Nếu bố mẹ bạn đang xài iPhone, hãy tặng họ những món đồ khác thuộc hệ sinh thái Apple để phát huy hết sức mạnh của hệ sinh thái này.

Tôi đã ở vào độ tuổi có thể làm phụ huynh của những bạn sinh viên năm nhất, do đó xin cam đoan rằng một món quà ý nghĩa các bạn có thể tặng bố mẹ là hãy về nhà và bày tỏ tình yêu thương của bạn với họ. Hoặc gọi điện FaceTime, Zalo với họ vào Ngày của Cha (16/06), Ngày của Mẹ (12/05) cũng là một cách.

Còn nếu bạn có điều kiện thì có thể tặng họ một số món quà theo gợi ý dưới đây. Tôi là một người dùng các sản phẩm Apple nên sẽ giới hạn các gợi ý trong hệ sinh thái này.

Đồng hồ Apple Watch 

Apple Watch ghi nhận các bài tập luyện và cung cấp các chỉ số sức khoẻ quan trọng nên sẽ là công cụ hữu ích để theo dõi tình trạng thể chất lẫn tinh thần của bố mẹ bạn.

Tất cả đồng hồ Apple Watch đều có thể đo nhịp tim và cảnh báo nhịp tim bất thường (quá cao hoặc quá thấp). Nó cũng có thể ghi nhận các thông số cơ bản như: chất lượng giấc ngủ, đếm bước chân, thời gian đứng, năng lượng vận động. Nó cũng ghi nhận các bài tập phổ biến: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, khiêu vũ, cầu lông,…

Các Apple Watch đời mới có thể phát hiện té ngã, gửi tin nhắn khẩn cấp đến số liên hệ lưu sẵn (ví dụ số điện thoại của bạn chẳng hạn), hay tự quay số khẩn cấp. Tính năng này rất hữu ích và đã cứu mạng không ít người trên toàn thế giới.

Bạn có thể hỏi ý bố mẹ để họ chia sẻ các dữ liệu sức khoẻ của họ với bạn thông qua iPhone. Khi đó tình trạng thể chất và tinh thần của bố mẹ sẽ được gửi đến iPhone của bạn.

Để tiết kiệm, bạn có thể mua Apple SE với giá từ 6,39 triệu đồng. Nếu dư dả hơn có thể nhắm đến Apple Watch Series 9, cũng có đủ tính năng của Watch SE nhưng màn hình sáng hơn, đo nhịp tim chính xác hơn.

Còn nếu bố mẹ bạn ở độ tuổi sung sức, đam mê tập luyện sức bền, thì có thể cân nhắc mua Apple Watch Ultra 2, với giá từ 21,99 triệu đồng. Chiếc đồng hồ này có thể trụ được thời lượng pin ít nhất 12 tiếng đồng hồ bật GPS liên tục, và có thể xài trong khoảng 3 ngày mới cần sạc pin. Đồng hồ này chấp hết những địa hình khắc nghiệt vì có vỏ làm từ titan, kính sapphire. Tôi đang có một chiếc Watch Ultra 2 đồng hành trong các chuyến chạy trail, đi bộ đường dài, đạp xe,… và cực kỳ hài lòng với nó.

Tai nghe Airpods, dòng Pro nhé

AirPods Pro là một trong các món đồ công nghệ đáng tiền nhất mà tôi không bao giờ hối tiếc khi bỏ tiền mua. Nó giúp tôi vẫn hoà nhập với môi trường chung quanh nhưng theo cách mà tôi muốn.

Nó giúp tôi gọi điện rảnh tay thoải mái với con gái mỗi khi tôi đi công tác xa (thực ra tôi rời nhà để đi “chữa lành” nhiều hơn!). 

Tôi có thể thưởng thức âm nhạc chất lượng cao (Âm thanh không gian) mỗi khi nghe nhạc trên Apple Music. Những album mới làm lại của Beatles, hay bài Livin’ on a Prayer, hay bài đừng làm nó phức tạp,… đều có thể thưởng thức ở định dạng chất lượng cao, âm thanh sống động giàu chi tiết.

Tuy nhiên thứ đáng tiền trên AirPods Pro, theo tôi, chính là chức năng Âm thanh thích ứng. Nó giúp tôi đeo tai nghe ra quán cà phê, đi nhà sách, đi siêu thị cùng với cả nhà, trò chuyện với mọi người, nhưng âm thanh ồn ào chung quanh được giảm bớt đi, tiếng còi xe hay tiếng ồn ã của loa kẹo kéo được giảm lại, mang lại cho tôi một không gian riêng tư nhưng không tách biệt.

Bạn có thể sắm cho bố mẹ một chiếc AirPods Pro như vậy để ông bà có thể biến mọi nơi đều là nơi yên bình.

AirPods Pro (thế hệ thứ 2) có giá 6,19 triệu đồng (mua TẠI ĐÂY) và AirPods (thế hệ thứ 3) có giá 4,49 triệu đồng (mua TẠI ĐÂY). Bạn có thể khắc tên bố mẹ lên hộp đựng tai nghe để làm món quà thêm thú vị.

iPhone 15

Hẳn bạn đã biết đến tính năng AirDrop nổi tiếng trên các thiết bị Apple? Đúng vậy, khi bố mẹ xài iPhone, họ có thể chụp ảnh thú cưng, cháu nội cháu ngoại, và airdrop nhanh sang cho bạn. Ngược lại, bạn cũng dễ chia sẻ hình ảnh, video trên iPhone của bạn cho họ nhanh chóng.

