối.

Ngày 28/2, Grab Việt Nam và ZaloPay đã phối hợp tổ chức buổi thảo luận “Hợp tác nâng tầm thanh toán không dùng tiền mặt” nhằm chia sẻ sâu hơn về hành trình đồng hành trong thời gian tới.

Trước đó, vào đầu tháng 01/2023, hai thương hiệu đã chính thức công bố hợp tác triển khai phương thức thanh toán mới bằng ZaloPay trên ứng dụng Grab.

Nói về nền tảng của sự hợp tác này, ông Lê Hồng Minh, Nhà sáng lập và CEO VNG nhấn mạnh: “Là những công ty công nghệ, cả Grab và ZaloPay đều liên tục học hỏi và trưởng thành từ những thử nghiệm của chính mình. Việc hợp tác cùng nhau cho phép đẩy mạnh quá trình phát triển của cả Grab và ZaloPay khi có thể học hỏi lẫn nhau. Điều này sẽ giúp cho cả hai nền tảng ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.”

Còn theo ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam, khu vực Đông Nam Á đang có bước phát triển nhanh về thanh toán không tiền mặt bởi các tác nhân quan trọng: đại dịch Covid-19; tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế; và sự phát triển của thương mại điện tử… Trong bức tranh của toàn Đông Nam Á, Việt Nam không hề chậm chân trên hành trình trở thành một quốc gia không tiền mặt.

Báo cáo Hành vi Thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 của VISA cho biết có đến 83% người Việt Nam tham gia khảo sát dự định sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn. Đây chính là cơ hội mà Grab Vietnam và ZaloPay cùng muốn nắm bắt.

Ông Alejandro Osorio – Giám đốc điều hành Grab Việt Nam (trái) và
Ông Lê Hồng Minh – Nhà sáng lập & Tổng giám đốc VNG (phải)

Tại sự kiện, bà Lê Lan Chi, CEO của ZaloPay cũng chia sẻ về những khó khăn khi khuyến khích người dùng chuyển sang hình thức thanh toán mới, đặc biệt là những đối tượng khách hàng ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ hoặc ngần ngại do quy trình đăng ký tài khoản, liên kết ngân hàng rườm rà. Để giải quyết vấn đề này, ZaloPay đã triển khai bước đi chưa từng có tiền lệ trong ngành ví điện tử Việt Nam – tích hợp vào ứng dụng nhắn tin Zalo – nhằm đưa ZaloPay đến với 100 triệu người dùng Zalo.

“Chúng tôi xác định các chương trình khuyến mãi chỉ có giá trị trong việc thu hút và khuyến khích người dùng trải nghiệm; việc giữ chân họ nằm ở chất lượng sản phẩm. Vì thế, chiến lược phát triển lâu dài của ZaloPay chính là tập trung phát triển sản phẩm thật tốt. Đưa ra những giải pháp để giải quyết nỗi lo, nhu cầu của người dùng mới là mục tiêu của ZaloPay” – bà Chi nhấn mạnh.

ZaloPay đã đạt được hơn 11,5 triệu người dùng thanh toán trong năm 2022 với mạng lưới hơn 13.000 đối tác thương mại và 35.000 điểm thanh toán trên cả nước. Việc mở rộng hợp tác với Grab Vietnam sẽ tạo điều kiện để các bên khai phá những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng dịch vụ của mình.

Thông qua sự kiện, cả Grab Việt Nam và ZaloPay đều kỳ vọng sự hợp tác giữa hai hệ sinh thái lớn này sẽ tạo môi trường đa dạng hơn cho cả người dùng lẫn đối tác doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cộng đồng không tiền mặt ngày một lớn hơn.

JBL vừa chính thức ra mắt tại Việt Nam phiên bản loa di động đa năng JBL Wind3S, với nhiều tính năng dành cho những hành trình di chuyển liên tục lẫn thưởng thức âm nhạc trong nhà.

Sản phẩm sở hữu thiết kế hợp lý, đẹp mắt, kết hợp sự năng động vốn có của JBL với sự thuận tiện khi mang theo loa ra phố cũng như tạo ấn tượng khi đặt trên bàn làm việc.

JBL Wind3S

JBL Wind3S dễ dàng kẹp chắc chắn vào các loại ghi-đông, tay lái nhờ chiếc ngàm chuyên dụng, cho bạn dễ dàng nghe nhạc khi đạp xe tập luyện hay lái xe đi phượt.

Ngoài ra, loa còn trang bị thêm chiếc kẹp, giúp gắn vừa vặn với hầu hết mọi chất liệu và kích thước dây đeo túi, ba lô mà không sợ bị tuột, rơi hay xô lệch khỏi vị trí.

Nếu muốn nghe nhạc thư giãn tại nhà, bạn chỉ cần ấn nút play trên thân loa để chuyển từ chế độ “Sport” – ngoài trời sang chế độ “Bass” – trong nhà. Công nghệ JBL’s Signature Sound của Wind3S mang lại chất lượng âm thanh sống động, chân thực. 

Sở hữu thời lượng phát nhạc 5 giờ liên tục, người dùng có thể kết nối bluetooth của loa với điện thoại hay các thiết bị hỗ trợ bluetooth khác để nghe nhạc suốt hành trình di chuyển. Ngoài ra, khả năng kháng nước kháng bụi chuẩn IP67 của JBL Wind 3S còn cho phép bạn thoải mái xông pha mọi nẻo đường, bất chấp mọi thời tiết. 

