Năng lượng sạch đang là xu hướng mới trên thế giới, là một trong những nền tảng quan trọng giúp Việt Nam phát triển bền vững.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024) do Schneider Electric tổ chức, các chuyên gia hãng này bày tỏ lạc quan với tốc độ phát triển của Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của năng lượng sạch đối với phát triển bền vững.

Từ trái qua: ông XingJian Pang, bà Chris Leong, ông Đồng Mai Lâm.

Bà Chris Leong – Phó Chủ tịch Tập đoàn, Phụ trách Marketing Toàn cầu của Schneider Electric, đánh giá Việt Nam đang phát triển rất tốt cơ sở hạ tầng. Mỗi dịp quay lại Việt Nam, bà Chris đều chứng kiến những thay đổi tích cực về đường sá, sân bay, nhà cửa.

Không những vậy, ở lĩnh vực AI và nền kinh tế số, Việt Nam cũng đang tham gia tích cực vào thị trường toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong khu vực nói chung và thế giới nói riêng.

Đặc biệt, Việt Nam cũng có tốc độ phát triển nguồn năng lượng tái tạo rất tốt. Vài năm trước, khái niệm này còn rất mới mẻ tại Việt Nam nhưng hiện nay, các tài liệu cho thấy năng lượng tái tạo đang góp phần khoảng 6% trong tổng năng lượng tiêu thụ, thể hiện tốc độ phát triển rất tích cực.

Cùng với tốc độ phát triển hạ tầng, ông XingJian Pang, Tổng Giám đốc điều hành Schneider Electric khu vực Đông Á, cho rằng Việt Nam cũng cần chú trọng đến phát triển bền vững từ những thứ rất thiết thực như năng lượng sạch, nguồn nước sạch. Cả hai yếu tố năng góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững và nâng cao đời sống người dân.

Mặc dù phát triển bền vững vẫn còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, song ông Đồng Mai Lâm – Tổng Giám đốc Schneider Electric Vietnam & Campuchia – đánh giá xu hướng này đang dần được coi trọng hơn ở thị trường trong nước. Ông Lâm cho hay Schneider Electric từng góp phần trong quá trình xây dựng đường dây 500 kV từ 30 năm trước, và cho biết sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số năng lượng lẫn phát triển bền vững.

Schneider Electric giới thiệu các giải pháp AI, quản lý năng lượng

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Sáng tạo năm 2024 (Innovation Summit Vietnam 2024) hôm 2/8 đánh dấu 30 năm Schneider Electric hiện diện tại Việt Nam, với mục tiêu thúc đẩy quá trình khử các-bon, cách mạng hóa cơ sở hạ tầng AI và chuyển đổi hệ thống quản lý năng lượng.

Hội nghị có sự tham gia của nhiều đại diện cấp cao từ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương, Hiệp hội Các Doanh Nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu. Schneider Electric đã công bố các giải pháp mới về tự động hóa, số hóa và điện hóa, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, số hóa và giảm phát thải các-bon, đồng thời đẩy nhanh cam kết về tính bền vững.

Một trong những giải pháp đáng chú ý là CONNECT, nền tảng trí tuệ công nghiệp hợp nhất toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp, tích hợp phần mềm, ứng dụng và số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Thiết bị đóng cắt MasterPacT MTZ Active cũng được giới thiệu, giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải các-bon. Schneider Electric còn mang đến các giải pháp tiêu biểu trong các ngành công nghiệp và năng lượng như EcoStruxure Machine Expert Twin, giảm chi phí kiểm định và rút ngắn quá trình vận hành thử, Lexium Cobot, robot cộng tác với thiết kế nhỏ gọn và độ chính xác cao, và EcoStruxure Automation Expert, nền tảng tự động hóa mở đạt hiệu quả kỹ thuật và vận hành cao.

Trong lĩnh vực năng lượng, Schneider Electric giới thiệu gói dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật EcoCare, tích hợp trí tuệ nhân tạo để giảm chi phí và thời gian ngừng hoạt động. Hệ thống quản lý vận hành nguồn năng lượng phân tán EcoStruxure DERMS cũng được trình làng, tối ưu hóa kết nối với năng lượng tái tạo và xe điện. Nền tảng bản sao số cho hệ thống điện ETAP Design, cho phép mô phỏng chuỗi năng lượng hoàn chỉnh, cũng là một trong những điểm nhấn của sự kiện.

Schneider Electric còn giới thiệu các giải pháp quản lý năng lượng gia đình như hệ thống sạc xe điện EV Prolink DC, AC và cầu dao chống quá tải Easy9 Slim RCBO, với thiết kế nhỏ gọn và hiệu quả cao.