Bản thân iPhone cũng có thể đo các dữ liệu sức khoẻ, ví dụ các chỉ số đi bộ, để giúp bạn và cả nhà theo dõi sức khoẻ thể chất của ông bà

Bản thân hệ điều hành iOS cũng có những ưu thế nhất định trong việc phòng tránh việc bị cài đặt phần mềm độc hại, có thể giúp phần nào bố mẹ bạn tránh một số nguy cơ lừa đảo đang nở rộ hiện nay.

Dòng iPhone 15 cũng có thể phát hiện té ngã, phát hiện va chạm để gửi cảnh báo và thực hiệc cuộc gọi khẩn cấp.

iPhone 15 và iPhone 15 Plus giá từ 22,99 triệu đồng và 25,99 triệu đồng (mua TẠI ĐÂY). iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max có các màu đen, trắng, xanh dương và titan tự nhiên, có giá từ 28,99 triệu đồng và 34,99 triệu đồng (mua iPhone 15 Pro TẠI ĐÂY).

iPad và Macbook Air

Tôi vẫn làm bạn hàng ngày với chiếc MacBook Air M2 và hoàn toàn hài lòng với chiếc máy này. Nó mỏng, nhẹ, mạnh mẽ đủ để làm việc văn phòng, thậm chí biên tập video trên CapCut, và có thể mang nó đi khắp nơi.

Nếu bố mẹ bạn đang đi làm hay đang vận hành một công việc kinh doanh nào đó, hoặc đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn hoạt động cộng đồng, thì có thể cân nhắc sắm cho họ một chiếc máy tính đáng tin cậy, gọn gàng như MacBook Air.

Một tuỳ chọn khác là iPad (thế hệ 10) hoặc iPad Air. iPad vẫn có thể dùng để thay cho MacBook Air trong kha khá tình huống làm việc. Nếu bố mẹ đã có một máy tính ở nhà, hoặc công việc không đòi hỏi thao tác nhiều với bàn phím hay chuột, thì iPad có thể đáp ứng được.

Ngoài ra, iPad gần giống với một chiếc iPhone màn hình to. Bố mẹ có thể dùng nó để giải trí, sáng tạo và ít bị tật khúc xạ mắt hơn.

MacBook Air M3 có giá từ 27,99 triệu. iPad gen 10 có giá từ 11,49 triệu. iPad Air giá từ 15,59 triệu đồng.

Dây đeo Apple Watch hoặc ốp lưng iPhone

Nếu bạn đang đi học hay mới ra trường và chưa có điều kiện để mua những món nói trên thì không vấn đề gì. Như tôi nói từ đầu bài, sự có mặt của bạn hay giọng nói của bạn đã là món quà ý nghĩa cho bố mẹ rồi.

Nếu có thể, bạn có thể chọn mua một số món có giá cả “nhẹ nhàng” hơn, ví dụ ốp lưng iPhone hoặc dây đeo Apple Watch.

Ốp lưng MagSafe giúp iPhone có thể gắn thêm phụ kiện ở nắp lưng. Quạn trọng hơn, nó có thể sạc không dây với pin dự phòng tương thích mà không cần phải tháo ốp ra.

Như bản thân tôi đã có khá đầy đủ thiết bị cần thiết để dùng hàng ngày và không chờ mong con gái đang học tiểu học của mình tặng quà gì. Nhưng giả sử cô bé đã có việc làm ổn định rồi, thì tôi vẫn sẽ rất vui nếu nhận được một chiếc dây đeo Apple Watch do con gái tặng. Loại dây đeo Apple Watch mà tôi thích là…. e hèm, thôi để con bé tự nghĩ vậy.

Chúc các bạn có một ngày vui bên bố mẹ vào Ngày của Cha, Ngày của Mẹ nhé.

Apple Watch tôi đeo mỗi ngày đang cung cấp những thông tin sức khoẻ rất đáng giá, nhưng tôi vừa phát hiện ra những tính năng cũng tuyệt vời không kém trên iPhone giúp theo dõi sức khoẻ bản thân lẫn cả gia đình.

Khi tôi và vợ cùng đọc được thông tin một cô gái ở Hà Nội tử vong trong căn hộ chung cư suốt gần hai năm trời nhưng không ai phát hiện ra, hai vợ chồng đã bàn về việc này khá lâu. 

Việc một thi thể tồn tại giữa cộng đồng dân cư văn minh như vậy ở Việt Nam gần như chưa có tiền lệ. Song chúng tôi hiểu rằng những việc như vậy sẽ không còn bất thường khi xã hội ngày càng tôn trọng tự do cá nhân nhiều hơn. Người dân thành thị đã dần ý thức được mỗi cá nhân được quyền sống theo cách họ muốn, trong đó có quyền lựa chọn cuộc sống độc thân và hạn chế tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội không cần thiết. 