JBL Wind3S

“Rất nhiều người đi xe máy và xe đạp yêu thích nghe nhạc, nghe đài trong khi di chuyển mà vẫn không muốn bỏ ngoài tai hoàn toàn những âm thanh cuộc sống. Đó là lý do chúng tôi cho ra đời chiếc loa dành riêng cho người dùng xe hai bánh với âm thanh chất lượng cao, thiết kế tiện lợi cho di chuyển” – Jeffrey Jay, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hậu mãi và nhà máy sản xuất của Harman chia sẻ. 

JBL Wind3S được bán chính thức tại các đại lý của JBL trên toàn quốc từ tháng 3/2023 với giá 1.790.000 đồng.

Với bối cảnh đang phát triển này, Tinder triển khai chiến dịch thương hiệu toàn cầu đầu tiên của mình mang tên “It Starts With a Swipe” nhằm kỷ niệm các mốc quan trọng trong chuyện hẹn hò hiện đại và phản ánh phong cách lãng mạn trong trải nghiệm hẹn hò ngày nay.

“Tinder sẽ không khuyên bạn nên hẹn hò với ai hay như thế nào, thay vào đó chúng tôi tiếp sức cho vô vàn những khả năng kết nối. Chúng tôi hoan nghênh tất cả mọi người và mối quan hệ cho dù liên hệ đó kéo dài trong một vài tin nhắn trên ứng dụng, một ngày, một đêm hay cả cuộc đời. Bất kể bạn đang tìm kiếm mối quan hệ như thế nào, chúng đều bắt đầu từ đây. It Starts With a Swipe”, bà Melissa Hobley, Giám đốc tiếp thị toàn cầu của Tinder cho biết.

It Starts With a Swipe

Mối quan hệ không ràng buộc, khái niệm lỗi thời đối với hội độc thân trong năm 2023

Hiện nay, những người người trẻ đang đón nhận những trải nghiệm mới, kết nối mới và khám phá bản thân. Tất cả đều xoay quanh sự rung động, gặp gỡ, hay mối quan hệ hoàn cảnh,..

Vai trò của Tinder nhằm tiếp tục thắp lên trí tưởng tượng cho hội độc thân rằng sẽ thú vị biết bao nếu khi nắm bắt cơ hội với một đối tượng hay điều gì đó mới mẻ.

Khoảng 56% những người độc thân trẻ cho biết, định nghĩa “mối quan hệ không ràng buộc” đã lỗi thời hay mang một ý nghĩa khác biệt đối so với những thế hệ trước.

Dù mang hàm ý nào đi nữa, “mối quan hệ không ràng buộc” chỉ đơn giản là một phần của quá trình hẹn hò, để tìm hiểu về đối phương mà không bị áp lực bởi những ràng buộc, và cũng không phải một điều gì đó đáng xấu hổ hay bí mật. 

Hội độc thân đang định nghĩa lại những tiềm năng hẹn hò qua nhiều cách đa dạng và toàn diện

Tinder tiếp tục mở đường trong hành trình hẹn hò và là ứng dụng với lượt tải xuống nhiều nhất bởi các thành viên ở độ tuổi 18, và phần lớn thành viên Tinder trong độ tuổi từ 18-25.

Các thành viên LGBTQIA+ hiện là nhóm phát triển nhanh nhất trên Tinder. Các thành viên trong độ tuổi từ 18-25 xác định thuộc cộng đồng LGBTQIA+ trên Tinder đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 2 năm qua.

Trên thực tế, 33% khẳng định rằng xu hướng tính dục của họ đang trở nên linh hoạt hơn và 29% cho biết bản dạng giới của họ đã trở nên đa dạng hơn trong 3 năm qua.

It Starts With A SwipeVì một thế hệ có nhiều mong muốn hơn

Cũng theo Tinder, 3 điều nổi bật nhất mà những thanh niên độc thân từ 18-25 tuổi đang tìm kiếm là sự đồng hành, tình bạn hay mối quan hệ hoàn cảnh.

84% số người tham gia khảo sát cho biết họ tràn đầy hy vọng và lạc quan khi nhắc tới việc hẹn hò và các mối quan hệ, đồng thời thể hiện sự cởi mở với những cơ hội kết nối với những người bạn mới.

Yêu bản thân và sống trọn vẹn cũng là một trong những chủ đề ngày càng thu hút quan tâm của các bạn trẻ với 80% thanh niên 18-25 tuổi đồng ý rằng việc chăm sóc bản thân là ưu tiên hàng đầu đối khi hẹn hò và 79% mong muốn đối tượng tương lai cũng như vậy.

It Starts With a Swipe

Thế hệ độc thân mới đã tạo động lực cho Tinder phát động chiến dịch toàn cầu lần đầu tiên mang tên “It Starts With A Swipe.

Không chỉ tôn vinh sự đa dạng về những cơ hội kết nối mà còn về giới tính, khuynh hướng và chủ nghĩa đa văn hóa, tất cả được sản xuất với đội ngũ và dàn diễn viên đa dạng nhằm thể hiện văn hóa hòa nhập và linh hoạt vốn có của Tinder. 