Schneider Electric phát triển các giải pháp dựa trên năm xu hướng lớn: cân bằng toàn cầu mới, dịch chuyển về sự thịnh vượng, biến đổi khí hậu, số hóa và AI, và chuyển dịch năng lượng. Các giải pháp này nhằm nâng cao khả năng phục hồi, tối ưu hóa quy trình và giảm phát thải CO2 trong chuỗi mắt xích năng lượng. 

 Schneider Electric, tập đoàn toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa, chính thức công bố danh sách 5 đối tác chiến thắng tại Giải thưởng Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững 2023 (Sustainability Impact Awards). Các doanh nghiệp đạt giải nằm trong nhóm đơn vị có thành tựu nổi bật vượt trội trong việc triển khai nghiên cứu, đổi mới về giải pháp, sản phẩm số hóa để điện khí hóa hoạt động, tối ưu nguồn năng lượng tiêu thụ, tăng hiệu suất hoạt động và gia tăng tính tuần hoàn trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành nghề, góp phần đẩy nhanh lộ trình đạt cam kết Net Zero của Việt Nam.

Trải qua hơn 5 tháng khảo sát và đánh giá, Schneider Electric đã lựa chọn các đối tác xuất sắc thắng giải mùa 2 với hai hạng mục, cụ thể:

  • Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững cho Khách hàng (Impact to my Customers): công nhận các đối tác thể hiện khả năng lãnh đạo về phát triển bền vững thông qua việc thúc đẩy khách hàng của mình đạt mục tiêu giảm thải carbon.
  • Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững cho Doanh nghiệp (Impact to my Enterprise): công nhận các khách hàng thể hiện khả năng lãnh đạo về phát triển bền vững khi giảm thải carbon trong vận hành của chính doanh nghiệp.

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chia sẻ: “Điểm khác biệt ở mùa 2 là chúng tôi xem xét góc độ rộng hơn về nỗ lực tạo ra tương lai điện 4.0 của doanh nghiệp thông qua hành động chiến lược hóa, số hóa và phi carbon hóa. Mùa 2 của giải thưởng đã vinh danh 5 đối tác xuất sắc, bao gồm nhà thầu, nhà cung cấp giải pháp, nhà làm tủ bảng điện cùng các EcoXpert, đối tác được Schneider Electric chứng nhận về chuyên môn trong ứng dụng giải pháp EcoStruxure. Đây là các doanh nghiệp đạt được dấu ấn nổi bật trong việc giảm thải carbon không chỉ trong việc vận hành của chính công ty họ mà còn trong vận hành của khách hàng và đối tác của họ. Năm 2024, Schneider Electric sẽ tiếp tục kêu gọi mạnh mẽ hơn tất cả cộng đồng, khách hàng, đối tác, sinh viên… cùng hành động, trở thành GreenHeroes hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam Phát triển Bền vững”.

Danh sách đơn vị chiến thắng Giải thưởng Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững 2023 cụ thể như sau:

Hạng mục 1: Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững cho Khách hàng (Impact to my Customers)

  • Công ty TNHH Năng Lượng Môi Trường Biển Đông (East Sea Energy Environment): Doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hóa sử dụng năng lượng, đồng thời kiểm soát tác động tới môi trường. East Sea Energy Environment đã sử dụng giải pháp Power Monitoring Expert từ Schneider Electric để theo dõi năng lượng sử dụng trong nhà máy khách hàng. Điều này không chỉ giúp quản lý hiệu quả năng lượng mà còn đề xuất kế hoạch giảm thải một cách chi tiết, góp phần quan trọng vào việc xây dựng một môi trường sản xuất bền vững hơn.
  • Công ty TNHH Đạt Vĩnh Tiến: Là doanh nghiệp với uy tín gần 20 năm trong ngành sản xuất tủ điện trung thế và hạ thế, Đạt Vĩnh Tiến đã cùng Schneider Electric tích hợp kiến trúc EcoStruxure trong việc ứng dụng vào các giải pháp quản lý và giám sát năng lượng giúp đánh giá chất lượng điện, tăng khả năng phục hồi và tính liên tục trong vận hành, mang lại giá trị tích cực cho khách hàng và cộng đồng.
  • Công ty Cổ phần OTECH (Otech Joint Stock Company): Doanh nghiệp tập trung vào cải tiến và đổi mới giải pháp đảm bảo sự vận hành ổn định của nguồn điện, đồng thời phát triển hệ thống truyền tải điện an toàn, hợp lí và hiệu quả cho các ngành nghề. Trong đó, có phần mềm EcoStruxure Asset Advisor của Schneider Electric, giúp giám sát, quản lý thiết bị hiệu quả, và có khả năng dự đoán chính xác sự cố lên đến 90%. Đây là bước quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động và bảo dưỡng, đóng góp một phần quan trọng vào việc thúc đẩy và hỗ trợ khách hàng triển khai các giải pháp bền vững