Sự việc trên gây ra nỗi đau khôn xiết cho gia đình nạn nhân và sự thắc mắc của một bộ phận xã hội, nhất là trong một đất nước nặng về cộng đồng như Việt Nam và châu Á nói chung. Tuy nhiên mặt tích cực của nó là con người ta, cả già lẫn trẻ, đang được nhiều quyền hơn trong việc lựa chọn đời sống cá nhân mà ít lo ngại đến phán xét của cộng đồng. 

Hai vợ chồng tôi nằm trong số ủng hộ tôn trọng tự do cá nhân. Chúng tôi có những hoạt động rất riêng dù chúng tôi đã chọn về sống chung một nhà (mà có thời điểm chúng tôi còn không sống chung một nhà để mỗi người được thoải mái sống cuộc sống độc thân dù đã có gia đình). Dù vậy, chúng tôi chưa từng bao giờ mất kết nối.

Như tôi thi thoảng vẫn hay có những chuyến đi xa hay leo núi kéo dài 1-2 ngày để tránh xa phố xá ồn ào. Dù “ở trong rừng an toàn hơn ở trên mạng”, nhưng tôi vẫn trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất cho chuyến đi mạo hiểm. Trong số đó, một điều không thể thiếu là báo cho gia đình biết chính xác thời gian, địa điểm tôi đi leo núi. Tôi sẽ nhắn cho vợ tôi ngày khởi hành, ngày dự kiến trở về, địa điểm tôi dự định leo núi, để trong trường hợp tệ nhất, gia đình tôi vẫn có thể tìm kiếm sự trợ giúp cho tôi từ bên ngoài.

Sau khi đọc được tin buồn của cô gái xấu số, chúng tôi quyết định nâng cấp mức độ sẻ chia giữa hai chúng tôi lên một mức độ cao hơn, tiến tới tạo sợi dây gắn kết các thành viên khác trong gia đình.

Đầu tiên, tôi và vợ đồng ý cùng nhau chia sẻ các dữ liệu sức khoẻ với nhau thông qua chiếc điện thoại thông minh, để cả hai người đều nắm được những thông tin chính yếu nhất về sức khoẻ của người kia theo thời gian thực. 

Tôi đeo Apple Watch gần như 24/24 nên các thông số sức khoẻ từ đơn giản đến chuyên sâu nhất đều có sẵn. Do đó tôi quyết định chia sẻ một số chỉ số thiết yếu cho vợ của tôi. Tôi không chia sẻ toàn bộ dữ liệu vì vẫn muốn giữ lại chút riêng tư cá nhân, và việc chọn lọc thông tin để chia sẻ sẽ giúp vợ tôi không bị ngộp giữa rừng thông tin không liên quan lắm đến cô ấy. Một số thông tin tôi chọn để chia sẻ gồm có: cảnh báo nhịp tim bất thường, nhịp tim cao, nhịp tim thấp, độ ổn định của bước chân,… Ngược lại, bà xã tôi cũng chia sẻ những thông tin tương tự.

Tôi bắt đầu chia sẻ những thông tin sức khoẻ cơ bản cho vợ mình.

Để bắt đầu chia sẻ dữ liệu sức khoẻ cho vợ, tôi vào ứng dụng Sức khoẻ/Health trên iPhone, sau đó chọn vào tab Chia sẻ/Sharing, rồi chọn chia sẻ với vợ tôi (đã được lưu tên trong danh bạ). Tôi có thể xem lại những dữ liệu đã chia sẻ bằng cách chọn vào Preview. 

Tất nhiên những thông tin sức khoẻ như thế này tôi có thể chia sẻ cho bất kỳ ai có liên quan, bao gồm bố mẹ hay bác sĩ.

90% trẻ em có nguy cơ cận thị, cách nào để con tôi lọt vào nhóm 10% còn lại?

Mới đây tôi đưa iPhone của tôi cho con gái để hai bố con lập danh sách những món cần mua trước khi cùng đi siêu thị. Khi bé sử dụng điện thoại được vài phút, tôi bất chợt bắt gặp ánh mắt như có lỗi của con gái khi bé cầm chiếc iPhone trên tay. Tôi lập tức hỏi xem chuyện gì xảy ra, hoá ra con bé hơi dí sát mặt vào màn hình, và chiếc điện thoại cảnh báo: “iPhone maybe too close”. Chỉ khi con tôi đưa điện thoại ra xa ở một khoảng cách thích hợp thì điện thoại mới trở lại trạng thái sử dụng được.

Tính năng cảnh báo iPhone quá gần mắt người.

Đây là tính năng rất hay, đã cảnh báo tôi rất nhiều lần khi tôi đưa điện thoại quá gần mắt của mình. 

Tính năng Screen Distance trên iPhone sẽ dùng cảm biến để phát hiện mắt của người dùng quá gần với điện thoại để phát ra cảnh báo. Việc giữ cho mắt ở khoảng cách an toàn với điện thoại giúp hạn chế tật khúc xạ này phát triển tệ hơn.

Không chỉ giúp mắt giữ khoảng cách với màn hình điện thoại, tôi xem cảnh báo Screen Distance như một lời nhắc nhở để giữ cho mắt khoẻ hơn. Chẳng hạn, mỗi khi nhận được cảnh báo, tôi có thể dừng sử dụng điện thoại một khoảng thời gian, nếu siêng sẽ đứng dậy vận động một chút hay làm một số động tác thể dục cho mắt (các bạn có thể tìm trên mạng) để mắt được nghỉ ngơi.