Xiaomi lần đầu tiên giới thiệu một chiếc smartphone ở mức giá gần 30 triệu đồng, nhắm thẳng vào iPhone 14 Series và Samsung S23 Series.

Chiếc smartphone mới của Xiaomi được tích hợp mặt lưng gốm, camera đồng chế tác với Leica. Cùng xem video để biết chiếc máy có gì khi muốn cạnh tranh với các ông lớn như Apple, Samsung nhé.

@nguyenhaidang1981 Xiaomi 13 Pro ống kính Leica 30 củ #xiaomi #13pro #xiaomi13pro ♬ original sound – Hải Đăng

Tại MWC 2023, MediaTek sẽ trình diễn công nghệ mạng không gian 3GPP (Non-Terrestrial Network – NTN) cải tiến, mang đến khả năng liên lạc vệ tinh hai chiều cho smartphone.

Những chiếc smartphone có kết nối vệ tinh của MediaTek cũng đang được ra mắt, và nhiều thiết bị hơn sẽ được ra mắt trong những tháng tới. Ngoài ra, MediaTek cũng chia sẻ thông tin chi tiết về công nghệ 5G New Radio NTN (NR-NTN) thế hệ tiếp theo của hãng dành cho làn sóng các thiết bị hỗ trợ kết nối vệ tinh tiếp theo.

Mạng vệ tinh nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống trong vùng phủ sóng di động, cung cấp kết nối một cách đáng tin cậy để các thiết bị liên lạc được từ vùng sâu vùng xa. Với smartphone hỗ trợ vệ tinh, người dùng có thể giữ liên lạc khi họ đang đi bộ đường dài, lái xe ở những khu vực hẻo lánh, trên thuyền hoặc trong các tình huống khác mà trước đây không có kết nối; điều này không chỉ giúp người dùng yên tâm mà còn cho phép họ có thể yêu cầu trợ giúp trong các tình huống khẩn cấp. 

Hiện nay, cơ hội thị trường tiềm năng nhất cho công nghệ mạng không gian NTN 3GPP chủ yếu vẫn là smartphone, mặc dù nhu cầu kết nối vệ tinh trong các ứng dụng IoT như nông nghiệp, lâm nghiệp và hậu cần cũng ngày càng tăng. Ngành công nghiệp ô tô cũng sẽ là thị trường lớn cho công nghệ truyền thông vệ tinh trong những năm tới.

“Liên lạc vệ tinh hai chiều trên smartphone và các thiết bị khác sẽ mở ra một kỷ nguyên kết nối mới và mở ra những khả năng mới trên nhiều lĩnh vực khác nhau.” JC Hsu – Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bộ phận kinh doanh Wireless Communications của MediaTek cho biết. 

“Các chipset MT6825 độc lập của chúng tôi, dựa trên tiêu chuẩn mở NTN 3GPP, có thể được tích hợp vào bất kỳ điện thoại thông minh flagship nào để mang lại trải nghiệm kết nối vệ tinh liền mạch.”

MediaTek

Trong những năm tới, danh mục truyền thông vệ tinh của MediaTek sẽ hướng đến công nghệ IoT-NTN và NR-NTN dựa trên thông số kỹ thuật 3GPP 5G cho Phiên bản 17 (R17).

IoT-NTN là công nghệ phù hợp cho việc nhắn tin vì được thiết kế cho các kết nối có tốc độ dữ liệu thấp, trong khi công nghệ NR-NTN cho phép tốc độ dữ liệu cao hơn để có thể hỗ trợ các cuộc gọi video và các ứng dụng khác. 

Do các mạng vệ tinh hiện chỉ có thể hỗ trợ IoT-NTN trên quy mô lớn, làn sóng ban đầu của smartphone hỗ trợ vệ tinh và các thiết bị khác trang bị chip MediaTek sẽ được thiết kế cho các dịch vụ nhắn tin vệ tinh hai chiều.

MediaTek hiện đang hợp tác với Bullitt để mang đến các thiết bị thương mại với công nghệ mạng không gian NTN 3GPP, sử dụng chipset MT6825 để kết nối với nền tảng Bullitt Satellite Connect. 

Các thiết bị bao gồm smartphone Motorola Defy 2 và CAT S75; và liên kết vệ tinh Motorola Defy, một phụ kiện Bluetooth cho phép các thiết bị Android và iOS kết nối với nền tảng Bullitt Satellite Connect. Dịch vụ Bullitt Satellite Connect sẽ cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào tin nhắn vệ tinh hai chiều, chia sẻ vị trí và tính năng SOS khẩn cấp ở nhiều nơi hơn trên thế giới.

Chipset hỗ trợ NR-NTN sắp ra mắt của MediaTek sẽ cho phép các thiết bị hỗ trợ các dịch vụ có tốc độ dữ liệu cao hơn như điều hướng và giao tiếp thời gian thực. 

Khi các mạng vệ tinh xây dựng năng lực cho công nghệ NR-NTN trong những năm tới, điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội sử dụng thú vị trong công nghiệp, doanh nghiệp và người dùng mới vì smartphone, thiết bị IoT và các phương tiện giao thông có thể tận dụng kết nối đáng tin cậy ở mọi nơi.

