Zalopay công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới, đồng thời định hướng trở thành một nền tảng thanh toán hợp tác với nhiều đối tác khác nhau.
Zalopay định hướng trở thành nền tảng thanh toán đa dịch vụ
Bà Lê Lan Chi – Tổng Giám đốc Zalopay – cho biết kể từ cuối năm ngoái, đơn vị này đã đặt ra mục tiêu phát triển Zalopay theo hướng mở rộng thành một nền tảng thanh toán, thoát khỏi mô hình ví điện tử truyền thống.
Với định hướng này, từ tháng 7/2023, thay vì theo đuổi hệ sinh thái đóng với tiêu chuẩn kỹ thuật riêng, Zalopay hợp tác cùng Napas ra mắt sản phẩm Zalopay QR Đa Năng, chấp nhận thanh toán từ mọi ứng dụng ngân hàng và ví điện tử. Zalopay tiếp tục hợp tác với các đối tác lớn để mở thêm nhiều phương thức thanh toán như: ứng dụng ngân hàng, thẻ quốc tế, thẻ ATM, Apple Pay,…
Theo Zalopay, hiện này số lượng người dùng thanh toán qua các hình thức không phải ví như ứng dụng ngân hàng, thẻ quốc tế hay Apple Pay chiếm khoảng 37% tổng lượng người dùng mới hàng tháng.
Thay đổi nhận diện thương hiệu Zalopay
Phiên bản logo Zalopay mới không đóng khung như trước. Thêm vào đó, chữ “P” viết hoa chuyển thành viết thường.
Dịp này Zalopay Priority, một chương trình tích điểm thành viên, cũng chính thức ra mắt. Nói dễ hiểu, Zalo Priority như một chương trình chăm sóc khách hàng sử dụng Zalopay. Bất kỳ giao dịch nào thanh toán từ ứng dụng ngân hàng thông qua Zalopay đều được tích điểm.
Điểm thưởng tích lũy từ các giao dịch này có thể được sử dụng để quy đổi các quà tặng vé xem phim, ăn uống, dịch vụ giải trí,… Sau hơn 2 tháng ra mắt thử nghiệm, Zalopay đã ghi nhận hơn 2 triệu khách hàng đăng ký và trải nghiệm Zalopay Priority.
Hiện nay Zalopay cũng có các sản phẩm tài chính như tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, vay tiêu dùng,…
Cụ thể, người Việt đang dành gần 50% thời gian sử dụng điện thoại cho những ứng dụng như Facebook, TikTok, Zalo.
Đây là kết quả khảo sát được báo cáo trong “Vietnam mobile app popularity 2024” (Mức độ phổ biến của ứng dụng di động Việt Nam 2024) mới đây của Q&Me (một trong những nhà cung cấp dịch vụ nghiên cứu trực tuyến lớn nhất). Trước đó, năm 2023, thời gian sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động của người Việt đã giảm xuống trung bình khoảng 4,1 giờ/ngày, giảm 2,4 giờ so với năm 2022. Tuy nhiên con số này đã tăng 1,4 giờ trong năm nay, lên 5,5 giờ/ngày.
FACEBOOK LÀ MẠNG XÃ HỘI CHIẾM NHIỀU THỜI GIAN SỬ DỤNG NHẤT TRONG NGÀY
Theo báo cáo này, mạng xã hội được người dùng dành nhiều thời gian nhất để sử dụng (47%), khoảng 2,6 giờ/ngày, tăng gấp đôi thời gian sử dụng so với năm ngoái (28%). Vì vậy, thời gian dành cho việc sử dụng các ứng dụng như nhắn tin/gọi điện, chơi game, chụp ảnh/chỉnh sửa,v.v của người Việt trung bình đều đã giảm khoảng 4,4% (giảm khoảng 15 phút sử dụng mỗi ngày).
Năm nền tảng mạng xã hội được người Việt dành nhiều thời gian sử dụng nhất lần lượt là: Facebook (33%), TikTok (18%), Zalo (15%), Messenger (7%), Youtube (6%). Theo đó, chỉ 5 nền tảng này đã chiếm đến 3/4 thời lượng sử dụng ứng dụng di động của người Việt. Tuy nhiên, khi xét trên tiêu chí tần suất mở ứng dụng trong một tuần, 98% những người được hỏi cho biết họ mở Zalo nhiều nhất vì đây cũng là ứng dụng được người Việt sử dụng để giao tiếp hàng ngày.
Trái với dự đoán của nhiều người, TikTok không phải là mạng xã hội được người Việt ưa chuộng nhất trong năm 2024. Tuy nhiên, theo nhận định của Q&Me, mức độ phổ biến của nền tảng này cũng ngày càng cao hơn vào năm 2024 do nhu cầu sử dụng tính năng mua sắm (TikTok shop) của người dùng ngày càng tăng.
CÁC ỨNG DỤNG TÀI CHÍNH THÂM NHẬP THÓI QUEN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI VIỆT
Thông qua khảo sát, Q&Me cho biết 88% số người được hỏi đang thường xuyên sử dụng thanh toán di động hoặc ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Điều này cho thấy mức độ thâm nhập của các ứng dụng tài chính ngày càng tăng trong cuộc sống của người Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong đó, theo Q&Me, tương tự năm ngoái, Techcombank tiếp tục là ngân hàng được người Việt sử dụng nhiều nhất, xếp thứ hai là MB Bank. Bên cạnh đó, Momo cũng tiếp tục là ví điện tử được người Việt ưa chuộng khi giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng ứng dụng tài chính.
Sau đại dịch, thị trường ứng dụng tài chính ngày càng sôi động cả ở phía người dùng và doanh nghiệp, cho thấy thị trường số hoá còn rất tiềm năng khai thác. Dự đoán các công ty fintech sẽ cạnh tranh ngày một gay gắt và điều này có thể đem lại nhiều hơn lợi ích và giá trị hơn cho người dùng.
Trong xếp hạng ứng dụng vận chuyển (bao gồm cả gọi xe và giao đồ ăn), Grab giữ vị trí đầu bảng với tỷ lệ sử dụng là 32% số, xếp ngay sau đó là tân binh Xanh SM với 12%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của Xanh SM như thời điểm hiện tại, ứng dụng này được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ lập lại trật tự thị phần gọi xe công nghệ tại thị trường Việt Nam.
Về hạng mục phát video trực tuyến, YouTube hiện giữ vị trí số 1 với 78% người tham gia khảo sát sử dụng mỗi ngày với thời gian sử dụng trung bình khoảng 20 phút/ngày. Youtube đã vượt qua hàng loạt các đối thủ như Netflix, VieON, FPT Play,…
Ngoài ra, với hạng mục trò chơi, Liên Quân Mobile liên tiếp 3 năm dẫn đầu hạng mục game trong báo cáo về mức độ phổ biến các ứng dụng tại thị trường Việt Nam của Q&Me. Theo báo cáo này, Liên Quân Mobile chiếm 0,6% thời gian người Việt sử dụng các ứng dụng di động mỗi ngày.