Từ sau khi phát hiện ra con gái tôi cũng đôi lúc vô tình sử dụng điện thoại quá gần với mắt, tôi và vợ quyết định đưa chiếc iPhone 13 cho con gái sử dụng ở nhà. Những khi cần học Duolingo hay chơi game, con gái tôi sẽ sử dụng iPhone đã bật sẵn tính năng cảnh báo giữ khoảng cách với màn hình. Khi bé đi học, iPhone sẽ để ở nhà, bé mang theo chiếc điện thoại chỉ có tính năng liên lạc với bố mẹ khi cần thiết.

Theo thống kê, số lượng người mắc tật khúc xạ ngày một gia tăng, nhất là sau đại dịch. Tại Việt Nam, số liệu năm 2022 cho thấy có khoảng 15-40% người bị tật cận thị, tương đương 14-36 triệu người. Đặc biệt, tới năm 2050, 90% trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này. Những con số thống kê này có thể như lời cảnh tỉnh để chúng ta quan tâm đến sức khoẻ thị lực của con cái hơn, một trong những cách phổ biến là  giữ khoảng cách tối ưu giữa mắt với màn hình hoặc khi đọc sách.

Chúng tôi tìm ra cách để theo dõi sức khoẻ bố mẹ từ xa

Sau một số điều chỉnh trong gia đình nhỏ của mình, tôi bắt đầu lên kế hoạch để theo dõi sức khoẻ cho bố mẹ hai bên. Chúng tôi sẽ tận dụng tính năng chia sẻ thông tin về sức khoẻ giữa điện thoại của ông bà với điện thoại của chúng tôi. Bên cạnh những chỉ số như tôi và vợ đã chia sẻ với nhau, chúng tôi sẽ cần thêm thông tin liên quan đến sức khoẻ vận động của ông bà.

Nhiều chỉ số hữu ích liên quan đến thăng bằng cơ thể.

Hoá ra có một số tính năng được “giấu” trong iPhone mà tôi chưa từng khám phá ra. Những con số này sẽ giúp người dùng nắm được sơ bộ tình trạng sức khoẻ vận động của họ. Và tôi có thể theo dõi các chỉ số này để biết xu hướng sức khoẻ của bố mẹ hai bên.

Trong mục Mobility, iPhone cung cấp khá nhiều chỉ số có ích. Trong đó có các chỉ số về hiệu suất đi bộ, gồm có tốc độ đi bộ, độ dài bước chân, thời gian hai chân chạm đất và đi bộ không đối xứng. Ngoài ra còn có các thông tin đánh giá về khoảng cách bước chân khi lên xuống cầu thang,… Các con số này có thể được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của một người, theo dõi quá trình phục hồi sau khi bị chấn thương và phẫu thuật hoặc theo dõi sự thay đổi do tình trạng lão hóa. 

Chẳng hạn phép đo về đi bộ không đối xứng cho phép theo dõi tình trạng chấn thương, sự thoái hoá thần kinh do lão hoá hoặc khi bị bệnh. Con số này thể hiện phần trăm thời gian mà một chân đi nhanh hơn hoặc chậm hơn chân kia. Người khoẻ mạnh thì hai chân bước đi đều nhau, mức độ chênh lệch giữa hai chân không đáng kể. Tuy nhiên nếu một chân bị chậm hơn chân còn lại, thể hiện qua chỉ số phần trăm cao lên, tức là cơ thể có các dấu hiệu cần được theo dõi. Có thể một chân bị đau nên chân còn lại được dùng nhiều hơn. Giả sử tình trạng đau chân được cải thiện, con số về phép đi bộ không đối xứng sẽ giảm dần.

Chỉ số đi bộ không đối xứng trên ứng dụng Health của iPhone.

Tương tự là các chỉ số về tốc độ đi bộ, chiều dài sải chân, thời gian hai chân chạm đất cũng liên quan đến sức khoẻ. Chẳng hạn một người khoẻ mạnh thì thời gian bước đi của họ chủ yếu trên một chân. Nếu hai chân cùng chạm đất trong một thời gian cao hơn mức trung bình chứng tỏ sức khoẻ cần được xem xét. 

Các con số này đều được thống kê theo ngày, tuần, tháng. Người dùng có thể vào xem bất kỳ lúc nào. Có thể vào ứng dụng Sức khoẻ/Health để nhìn thấy các thông tin mặc định trên màn hình chính, hoặc bấm vào Browse để tìm kiếm. Khi muốn chỉ số nào hiển thị ra màn hình chính thì bấm vào nút có biểu tượng ngôi sao (favorite) kế bên tính năng đó.

Nhấn vào Browse sẽ thấy nhiều thông tin sức khoẻ hơn.

Ứng dụng Health không chỉ có những tính năng nói trong bài này, mà còn báo cáo nhiều chỉ số khác liên quan đến sức khoẻ tinh thần và nhiều ứng dụng của bên thứ ba khác mà bạn có thể tìm hiểu. Tôi cũng sẽ sẵn lòng chia sẻ thêm trong một dịp khác.