Để giúp các thương hiệu dễ dàng tích hợp công nghệ liên lạc vệ tinh hai chiều vào smartphone và các thiết bị khác, các giải pháp IoT-NTN của MediaTek là các chipset độc lập có thể được thêm vào bất kỳ thiết bị 4G hoặc 5G nào. 

Các chipset này sử dụng tiêu chuẩn mạng không gian NTN 3GPP R17 mở, không giống như các giải pháp cạnh tranh khác là dựa trên các giải pháp độc quyền. Đối với OEM, lợi thế của tiêu chuẩn này là một khi thiết bị đã được chứng nhận IoT-NTN 3GPP R17, thiết bị đó có thể được sử dụng trên bất mạng tuân thủ IoT-NTN nào. 

Ngoài ra, các nhà khai thác mạng di động có thể hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ để cung cấp dịch vụ chuyển vùng hoặc thiết lập mạng vệ tinh của riêng họ có hỗ trợ tiêu chuẩn này.

Ngoài lợi ích của việc hỗ trợ mạng không gian NTN 3GPP R17, chipset IoT-NTN MT6825 của MediaTek còn có một số tính năng khác. MT6825 có thể kết nối với các chòm sao Quỹ đạo Xích đạo địa không đồng bộ (GEO), có thể được chuyển đổi thành mạng tuân thủ NTN 3GPP một cách dễ dàng và hiện có sẵn rộng rãi trên quỹ đạo. 

Để mang lại trải nghiệm liền mạch, MT6825 cho phép các thiết bị tự động nhận tin nhắn từ vệ tinh. Chipset có yêu cầu hệ thống thấp, tiết kiệm năng lượng để cung cấp thời lượng pin dài hơn và có thiết kế tích hợp cao giúp đẩy nhanh thời gian đưa ra thị trường.

Trong nhiều năm qua, MediaTek đã góp phần thúc đẩy đổi mới kết nối vệ tinh, là một trong những nhà đóng góp cho các thông số kỹ thuật mạng không gian NTN 3GPP và hợp tác chặt chẽ với các đơn vị đầu ngành khác để thử nghiệm và phát triển các giải pháp mạng không gian NTN 5G.

MediaTek hiện đang mở gian hàng triển lãm tại sự kiện MWC ở Barcelona, Tây Ban Nha từ ngày 27/2 đến ngày 2/3/2023. Người tham dự sự kiện có thể xem các bản demo của MediaTek bằng cách ghé thăm gian hàng của MediaTek ở Sảnh 3, Gian hàng số 3D10.

Khách hàng ngày càng có nhu cầu được tương tác khi hai chiều khi được mua hàng, cùng với đó là nhiều thách thức của mô hình bán hàng qua livestream. Vì thế, Ninja Van đưa ra những giải pháp tối ưu để người bán hàng tối ưu hiệu quả khi sử dụng mô hình này để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thị trường sôi động, tương tác hai chiều hấp dẫn cả người bán lẫn người mua 

Có thể thấy, bán hàng qua livestream đang tiếp tục là xu hướng đáng chú ý trong thị trường thương mại điện tử. Báo cáo của Decision Lab’s về thương mại điện tử và bán hàng qua livestream ở Việt Nam chỉ ra rằng 72% người tham dự cho biết sự tiện lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng khi tham gia theo dõi các hoạt động bán hàng qua livestream, việc tiếp cận, tìm hiểu và đưa đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng được tiến diễn nhanh chóng.    

Ở Đông Nam Á, khảo sát chỉ ra rằng 1/3 người bán hàng trên các sàn thương mại điện tử áp dụng mô hình bán hàng qua livestream. Họ dành ra gần 6 giờ đồng hồ mỗi tuần để thực hiện các buổi bán hàng.

Các danh mục sản phẩm áp dụng mô hình này có thể kể đến là các danh mục sản phẩm gia dụng, hoặc sử dụng dành cho đời sống hàng ngày như: ngành Thời trang, ngành Làm đẹp & Chăm sóc cá nhân, ngành Thực phẩm & đồ uống, cũng như ngành Gia đình & đời sống.

Nhìn chung ở Đông Nam Á, ba kênh bán hàng qua livestream hàng đầu được ưa chuộng có thể kể đến là Shopee (27.0%), Facebook (25.5%), and TikTok (22.5%).

Trung bình cứ một người bán trên các sàn thương mại điện tử sẽ sử dụng ít nhất 2 kênh bán hàng để tối đa hoá khả năng tiếp cận sản phẩm của nhóm khách hàng mục tiêu. Vì lí do trên mà tỷ suất lợi nhuận của các nền tảng thương mại điện tử trở nên sát sao, khó có thể phân định vị trí đứng đầu. 

Ba “mẹo” từ Ninja Van giúp doanh nghiệp chinh phục bài toán “Bán hàng qua livestream” để đem về lợi nhuận 

1. Sự duyên dáng là chìa khoá

Theo báo cáo về mô hình bán hàng qua livestream (live-selling) tại khu vực Đông Nam Á của Ninja Van, quyết định mua hàng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự gần gũi, hài hước, nội dung dẫn dắt giàu thông tin và chuyên nghiệp của người bán.