Hạng mục 2: Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững cho doanh nghiệp (Impact to my Enterprise)

  • Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Công nghệ FRA (FRA Technology Development Company Limited): Là nhà tích hợp hệ thống hàng đầu trong ngành, doanh nghiệp đã ứng dụng các giải pháp quản lý năng lượng vào vận hành của chính doanh nghiệp. Điều này nhằm mục tiêu giảm thải cho doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời làm tăng hiệu suất và bền vững trong quá trình sản xuất.
  • Công ty Cổ phần Vietstar Meiden: Không chỉ sử dụng điện mặt trời và các giải pháp quản lý năng lượng trong nhà máy mà còn kết hợp với các kế hoạch giảm thải trong tương lai bằng cách áp dụng các công nghệ điện hóa, số hóa và tự động hóa. Công ty đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với một tương lai xanh sạch và bền vững.

Các doanh nghiệp chiến thắng tại Giải Thưởng Tác Động Tích Cực đến Phát Triển Bền Vững năm 2023 (mùa 2) sẽ nhận được những quyền lợi như sau:

  • Chứng nhận từ Schneider Electric công nhận là doanh nghiệp đầu ngành với những nỗ lực và đóng góp trong việc khử carbon năm 2023
  • Được đề cử trở thành đại diện Việt Nam tranh giải khu vực cho 2 hạng mục của giải thưởng Sustainability Impact Awards Khu vực và Toàn cầu
  • Cơ hội tham gia các chương trình huấn luyện từ Trung tâm Đào tạo về Phát triển Bền vững của Schneider Electric (Sustainability School), được thiết kế để nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững. Điều này không chỉ giúp củng cố sự chuyên môn mà còn tạo ra một sân chơi để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan khác.
  • Cơ hội kết nối với các chuyên gia đầu ngành và lãnh đạo cấp cao từ các đối tác, khách hàng của Schneider Electric tại các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện toàn cầu trong năm 2024.

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia cho biết: “Đây là thời điểm quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu – đó là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Để đẩy nhanh các nỗ lực khử carbon và đạt được các mục tiêu Net Zero, chúng ta phải dựa vào hệ sinh thái hợp tác. Thông qua Giải thưởng Tác Động Tích Cực đến Phát Triển Bền Vững, chúng tôi ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các đối tác tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung trong việc khử carbon. Chúng tôi đánh giá cao cơ hội học hỏi lẫn nhau và chúc mừng những người chiến thắng vì cam kết đặc biệt của họ trong việc tạo ra tác động tích cực. Schneider Electric hy vọng khi chia sẻ câu chuyện từ các đối tác thì đây sẽ là nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp bắt tay vào hành trình khử carbon của mình”.

Giải thưởng Tác động Tích cực đến Phát triển Bền vững (Sustainability Impact Awards) là một trong những hoạt động trọng tâm của chiến dịch #GreenHeroesForLife do Schneider Electric toàn cầu khởi xướng. Đây là chiến dịch được triển khai tới các đối tác, khách hàng và cả nhân viên Schneider Electric nhằm thúc đẩy những cam kết và hành động dưới góc độ cá nhân và doanh nghiệp để giảm thiểu carbon và trở thành GreenHeroes.

Giải thưởng Sustainability Impact Awards lần đầu tiên tổ chức năm 2022 đã vinh dự tôn vinh 14 Green Heroes đồng hành cùng Schneider Electric và gần 100 khách hàng đăng ký trở thành #GreenHeroesForLife.

Schneider Electric – tập đoàn toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa công bố kết quả khảo sát bền vững thường niên “Sustainability Survey 2023”.

Theo kết quả, mặc dù 99% doanh nghiệp Việt Nam đặt ra các mục tiêu về phát triển bền vững, nhưng chưa đến một nửa số doanh nghiệp (47%) đã hoặc đang triển khai các chiến lược toàn diện để hiện thực hóa cam kết.

Khảo sát nhằm xác định khoảng cách giữa khát vọng và hành động hướng tới bền vững của các công ty trong khu vực châu Á, bằng cách so sánh các cam kết đã tuyên bố với khoản đầu tư hoặc hành động hữu hình trong thực tế.

Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chia sẻ: “Chúng ta nhìn thấy sự gia tăng tích cực trong nhận thức và cam kết của doanh nghiệp Việt trong việc thiết lập các mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, khảo sát chỉ ra rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để thu hẹp khoảng cách giữa ý định và hành động. Rất nhiều tổ chức có thể đang theo đuổi tính bền vững, nhưng vẫn thiếu một lộ trình tổng thể, và đang chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, thay vì vạch ra một hành trình bền vững. Các lãnh đạo doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, khi mà xu hướng ESG sẽ đòi hỏi rất nhiều thay đổi”.

Schneider Electric và đối tác Milieu Insight đã khảo sát 4.500 lãnh đạo cấp trung đến cấp cao trong khối doanh nghiệp tư nhân ở 9 quốc gia châu Á. Các công ty được khảo sát có quy mô từ trên 1.000 đến dưới 50, trải rộng trên nhiều ngành nghề, như bất động sản, giao thông vận tải, và công nghệ thông tin. Các quốc gia khác tham gia khảo sát bao gồm: Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan,Malaysia và Việt Nam.

Green Action Gap: Khoảng cách xanh

Schneider Electric đã sáng tạo ra thước đo Green Action Gap, nghĩa là “Khoảng cách Xanh”. Thước đo này dùng để xác định khoảng cách giữa nhận thức và hành động cụ thể để thực hiện mục tiêuphát triển bền vững. Khoảng cách Xanh càng nhỏ, khát vọng về sự bền vững và hành động để đạt được các cam kết sẽ càng gần hơn.

Ở quy mô khu vực, Green Action Gap nằm ở mức 50%, tô đậm sự khác biệt giữa số công ty đã thiết lập mục tiêu bền vững (chiếm 94%) và số công ty đã triển khai kế hoạch bền vững của riêng mình (44%).

Tuy nhiên, khoảng cách này ở Việt Nam đang khá lớn, ở mức 52%, chỉ thấp hơn Hàn Quốc (58%). Khoảng cách nhỏ nhất trong khu vực khảo sát thuộc về Đài Loan (Đông Á) và Singapore (Đông Nam Á), lần lượt ở mức 37% và 38%.

Khoảng cách Xanh (Green Action Gap) trung bình giữa các quốc gia.
Khoảng cách Xanh (Green Action Gap) ở từng thị trường trong khu vực châu Á

Lực kéo và đòn bẩy

Các công ty tin rằng phát triển bền vững sẽ giúp tăng cường tính đổi mới sáng tạo và khả năng cạnh tranh (47%), tạo ra cơ hội kinh doanh mới (42%) và nâng tầm thương hiệu (41%). Quản trị rủi ro và các quy định của nhà nước tạo thành 5 yếu tố hàng đầu để thúc đẩy doanh nghiệp đưa ra quyết định về chiến lược bền vững.

Việc theo đuổi những chiến lược này đòi hỏi phải đầu tư dài hạn, nhưng kết quả mang lại là xứng đáng. Bên cạnh đó, phát triển bền vững đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài (97%) theo nhận định của hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp trong cuộc sát Ngoài ra, “phát triển bền vững” được xem là cánh cửa mở ra cơ hội kinh doanh (98%).

Một con số khá ấn tượng: khoảng 2/3 doanh nghiệp Việt khẳng định họ có đội ngũ tâm huyết để đưa ra các mục tiêu và chiến lược bền vững. Đa số (88%) tin rằng đầu tư của khu vực tư nhân vào chuyển đổi kinh doanh bền vững hiện đã đủ. Tuy nhiên, hơn một nửa cảm thấy rằng sự không chắc chắn hoặc khó khăn về chính sách là trở ngại lớn cho việc đầu tư nhiều hơn. Không ngạc nhiên khi hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam (86%) và trên toàn khu vực (trung bình 82%) tin rằng chính sách thưởng hay ưu đãi sẽ hiệu quả hơn là các hình phạt.

Mục tiêu bền vững ngắn hạn đang chiếm ưu thế

Khảo sát cũng tiết lộ rằng, mặc dù đại đa số các công ty đều có mục tiêu bền vững, nhưng 57% trong số này là các mục tiêu ngắn hạn, kéo dài trong bốn năm tới hoặc ít hơn. Dường như các công ty tự tin hơn trong việc đặt ra các mục tiêu chi tiết cho tương lai gần, nhưng lại gặp khó khăn trong việc biến các kế hoạch tổng thể thành hành động cụ thể.

Ông Đồng Mai Lâm nhấn mạnh: “Khi chúng ta nhận ra nhu cầu cấp thiết về phát triển bền vững, các doanh nghiệp bắt buộc phải chủ động thúc đẩy sự thay đổi, hợp tác với chính phủ, mở rộng liên minh doanh nghiệp và tận dụng các giải pháp đổi mới, không chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp mình, mà còn vì sự thịnh vượng của khu vực và toàn bộ hành tinh”.