Nhìn chung, sau khi tự động hoá quá trình theo dõi sức khoẻ các thành viên trong gia đình, chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn hẳn. Hai vợ chồng có thể tiếp tục tận hưởng một chút đời sống độc thân trong hôn nhân và vẫn theo dõi được những yếu tố quan trọng liên quan đến những người thân yêu của chúng tôi.

Năm ngoái, nhà phân tích Ming-Chi Kuo cho biết iPhone 17 Pro sắp ra mắt vào năm 2025 có thể sử dụng bo mạch chính bằng đồng phủ nhựa (RCC). Hiện Digitimes , trích dẫn các nguồn trong chuỗi cung ứng của mình, tuyên bố rằng ít nhất một Apple Watch thế hệ tiếp theo cũng có thể sử dụng bo mạch chủ bằng vật liệu RCC.

Chất liệu RCC sử dụng một màng mỏng đồng phủ nhựa, giúp thiết kế tổng thể của bo mạch chủ mỏng hơn. Điều này sẽ dành nhiều chỗ hơn cho các bộ phận khác trong đồng hồ, bao gồm cả pin lớn hơn.

Vì Apple Watch X dự kiến ​​sẽ được cải tiến về thiết kế nên chúng ta có thể thấy Apple sử dụng bo mạch chủ RCC cho Watch X. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu nó sẽ ra mắt vào năm 2024 hay 2025.

Chiếc đồng hồ mới của Huawei vừa bị rò rỉ hình ảnh cho thấy có thiết kế “giống hệt” Apple Watch.

Hầu hết mọi người sẽ rất khó để phân biệt cái này với Apple Watch từ xa – và thậm chí ở cự ly gần. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ có thể thấy sự khác biệt về khung kim loại và viền màn hình.

Loạt hình ảnh do tài khoản Roland Quant đăng trên X với bốn màu sắc, kiểu dây đeo khác nhau được cho là của Watch Fit 3. Trong đó, ba kiểu dây silicon gần tương tự Apple Watch và một là dây dạng chốt ngang giống đồng hồ thông thường. Sản phẩm cũng có các lựa chọn như xám đen, hồng và vàng nhạt.

Smartwatch sắp ra mắt của Huawei có màn hình cũng được bo cong bên trong nhưng viền dày hơn so với Apple Watch Series 8 mới. Giao diện các mặt đồng hồ trong ảnh cũng có nhiều nét tương đồng với sản phẩm của “Quả táo”.

Ngoài kiểu dáng bo tròn, kính cong phía trên, chi tiết khiến Watch Fỉt 3 càng khó phân biệt với Apple Watch là vị trí hai nút cứng. Trong đó, nút xoay bên trên giống Digital Crown và nút bấm chức năng đặt ngay dưới. Tất cả đều được làm cùng tông màu với thân vỏ máy.

Một vụ vi phạm bằng sáng chế đang khiến Apple đột ngột ngừng bán hai mẫu Apple Watch gần đây nhất của mình là Series 9 và Ultra 2. Trang web của hãng này đã đóng băng doanh số bán hàng kể từ ngày 21 tháng 12 và chúng sẽ biến mất khỏi các kệ Apple Store thực tế sau ngày 24 tháng 12.

Động thái này nhằm đáp lại lệnh cấm nhập khẩu do Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ban hành, đưa ra phán quyết vào tháng 10 rằng  Apple đã vi phạm bằng sáng chế về công nghệ đo nồng độ oxy trong mạch do Masimo, một nhà sản xuất thiết bị y tế, sản xuất.

Điều này có nghĩa là Apple không còn có thể nhập khẩu và bán các mẫu Apple Watch mới nhất của mình ở Mỹ – ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Công ty đang cố gắng đưa ra giải pháp để tránh lệnh cấm, nhưng có thể phải mất một thời gian cho đến khi tranh chấp được giải quyết hoàn toàn.

Lệnh cấm Apple Watch đang cản trở việc sửa chữa nhiều mẫu máy

apple watch

Apple không chỉ tạm dừng bán hàng trực tuyến Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra Series 2 (tiếp theo là bán hàng tại cửa hàng), mà sự rạn nứt bằng sáng chế đang diễn ra của công ty với nhà sản xuất thiết bị y tế Masimo còn có một hiệu ứng gợn sóng khác: Khách hàng hiện không thể sửa chữa phần cứng cho một số mẫu Apple Watch khi hết bảo hành. Theo Mark Gurman của Bloomberg cho rằng Apple đã thông báo cho nhân viên dịch vụ khách hàng rằng việc sửa chữa phần cứng ngoài bảo hành và thay thế toàn bộ thiết bị cho Apple Watch Series 6 trở đi (ngoại trừ SE) sẽ không có sẵn trong thời hạn cấm do Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ áp đặt.

Nếu bạn sở hữu một trong những mẫu có trong lệnh cấm thiết bị của bạn không còn bảo hành thì bạn nên hết sức cẩn thận với đồng hồ thông minh của Apple kể từ bây giờ. Các sản phẩm đang được bảo hành (hoặc chương trình AppleCare Plus mở rộng) không bị ảnh hưởng và khách hàng sẽ được thông báo khi được phép thay thế phần cứng.