Sản phẩm có thể ghi dấu ấn bởi thông tin, thành phần hay chất lượng, nhưng để lọt vào mắt xanh người tiêu dùng và dẫn đến quyết định mua hàng thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự duyên dáng nơi người bán. Những trải nghiệm tích cực sẽ khiến người xem có cảm tình & nhắc nhớ nhiều hơn đến thương hiệu

Bên cạnh đó, theo Lazada Việt Nam, để một buổi bán hàng qua livestream diễn ra hiệu quả, người bán cũng cần chú ý nhiều về hành vi và ngôn ngữ của mình trên sóng trực tuyến để tránh những trải nghiệm tồi tệ cho người xem. Theo những thông tin do Lazada cung cấp, những phiên bán hàng qua livestream sẽ có thể bị cấm nếu có những dấu hiệu vi phạm những quy tắc vận hành của họ.

2. TikTok Shop – kênh tối ưu hoá doanh thu hiệu quả

Gần đây, TikTok Shop – nhánh thương mại điện tử của TikTok, ra đời và tạo dấu ấn lớn vì trải nghiệm thuận tiện cho cả người mua và người bán. Báo cáo từ Ninja Van chỉ ra rằng, chưa đầy một năm kể từ khi ra mắt tại Đông Nam Á, TikTok Shop đã được xếp hạng trong danh sách các kênh Bán hàng qua livestream hàng đầu.

Thuật toán của TikTok Shop không chỉ khiến người dùng yêu thích vì trải nghiệm liền mạch, từ tương tác đến mua hàng, mà còn bổ trợ rất nhiều cho người bán nếu họ cam kết sản xuất nội dung chất lượng và giữ chân người xem. TikTok Shop là xu hướng mới mẻ, được định đoán sẽ tiếp tục phát triển không ngừng trong thời gian tới mà những người bán hàng sẽ phải cân nhắc sử dụng. 

3.  Ứng dụng những giải pháp tối ưu 

Và cuối cùng, để việc bán hàng qua livestream diễn ra hiệu quả, người bán hãy tìm kiếm những giải pháp tối ưu để tích hợp và bổ trợ như hệ thống giúp quản lý đơn hàng, quản lý quan hệ khách hàng và phân tích dự báo buổi bán hàng qua livestream theo thời gian thực tế,…

Trong báo cáo, Ninja Van cũng đề xuất các công cụ giúp người bán hàng tự động hóa một phần quy trình, để tập trung thu hút khách hàng trong các buổi bán hàng qua livestream của mình như Kaibo hoặc SettleCraft.

Có thể nói, mô hình bán hàng qua livestream đang ngày một phát triển, kéo theo nhiều nhu cầu mới của người tiêu dùng. Hiểu được điều này, Ninja Van – một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực vận chuyển khu vực Đông Nam Á cam kết tiếp tục nuôi dưỡng hệ sinh thái dịch vụ và công cụ để đảm bảo trải nghiệm đồng nhất và liền mạch cho người dùng; đồng hành cùng người bán hàng chinh phục dòng chảy thị trường.

Xiaomi chính thức giới thiệu bộ sản phẩm AioT mới nhất bao gồm Xiaomi Buds 4 Pro, Xiaomi Watch S1 Pro, và Truclean W10 Wet Dry Vacuum.

Với những sản phẩm này, Xiaomi hứa hẹn sẽ cách mạng hóa trải nghiệm giải trí thông qua việc thiết lập phương thức tương tác với công nghệ, mang đến trải nghiệm liền mạch và đắm chìm hơn cho người tiêu dùng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Tai nghe in-ear Xiaomi Buds 4 Pro

Sở hữu thiết kế đẹp mắt, mẫu tai nghe nhét tai TWS mới nhất của Xiaomi mang đến trải nghiệm âm thanh có độ trung thực cao và chất âm chi tiết.

Xiaomi Buds 4 Pro tích hợp công nghệ âm thanh LDAC của Sony với tốc độ truyền dữ liệu lên đến 990kbps và độ sâu bit lên tới 32-bit.

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng sở hữu tiêu chuẩn âm thanh không dây chất lượng cao Hi-Res Audio Wireless, mang đến trải nghiệm âm thanh trọn vẹn.

Xiaomi Buds 4 Pro cũng có khả năng khử tiếng ồn với độ sâu lên tới 48dB, cho bạn đắm chìm trong thế giới riêng của mình ngay tại những con phố đông đúc hay các quán cà phê ồn ào mà không lo bị phân tâm bởi tiếng ồn xung quanh.

Xiaomi Buds 4 Pro được tích hợp sẵn tính năng Built-in Dimensional audio cho phép phát hiện chuyển động phía trên đầu người nghe và điều chỉnh âm thanh theo vị trí không gian của tai nghe, nhằm đảm bảo từng thanh âm đều được thiết lập chính xác để tái tạo âm thanh theo cách trung thực.

Xiaomi Buds 4 Pro cho bạn chìm trong thế giới âm thanh vòm, để việc thưởng thức những bộ phim trở nên sống động hơn.

Xiaomi Buds 4 Pro chính thức mở bán với giá 4.690.000 đồng, độc quyền tại CellphoneS.