Điều này mang lại cho Apple một lý do quan trọng khác để giải quyết tranh chấp bằng sáng chế với Masimo. Apple Watch Series 9 và Ultra 2 hiện không có sẵn trên cửa hàng trực tuyến của Apple trong đợt mua sắm cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, mặc dù cả hai mẫu vẫn có thể được mua tại các cửa hàng thực tế của Apple, nơi sẽ bán thiết bị sau ngày 24 tháng 12. Các nhà bán lẻ bên thứ ba có thể tiếp tục bán nhưng nguồn cung có thể sẽ giảm do Apple bị cấm nhập khẩu thêm thiết bị Apple Watch cho đến khi giải quyết được tranh chấp bằng sáng chế.

Tranh chấp bằng sáng chế xoay quanh cảm biến SpO2 được tích hợp trong Apple Watch Series 6, 7, 8, 9, Ultra và Ultra 2. Apple được cho là đang nghiên cứu một bản cập nhật phần mềm có thể tránh vi phạm thêm bằng sáng chế của Masimo. Nhà sản xuất thiết bị tin rằng vấn đề về cơ bản liên quan đến phần cứng và sẽ yêu cầu những thay đổi sâu sắc hơn.

Theo TheVerge

Apple Watch sẽ khôi phục một tính năng phổ biến đã bị loại bỏ khi ra mắt watchOS 10  vào tháng 9: khả năng thay đổi mặt đồng hồ chỉ bằng một cú vuốt.

Tính năng này là một phần của watchOS 10.2, có thể sẽ được phát hành vào tháng tới. Thật khó để biết lý do tại sao Apple chọn loại bỏ tính năng vuốt, đặc biệt là khi họ thay thế nó bằng một phương pháp rườm rà hơn.

Thay vì vuốt đơn giản, hiện tại bạn phải nhấn và giữ màn hình Apple Watch rồi chọn mặt đồng hồ khác bằng cách vuốt hoặc xoay vương miện kỹ thuật số. Chắc chắn, việc này không tốn nhiều công sức nhưng chỉ đơn giản là cách thực hiện lâu hơn.

Một số người dùng lên mạng bày tỏ sự thất vọng khi sự thay đổi trở nên rõ ràng, một người nói : “Sau khi cập nhật, cách duy nhất để truy cập mặt đồng hồ lân cận là nhấn và giữ… và sau đó tôi có thể di chuyển sang mặt đồng hồ lân cận. Nếu đó là cố ý thì thật tệ. Tôi sử dụng bốn mặt đồng hồ cho các mục đích khác nhau và liên tục vuốt giữa chúng. Điều này sẽ khiến việc sử dụng đồng hồ của tôi trở nên rất tốn công sức.”

Phải nói rằng phương pháp hiện nay có một số ưu điểm. Ví dụ: ngoài khả năng vuốt sang một trong các mặt đồng hồ của bạn, bạn còn có cơ hội tùy chỉnh chúng trên thiết bị thông qua nút chỉnh sửa hoặc thậm chí chọn những mặt đồng hồ hoàn toàn mới thay vì thực hiện thông qua iPhone. Ngoài ra còn có một nút cho phép bạn chia sẻ các thiết kế tùy chỉnh đáng yêu của mình với người khác.

Nhưng đối với những người thích sự đơn giản của thao tác vuốt nhanh để thay đổi mặt Apple Watch, watchOS 10.2 sẽ giúp bạn giải quyết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ở dạng hiện tại, tính năng này không phải là cài đặt mặc định. Trừ khi Apple thay đổi điều này, bạn sẽ cần vào Cài đặt và Đồng hồ để chọn phương thức vuốt. Dù điều gì xảy ra, có vẻ như Apple sẽ cung cấp cả phương pháp hiện tại và phương pháp cũ để thay đổi mặt đồng hồ. Bạn chỉ cần quyết định cái nào bạn thích.

Theo DigitalTrends

Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động của Apple cho biết tennis và pickleball là những môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Các nhà nghiên cứu thuộc chương trình Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động của Apple chia sẻ những thông tin mới về môn thể thao đang phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay: pickleball. Các nhà nghiên cứu đã dựa trên dữ liệu để so sánh giữa môn thể thao mới nổi này với môn tennis lâu đời, cũng như sức ảnh hưởng của môn này lên sức khỏe tổng thể.

Dựa trên một trong số những bộ dữ liệu lớn nhất về môn pickleball được thu thập bằng Apple Watch, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy xu hướng trong dữ liệu tập luyện của môn pickleball và tennis, trong đó nổi bật là lợi ích tiềm năng về sức khỏe của cả hai hoạt động này.

Người tham gia nghiên cứu là người chơi môn pickleball và tennis trong một khoảng thời gian dài, với nhịp tim cao nhất trung bình rơi vào khoảng 70% nhịp tim tối đa dự tính trong những bài tập được ghi lại. Các bài tập pickleball thường kéo dài hơn tennis một chút, trong khi đó, các bài tập tennis trung bình dành nhiều thời gian hơn ở vùng nhịp tim cường độ cao hơn và có nhịp tim cao nhất trung bình cao hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy độ phổ biến của các bài tập pickleball tăng dần một cách ổn định, với số lượng bài tập pickleball lần đầu tiên nhiều hơn bài tập tennis. Utah là tiểu bang có số lượng bài tập pickleball trên đầu người được ghi lại nhiều nhất trong nghiên cứu. Nghiên cứu cũng cho thấy cả hai môn pickleball và tennis đều được lứa tuổi trưởng thành ưa chuộng, và phổ biến với nam giới hơn nữ giới. 