Sản phẩm này có thời lượng pin nghe nhạc liên tục lên đến 9 giờ, và có thể kéo dài tới 38 giờ nếu sử dụng hộp sạc. Mẫu tai nghe TWS này cũng hỗ trợ sạc không dây.

Xiaomi Buds 4 Pro có phần hộp sạc lấy cảm hứng từ “khoang vũ trụ”, tích hợp nam châm giúp giữ cố định tai nghe khi đặt bên trong, thao tác dễ dàng với một tay.

Phần nút đệm tai do LSR sản xuất đảm bảo sự mềm mại và cố định vị trí trong suốt quá trình sử dụng. Tai nghe có ba kích cỡ lựa chọn, phù hợp với nhiều người dùng.

Tính năng mới “Intelligent Fit Monitoring” cho phép người dùng “đo đạc” để chọn được nút đệm tai vừa vặn, mang lại sự thoải mái trong nhiều giờ nghe nhạc liên tục. Xiaomi Buds 4 Pro có hai màu sắc để lựa chọn bao gồm: Vàng ánh sao và Đen không gian.

Lần đầu tiên người dùng có thể điều chỉnh cài đặt âm thanh thông qua ứng dụng dành riêng cho dòng Xiaomi Earbuds. Ứng dụng này cho phép truy cập vào các tính năng được cá nhân hóa như chế độ chống ồn chủ động ANC, xuyên âm, tính năng Dimensional audio, và tính năng kết nối thiết bị kép, nhờ vậy người dùng có thể tùy chỉnh trải nghiệm nghe nhạc theo sở thích. Ứng dụng đã có sẵn tại Google Play Store.

Xiaomi Watch S1 Pro – thiết bị AIoT mang phong cách cổ điển

Xiaomi Watch S1 Pro là sự kết hợp giữa thiết kế đồng hồ cổ điển và đồng hồ thông minh hiện đại. Được chế tác tỉ mỉ bằng các vật liệu có độ bền và thẩm mỹ cao, chiếc đồng hồ thông minh này sở hữu màn hình AMOLED 1,47” và mặt kính tinh thể sapphire chống trầy xước.

Xiaomi Watch S1 Pro có hai biến thể màu sắc riêng biệt, một phiên bản với thân đồng hồ màu bạc kết hợp cùng dây đeo bằng da màu nâu và một phiên bản với thân đồng hồ màu đen đi cùng dây cao su cao cấp đồng màu.

Cả hai phiên bản đều có thể tùy chỉnh với hơn 100 mặt đồng hồ, phù hợp với các sở thích và phong cách khác nhau của người dùng. Ngoài ra, Xiaomi Watch S1 Pro còn sử dụng loại chốt dây phổ thông, dễ dàng thay thế, đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình sử dụng.

Xiaomi Watch S1 Pro.

Bên cạnh đó, khả năng đồng bộ hóa nâng cao giúp đẩy nhanh tốc độ nhận thông báo trên các thiết bị, đảm bảo trải nghiệm mượt mà và thân thiện.

Xiaomi Watch S1 Pro có thể “ghép đôi” với dòng điện thoại thông minh Xiaomi nhờ tính năng ghép nối nhanh thông qua màn hình pop-up hiện lên ngay trên màn hình điện thoại, giúp việc ghép nối và thiết lập đồng hồ dễ dàng, đơn giản hơn.

Xiaomi Watch S1 Pro có khả năng theo dõi thông tin luyện tập thực tế của hơn 100 hoạt động thể thao. Đối với hoạt động chạy bộ, đồng hồ thông minh này xây dựng 10 chương trình phù hợp với các nhu cầu luyện tập khác nhau, bao gồm chạy/đi bộ cho người mới bắt đầu hay đốt mỡ/các bài tập tăng sức bền, thậm chí là cả những bài tập ngắt quãng đặc biệt để tăng cường sức khỏe tim mạch và hệ hô hấp.

Xiaomi Watch S1 Pro còn cung cấp một loạt dữ liệu tập luyện và các chức năng theo dõi sức khỏe, bao gồm lượng calo đã đốt cháy, cường độ luyện tập, theo dõi giấc ngủ, nhịp tim và chỉ số SpO₂, giúp người dùng theo dõi tiến trình luyện tập hằng ngày và tình trạng sức khỏe của bản thân.

Ngoài thời lượng pin 14 ngày, Xiaomi Watch S1 Pro còn được tích hợp tính năng sạc nhanh: chỉ cần cắm sạc 10 phút là người dùng đã có thêm 2 ngày sử dụng với cường độ thông thường.

Sản phẩm được trang bị loa và thuật toán khử ồn AI, cho phép người dùng đàm thoại với âm thanh rõ ràng khi thực hiện cuộc gọi ngay trên đồng hồ thông qua kết nối Bluetooth. Ngoài ra, Xiaomi Watch S1 Pro còn đi kèm đế sạc không dây, cho phép sạc đầy 100% pin trong 85 phút.

Xiaomi Watch S1 Pro ra mắt với hai màu đen và bạc, được mở bán chính thức với giá 6.990.000 đồng, độc quyền tại CellphoneS.

Nhà sạch với thiết bị AIoT Truclean W10 Wet Dry Vacuum 

Truclean W10 Wet Dry Vacuum có thiết kế không dây, gồm hai phiên bản: Xiaomi Truclean W10 Ultra Wet Dry Vacuum và Xiaomi Truclean W10 Pro Wet Dry Vacuum, với ba chức năng làm sạch chính bao gồm: hút bụi, lau nhà, tự giặt.

Nhờ hệ thống phát hiện bụi bẩn, sản phẩm sở hữu tính năng cho phép điều chỉnh công suất làm sạch tự động dựa vào lượng bụi đo được. Máy có khả năng dọn sạch các vết bẩn dạng chất lỏng hay lông thú cưng.  

Xiaomi cung cấp hai phiên bản khác nhau với nhiều tính năng khác biệt. Với Truclean W10 Ultra Wet Dry Vacuum, Xiaomi trang bị chế độ lau nhiệt độ cao lên đến 75 độ C cho phép người dùng làm sạch các vết bẩn một cách kỹ lưỡng hơn. Sản phẩm cũng tích hợp nhiều tính năng như khả năng tự động làm sạch, tự đổ đầy nước, tự động làm khô trong một trạm sạc thông minh. 

Trong khi đó, Xiaomi Truclean W10 Pro Wet Dry Vacuum phù hơp với người dùng hiện đang sở hữu ngôi nhà có bố cục phức tạp, có nhiều góc khó làm sạch.

thiết bị AIoT
Với con lăn lớn chống kẹt, khả năng điều chỉnh góc 90 độ cùng thiết kế đầu lau tân tiến, sản phẩm có thể làm sạch nhiều góc cạnh và tiếp cận những khu vực khó vệ sinh.

Xiaomi Truclean W10 Pro Wet Dry Vacuum được mở bán chính thức với giá 14.990.000 đồng, độc quyền tại FPT Shop. Xiaomi Truclean W10 Ultra Wet Dry Vacuum được mở bán chính thức với giá 19.990.000 đồng, độc quyền tại CellphoneS.

Huawei giới thiệu nhiều công nghệ cao cấp và các cơ hội thành công mới và những tiến bộ của ngành ICT trong kỷ nguyên 5.5G tại Triển lãm Di động Toàn cầu 2023 (MWC Barcelona 2023)

Bên cạnh đó, Huawei cũng đặt mục tiêu hợp tác sâu rộng với các nhà mạng và đối tác công nghiệp trên khắp thế giới nhằm tiếp tục đẩy mạnh cơ sở hạ tầng ICT, đặt nền móng cho kỷ nguyên 5.5G và khai thác triệt để thành công của 5G để mang lại thành công chung cho tất cả các ngành.

Huawei chia sẻ 05 điểm nhấn đột phá chính của kỷ nguyên 5.5G: trải nghiệm 10 Gbit/s, kịch bản IoT toàn diện, cảm biến và liên lạc tích hợp, mạng lưới xe lái tự động cấp độ 4 (L4) và ngành ICT xanh.

thành công
5 thành phần và đặc điểm chính của kỷ nguyên 5.5G

Công nghệ đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên 5.5G sẽ mang lại cho các nhà mạng hiệu suất tăng gấp 10 lần so với 5G, bao gồm: 

Tốc độ cao gấp 10 lần, là tốc độ cao nhất cho người dùng băng thông rộng tại địa phương sẽ tăng từ 1 Gbit/s lên đến 10 Gbit/s, đảm bảo trải nghiệm tốt hơn trong các dịch vụ nhập vai và tương tác; 

Kết nối nhanh gấp 10 lần với công nghệ IoT thụ động cho phép tăng số lượng thiết bị được kết nối từ 10 tỷ lên 100 tỷ; 

Trải nghiệm ổn định gấp 10 lần, cho độ trễ, độ định vị chính xác và độ tin cậy sẽ được cải thiện gấp 10 lần; 

Hiệu suất năng lượng tối ưu tăng gấp 10 lần: Lượng khí thải CO2 trên mỗi terabyte dữ liệu truyền trên mạng di động sẽ giảm gấp 10 lần; 

Thông minh gấp 10 lần: Mạng lưới xe tự động (ADN) sẽ được nâng cấp từ cấp độ 3 lên cấp độ 4, gia tăng hiệu quả vận hành và bảo trì (O&M) lên gấp 10 lần.

Như vậy, 5.5G có thể giúp các nhà mạng, nhà khai thác mở khóa 5 lĩnh vực kinh doanh và nắm chắc nhiều cơ hội thành công gấp 100 lần.

Lĩnh vực 1: Trải nghiệm các dịch vụ nhập vai và tương tác 

Các ứng dụng 3D, chẳng hạn như mua sắm trực tuyến 3D, trò chơi thực tế ảo 24K VR, video 3D không cần kính,… sẽ trở thành xu hướng thành công chủ đạo trong tương lai. 

Các dịch vụ có trải nghiệm nhập vai vốn đã nhen nhóm xuất hiện trong kỷ nguyên 5G, tuy nhiên, kỷ nguyên 5.5G sẽ bùng nổ các dịch vụ kết hợp trải nghiệm nhập vai và tương tác. 

Với những đột phá liên tục trong công nghệ thiết bị và sự sáng tạo nổi bật về nội dung, số lượng người sử dụng các dịch vụ nhập vai và tương tác trực tuyến trong kỷ nguyên 5.5G dự kiến sẽ vượt 1 tỷ người, tăng gấp 100 lần so với hiện nay.