Việc quan sát hành vi của người chơi, kết hợp với dữ liệu hoạt động và cảm biến từ Apple Watch, rất hữu ích để nâng cao hiểu biết của các nhà nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và vận động qua thời gian.

“Chương trình Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động của Apple mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội để theo dõi những thay đổi trong hành vi của người tham gia và ảnh hưởng của những thay đổi này đến sức khỏe,” Calum MacRae, M.D., Ph.D., bác sĩ tim mạch, Giáo sư Y khoa tại Trường Y Harvard, kiêm nhà nghiên cứu chính trong chương trình Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động Của Apple tại Bệnh Viện Brigham and Women cho biết. “Khi theo dõi sự phát triển của môn pickleball bằng dữ liệu Apple Watch, chúng tôi khám phá ra các xu hướng mới nổi và ảnh hưởng của hoạt động này đến nhiều chỉ số sức khỏe khác nhau mà trước đây chưa từng có thể tiếp cận được.”

Chương trình Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động của Apple là một trong ba nghiên cứu công khai mà Apple ra mắt trên ứng dụng Nghiên Cứu, hợp tác với những viện nghiên cứu hàng đầu. Ứng dụng Nghiên Cứu giúp các nhà nghiên cứu mở rộng quy mô và phạm vi nghiên cứu, tìm ra những phát hiện khoa học mới, đồng thời nâng cao khả năng của Apple trong việc tạo ra các tính năng mới dựa trên cơ sở khoa học trong quá trình nghiên cứu.

Hình ảnh người chơi pickleball nhìn vào Apple Watch.
Người dùng Apple Watch có thể theo dõi các buổi tập luyện Pickleball của mình trong ứng dụng Bài Tập.

Vợt phẳng hay vợt lưới: đều là hoạt động thể thao lành mạnh

Sau khi phân tích hơn 250.000 bài tập môn pickleball và tennis được ghi lại trên Apple Watch bằng cách nghiên cứu từ người tham gia, các nhà nghiên cứu cho biết bài tập pickleball có thời lượng trung bình dài hơn tennis – thời lượng tương ứng là 90 phút so với 81 phút – và quan sát thấy thời gian chơi cũng đa dạng hơn. 

Để đánh giá cường độ của từng loại hình tập luyện, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu nhịp tim. Nhịp tim cao nhất trung bình trong các bài tập tennis nhanh hơn chín nhịp mỗi phút, cụ thể là trung bình 152 nhịp mỗi phút so với 143 nhịp mỗi phút khi tập luyện pickleball.

Một phương pháp đánh giá nỗ lực tập luyện khác là vùng nhịp tim. Mặc dù cả hai bộ môn thể thao đều có xu hướng giống nhau về thời gian tập luyện trong mỗi vùng nhịp tim, tuy nhiên về mặt trung bình, các bài tập tennis có nhiều hơn 9% điểm trong vùng nhịp tim cường độ cao hơn so với các bài tập pickleball.

Các bài tập pickleball và tennis thường kéo dài, với nhịp tim cao nhất của người tham gia trung bình rơi vào khoảng 70% nhịp tim tối đa dự tính trong bài tập được ghi lại. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và lão hóa một cách khỏe mạnh.

Ảnh hưởng đối với sức khỏe tinh thần

Ảnh hưởng của thể dục lên sức khỏe tâm thần là một vấn đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu cần cân nhắc. Nghiên cứu này cung cấp cho những người tham gia một bảng khảo sát về sức khỏe tâm thần tùy chọn bao gồm công cụ sàng lọc trầm cảm có tên Bảng Câu Hỏi Sức Khỏe Bệnh Nhân-2 (PHQ-2). 

Trong suốt quá trình nghiên cứu, các kết quả phù hợp với trầm cảm rất hiếm, nhưng đặc biệt điểm PHQ-2 ở những người chơi tennis và pickleball thường xuyên còn thấp hơn. Tỷ lệ kết quả PHQ-2 cho thấy những người chơi pickleball thường xuyên có dấu hiệu trầm cảm thấp hơn 60,1% và những người chơi tennis có kết quả thấp hơn 51,3% so với nhóm người tham gia nói chung, củng cố quan điểm về lợi ích tiềm năng của hoạt động thể chất đối với sức khỏe tinh thần. 

“Nghiên cứu là một thành phần quan trọng trong công tác về sức khỏe của chúng tôi tại Apple, đồng thời việc thấy cơ sở khoa học đứng sau lợi ích về mặt tinh thần và thể chất của các hoạt động như pickleball và tennis ở những người dùng Apple Watch cũng vô cùng quan trọng,” Sumbul Desai, M.D., Phó Chủ tịch mảng Sức khỏe của Apple cho biết. “Không có những hoạt động thể chất là yếu tố dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính khác, tuy nhiên yếu tố này có thể thay đổi được. Bạn nên tìm một hoạt động mình yêu thích và tham gia để tạo nên thói quen mới, cho dù đó là dùng vợt lưới hay vợt phẳng.”