Lĩnh vực 2: Tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi số các ngành

Khi hiệu quả của các mạng riêng 5G ngày càng được công nhận, phạm vi ứng dụng sẽ mở rộng gấp 10 lần và giá trị của mỗi kết nối trong các ứng dụng chính sẽ còn gia tăng nhiều hơn thế nữa. 

Huawei dự đoán  số lượng mạng riêng 5G được triển khai sẽ tăng từ 10.000 lên 1 triệu vào năm 2030. 

Kết nối cáp quang đang mở rộng từ địa phương và doanh nghiệp, đến các dây chuyền nhà máy và thậm chí cả thiết bị sản xuất.

Lĩnh vực 3: Ứng dụng đám mây bước vào kỷ nguyên mới, mở ra cơ hội cho lĩnh vực kết nối mạng

Các ứng dụng doanh nghiệp dựa trên đám mây và đa đám mây đang trở thành xu hướng mới. 

Các ứng dụng này sẽ cần kết nối theo thời gian thực đáng tin cậy và dễ truy cập, mang lại cơ hội cho các mạng truyền dẫn cho dù chúng nằm giữa các nút đám mây biên, giữa nút đám mây biên và đám mây trung tâm, hay giữa doanh nghiệp và đám mây.

Lĩnh vực 4: Mạng di động bao phủ tất cả các ứng dụng IoT; Công nghệ IoT thụ động kích hoạt 100 tỷ kết nối

Công nghệ IoT thụ động đang mở rộng kết nối di động từ các giải pháp chủ động tốc độ cao sang các giải pháp thụ động tốc độ cực thấp. 

Thẻ IoT thụ động không những có thể truyền dữ liệu mà còn được sử dụng để định vị và gắn trên các cảm biến nhiệt độ. 

Các thẻ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như để tự động kiểm kê các mặt hàng tồn kho, phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, định vị các vật dụng cá nhân. 

Hiện nay, hơn 30 tỷ thẻ IoT thụ động (dựa trên các công nghệ như RFID) được tiêu thụ mỗi năm. Khi nhiều ngành công nghiệp thực hiện chuyển đổi số, số lượng thẻ IoT thụ động được sử dụng hàng năm dự kiến sẽ đạt 100 tỷ thẻ.

Lĩnh vực 5: Từ liên lạc cơ bản đến cảm biến và liên lạc tích hợp, ứng dụng vào các dịch vụ mới

Mạng 5.5G với khả năng cảm biến có thể được sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ giao thông đường bộ và cảm biến trường nhìn tại các thành phố thông minh, giúp cơ sở hạ tầng đô thị hoạt động hiệu quả hơn. 

Chẳng hạn, trong điều kiện thời tiết mưa hoặc sương mù, mạng lưới 5.5G có thể tự động phát hiện sớm chướng ngại vật hoặc những điểm bất thường trên đường, và thông báo cho người lái xe trước 1 km thông qua bản đồ trong ôtô để việc di chuyển an toàn hơn.Tháng 07/2022, Huawei đã công bố tầm nhìn “Đổi mới sáng tạo và Thắp sáng kỷ nguyên 5.5G”. Tại sự kiện MWC năm nay, Huawei tiếp tục cùng với các nhà khai thác và đối tác công nghiệp trên khắp thế giới, khám phá các dịch vụ đổi mới sáng tạo và cơ hội kinh doanh mới trong kỷ nguyên 5.5G đang đến gần.

Vào tháng 01/2023, thời báo Nikkei Asia công bố danh sách 10 doanh nghiệp đáng mong đợi nhất tại châu Á, và VNG là công ty công nghệ Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách trên

Theo Nikkei Asia, sau một năm đầy biến động, các công ty châu Á đã vươn lên mạnh mẽ với tầm nhìn không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, mà còn tạo ảnh hưởng tại thị trường nước ngoài. Trong đó, doanh nghiệp đáng chú ý của giới công nghệ Việt gọi tên VNG.

Được thành lập vào năm 2004 với lĩnh vực kinh doanh khởi điểm là trò chơi điện tử (game), đến nay, VNG đã phát triển hệ sinh thái sản phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu của hàng trăm triệu người dùng Việt: ứng dụng liên lạc Zalo, ví điện tử ZaloPay, dịch vụ đám mây VNG Cloud,… Cuối năm 2022, VNG cũng ra mắt trung tâm dữ liệu Data Center với quy mô tủ rack lớn nhất Việt Nam và đầu tư phát triển nền tảng quản lý đa đám mây (multi-cloud) toàn cầu CloudVerse.

VNG sẵn sàng đứng cùng sân chơi quốc tế, đón nhận vị thế công ty công nghệ toàn cầu bằng sự nghiêm túc và kiên trì

Còn theo Bloomberg, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được đánh giá sẽ là “thánh địa mới” cho startup công nghệ. Số lượng startup tại Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 2020 đến giữa 2022, với 2,6 tỉ USD tương đương 233 thương vụ đầu tư thành công được thực hiện (tính riêng năm 2021). Chính phủ Việt Nam cũng kỳ vọng TP.HCM có thể trở thành viên nam châm thu hút đầu tư, hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế số chiếm 40% GDP cả nước.