Theo nghiên cứu này, vào tháng 7 năm 2023, số lượng người tham gia chơi môn pickleball trong một tháng lần đầu tiên vượt số lượng người tham gia chơi tennis. Xu hướng luyện tập tennis thay đổi theo mùa, trong khi các bài tập pickleball phát triển tương đối ổn định.

Hình ảnh biểu đồ số người tham gia chơi tennis và pickleball mỗi năm trong chương trình Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động của Apple.
Các nhà nghiên cứu từ chương trình Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động của Apple cũng quan sát thấy độ phổ biến của bài tập pickleball tăng dần một cách ổn định, với số lượng bài tập pickleball lần đầu tiên nhiều hơn bài tập tennis.

“Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các kết quả nghiên cứu về pickleball xuất hiện trong Nghiên Cứu Tim Mạch Và Vận Động của Apple, hợp tác cùng Bệnh Viện Brigham and Women và Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ. Có vô số lợi ích dành cho các cá nhân ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh khi tham gia chơi pickleball, một bộ môn mang đến lối sống năng động, hoà đồng và khỏe mạnh,” Mike Nealy, Giám đốc Điều hành USA Pickleball cho biết. “Với tư cách là cơ quan quản lý quốc gia của bộ môn này tại Hoa Kỳ, việc thấy cơ sở khoa học đằng sau pickleball qua dữ liệu thật từ Apple Watch thật vô cùng ý nghĩa.” Tính tương tác, không rườm rà và tác động tương đối thấp của môn pickleball có thể mang đến một cách thức hữu ích và thú vị cho những ai muốn tăng cường vận động cũng như bổ sung thêm cho các bài tập của mình.”

Nghiên cứu cho thấy cả hai môn thể thao đều phổ biến ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới. Trung bình, những người chơi tham gia ít nhất 10 bài tập pickleball lớn tuổi hơn người chơi tennis – tương ứng là 51 và 45 – đồng thời có tỷ lệ người tham gia là nữ giới cao hơn.

Utah dẫn đầu số lượng người chơi pickleball

Là cái nôi của bộ môn thể thao này, Utah là khu vực nổi bật nhất trong nghiên cứu với tư cách là tiểu bang có nhiều người chơi pickleball nhất, với hơn 1 trong mỗi 16 người tham gia nghiên cứu đều đã từng thử chơi bộ môn này ít nhất một lần.

“Chúng tôi rất vui mừng khi thấy Utah là tiểu bang có nhiều người chơi pickleball nhất tính theo đầu người trong cập nhật nghiên cứu mới nhất từ chương trình Nghiên Cứu Tim Mạch và Vận Động của Apple. Thật tuyệt vời khi thấy nhiều người dân Utah đang nắm bắt cơ hội mà pickleball mang lại để kết hợp hoạt động này vào lối sống hàng ngày của mình, đồng thời nghiên cứu này cũng là lời nhắc nhở rằng việc tập luyện thể dục thể thao ở bất kỳ hình thức nào cũng là một cách thức vô cùng mạnh mẽ giúp cải thiện sức khỏe của chúng ta trong thời gian dài,” Spencer J. Cox, Thống đốc Utah chia sẻ.

Các mẹo Apple Watch dành cho người chơi pickleball

Apple Watch mang đến cho người dùng nhiều cách thức duy trì kết nối, năng động, khỏe mạnh và an toàn:

  • Để theo dõi các buổi tập luyện pickleball trên Apple Watch, hãy truy cập ứng dụng Bài Tập và chọn Thêm Bài Tập, sau đó chọn Pickleball. Để theo dõi cường độ bài tập, người dùng có thể tùy chỉnh các chế độ xem Bài Tập trên Apple Watch để bao gồm Vùng Nhịp Tim. Người dùng có thể xem lại dữ liệu hoạt động của mình trong ứng dụng Thể Dục trên iPhone hoặc dữ liệu sức khỏe trong ứng dụng Sức Khỏe trên iPhone hoặc iPad.
  • Nhờ thao tác chạm hai lần mới sẽ ra mắt vào cuối tháng này trên Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra 2, người dùng có thể trả lời và kết thúc cuộc gọi điện thoại hay trả lời tin nhắn bằng một tay khi đang trên sân, trong khi tay kia vẫn đang cầm vợt.
  • Để luôn tập trung, người dùng có thể tạo chế độ Tập Trung tùy chỉnh mới trên iPhone để chọn thời điểm họ muốn nhận cảnh báo và thông báo trên Apple Watch, đồng thời cho người khác biết khi nào họ đang bận. Trong phần Cài Đặt, hãy chọn Tập Trung, chạm vào nút Thêm, sau đó chọn Tùy Chỉnh để tùy chỉnh các tùy chọn.
  • Nhờ thiết lập Apple Pay trên Apple Watch, người dùng có thể để ví tại nhà và thanh toán ngay từ cổ tay mình.
  • Người dùng có thể để AirTag vào túi pickleball của mình và theo dõi vị trí của túi ngay trên Apple Watch. Truy cập ứng dụng Tìm Vật Dụng và chọn giữa phát âm thanh hay chỉ đường để tìm đồ vật.